Bộ trưởng chỉ ra năm nguyên nhân khiến tăng trưởng kinh tế thấp


(CHG) Trả lời đại biểu Quốc hội về nguyên nhân dẫn tới tăng trưởng kinh tế đạt thấp trong những tháng đầu năm nay, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã có những phân tích rất sâu sắc.
Tăng trưởng kinh tế Quý I-2023 chỉ đạt 3,32%, rất thấp so với mục tiêu, tạo ra gánh nặng rất lớn trong việc thực hiện mục tiêu tăng trưởng trong năm nay là vấn đề nhận được sự quan tâm của nhiều đại biểu Quốc hội trong các phiên thảo luận tại hội trường về tình hình kinh tế-xã hội.

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng trả lời đại biểu Quốc hội về nguyên nhân khiến tăng trưởng kinh tế thấp trong quý I-2023.


Trả lời các đại biểu Quốc hội, Bộ trưởng Bộ kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã phân tích, mổ xẻ rất sâu về các nguyên nhân dẫn tới tăng trưởng kinh tế thấp trong Quý I-2023. 
Nguyên nhân thứ nhất là từ cuối năm 2022, tình hình thế giới và trong nước rất phức tạp, khó khăn. Nền kinh tế nước ta đang chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đang trong quá trình hội nhập quốc tế sâu rộng. Do vậy, hệ thống pháp luật của Việt Nam đang trong quá trình xây dựng và hoàn thiện, dẫn tới có sự mâu thuẫn, chồng chéo, xung đột hay chưa đồng bộ, chưa đầy đủ là bình thường. “Quan trọng là chúng ta phải phát hiện và điều chỉnh, bổ sung kịp thời cho phù hợp với thực tiễn”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nói.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chủ trì phiên họp.

Nguyên nhân thứ hai là năng lực chống chịu, thích ứng và đối phó trước các biến động bên ngoài cũng như năng lực cạnh tranh của nước ta đang còn hạn chế khi độ mở của nền kinh tế rất cao.
Nguyên nhân thứ ba là hậu quả của dịch Covid - 19 để lại hết sức nặng nề. Các doanh nghiệp cũng như nền kinh tế đã phải gồng mình chống chịu trong thời gian qua, năng lực đã bị bào mòn đáng kể, nay lại bị chịu tác động bởi nhiều yếu tố mới làm cho khó khăn lại càng khó khăn hơn.
Nguyên nhân thứ tư là quy mô nền kinh tế của nước ta đã không ngừng tăng lên trong thời gian gần đây, các hoạt động kinh tế, các thị trường phát triển nhanh, đa dạng và liên kết chặt chẽ với nhau, ảnh hưởng, tác động đến nhau nhiều hơn.
Nguyên nhân thứ năm là một số bộ phận cán bộ đang còn tâm lý sợ sai, sợ trách nhiệm, né tránh, đùn đẩy trong xử lý công vụ của mình.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại phiên họp.
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho rằng, mặc dù chưa đạt mục tiêu như Quốc hội  đã giao, nhưng với kết quả tăng trưởng của Quý I là 3,32% cũng là kết quả tích cực so với một số nước hiện nay, đơn cử như Mỹ chỉ tăng trưởng 1,1%, EU 1,3%, Nhật Bản 1,3%, Thái Lan 2,7%. 
“Cộng đồng quốc tế tiếp tục đánh giá tích cực môi trường đầu tư và triển vọng kinh tế của Việt Nam. Quan trọng hơn cả là chúng ta vẫn duy trì được kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát vẫn được kiểm soát, các cân đối lớn vẫn được bảo đảm, nhất là thị trường dịch vụ và du lịch phục hồi rất nhanh, an sinh xã hội, quốc phòng, an ninh được quan tâm và giữ vững”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nói.
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẳng định, Chính phủ đã cơ bản nhận diện được các khó khăn, thách thức mà nước ta sẽ phải đối mặt từ nay đến cuối năm. Chính phủ đã, đang xử lý và sẽ tiếp tục theo dõi chặt chẽ tình hình, kịp thời tháo gỡ những vướng mắc, khơi thông được các điểm nghẽn, giải phóng nguồn lực, tận dụng các cơ hội mới để phát triển đạt được mục tiêu cao nhất của năm 2023 mà Quốc hội đã giao. 

 
Còn lại: 1000 ký tự
Thủ tướng: Mở đợt cao điểm đấu tranh, truy quét, đẩy lùi buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả

(CHG) Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo thành lập tổ công tác đặc biệt và triển khai đợt cao điểm đấu tranh, truy quét, ngăn chặn, đẩy lùi buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, lưu thông hàng giả, hàng nhái, hàng không rõ xuất xứ, vi phạm bản quyền, vi phạm sở hữu trí tuệ, xuất xứ hàng hóa trong thời gian từ ngày 15/5-15/6/2025.

Xem chi tiết
Ứng dụng mô hình kinh tế tuần hoàn tại doanh nghiệp Việt Nam

Bài báo Ứng dụng mô hình kinh tế tuần hoàn tại doanh nghiệp Việt Nam do Phạm Thị Mỵ (Khoa Kế toán Kiểm toán - Trường Đại học Kinh tế Kỹ thuật công nghiệp) thực hiện.

Xem chi tiết
Các giải pháp trọng tâm, đột phá bảo đảm thực hiện thắng lợi mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên trong năm 2025 và hai con số những năm tiếp theo

​CHG - Năm 2025 là năm đặc biệt quan trọng, có ý nghĩa then chốt, tạo nền tảng để đất nước bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên đất nước vươn mình phát triển giàu mạnh, văn minh, thịnh vượng, do đó cần tăng trưởng bứt phá 8% trở lên trong năm 2025 để về đích Kế hoạch 5 năm 2021 - 2025, tạo đà tăng trưởng hai con số trong giai đoạn 2026 - 2030. Để bảo đảm tăng trưởng 8% trở lên năm 2025 và hai con số các năm tiếp theo, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp với quyết tâm chính trị cao của cả hệ thống chính trị.

Xem chi tiết
Tiếp tục hoàn thiện thể chế thương mại trong bối cảnh nền kinh tế số: Thực trạng và giải pháp trong thời gian tới

CHG - Thể chế thương mại đã được triển khai xây dựng, ban hành và thực thi ngay sau ngày thống nhất đất nước. Trong bối cảnh nền kinh tế số, để Việt Nam tiếp tục hoàn thiện thể chế thương mại, cần tích cực triển khai đồng bộ nhiều giải pháp.

Xem chi tiết
Kỷ niệm trọng thể 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

CHG - Sáng 30/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và UBND Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền

Xem chi tiết
2
2
2
3