Bộ chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương 2023


(CHG) Học viện Khoa học Công nghệ và Đổi mới sáng tạo (Bộ Khoa học và Công nghệ) đang xây dựng và triển khai Bộ Chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương (PII) 2023.
Ảnh minh họa -  TTXVN
Năm 2023, Bộ chỉ số PII được đánh giá áp dụng trên phạm vi toàn quốc, các tỉnh/thành phố đều tham gia xếp hạng. Hiện các chuyên gia Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) vẫn tiếp tục đánh giá các chỉ số để xem xét chỉ số nào không tương thích hoặc độ tương đồng và dự kiến hoàn thành công bố xếp hạng vào tháng 12/2023.
Bộ Khoa học và Công nghệ đã giao cho các đơn vị địa phương triển khai, đồng thời hướng dẫn và hỗ trợ trong việc tìm hiểu phương pháp, cách tính toán, ý nghĩa của các chỉ số xếp hạng và cách thức thu thập, cung cấp thông tin phục vụ đánh giá, xếp hạng.
PII sẽ là công cụ để mỗi tỉnh/thành phố soi chiếu được chi tiết góc độ ở các khía cạnh đầu ra, đầu vào, xác định rõ điểm mạnh, điểm yếu, yếu tố tiềm năng và điều kiện cần thiết, từ đó điều chỉnh phù hợp để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội dựa trên khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo. 
Năm 2022, kết quả đánh giá thử nghiệm, TP. Hà Nội có điểm 61.07; Đà Nẵng là 56.69; TP. HCM là 52.27; Quảng Ninh là 49.97; TP. Hải Phòng là 47.61. Bên cạnh điểm số và xếp hạng, kết quả từng chỉ số, nhóm chỉ số và trụ cột của mỗi địa phương cũng được chỉ rõ. 
Bộ chỉ số thử nghiệm PII được xây dựng theo phương pháp của bộ chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu GII nhưng cơ cấu chỉ có 51 chỉ số để phù hợp với các địa phương. 
Các địa phương cần tìm hiểu kỹ phương pháp, cách tính toán, ý nghĩa của các chỉ số xếp hạng và cách thức thu thập, cung cấp thông tin phục vụ đánh giá, xếp hạng. Bộ Khoa học và Công nghệ xem xét, điều chỉnh những chỉ số, cách tính phù hợp với đặc thù của địa phương. Địa phương cũng cần lựa chọn mô hình phát triển kinh tế - xã hội dựa trên cơ sở khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo phù hợp với bối cảnh, điều kiện, đặc điểm của từng nơi./.
Còn lại: 1000 ký tự
Tác động của đạo đức trí tuệ nhân tạo, thái độ và nhận thức đến hành vi sử dụng ChatGPT

Bài báo "Tác động của đạo đức trí tuệ nhân tạo, thái độ và nhận thức đến hành vi sử dụng ChatGPT" do MBA. Nguyễn Lý Trường An - MBA. Trương Thị Cẩm Vân - MBA. Võ Phương Chi - TS. Lượng Văn Quốc (Khoa Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Tài chính – Marketing) thực hiện.

Xem chi tiết
Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu trái dừa sang thị trường Châu Âu

Bài báo nghiên cứu "Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu trái dừa sang thị trường Châu Âu" do TS. Nhan Cẩm Trí (Trường Đại học Kinh tế - Tài chính Thành phố Hồ Chí Minh) thực hiện.

Xem chi tiết
Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong tái lập tín hiệu điện tâm đồ

Bài báo "Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong tái lập tín hiệu điện tâm đồ" do Nguyễn Thị Thu Hồng (Khoa Ứng dụng phần mềm, Trường Cao đẳng FPT Thành phố Hồ Chí Minh) và Trương Quốc Trí* (Tác giả liên hệ: tri.truong@vlu.edu.vn, Khoa Kỹ thuật Cơ - Điện và Máy tính, Trường Đại học Văn Lang) thực hiện.

Xem chi tiết
Phân tích một số kết quả hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập tại tỉnh Bình Dương

Đề tài Phân tích một số kết quả hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập tại tỉnh Bình Dương do ThS. Phan Thị Cẩm Giang (NCS Học viện Hành chính Quốc gia- Giảng viên Khoa Quản lý Kinh tế Xã hội - Phân viện Học viện Hành chính tại TP. Hồ Chí Minh) thực hiện.

Xem chi tiết
Phát triển bền vững các khu công nghiệp ở Việt Nam và vai trò của thu hút FDI

Bài báo nghiên cứu "Phát triển bền vững các khu công nghiệp ở Việt Nam và vai trò của thu hút FDI" do ThS. Đào Thị Việt Hằng (Đại học Bách Khoa Hà Nội) thực hiện.

Xem chi tiết
2
2
2
3