TÓM TẮT:
Trong xu thế hội nhập sâu rộng, các hoạt động thương mại, đầu tư phát triển vô cùng mạnh mẽ và đa dạng. Cùng với những cam kết về mở cửa thị trường hàng hóa, dịch vụ, đầu tư theo Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EVFTA), thực thi Hiệp định Bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EVIPA) sẽ tạo môi trường thuận lợi để Việt Nam đẩy mạnh thu hút đầu tư trong một số lĩnh vực mà Liên minh Châu Âu (EU) có tiềm năng và thế mạnh do mức độ tự do hóa đầu tư của EU vào Việt Nam được tăng thêm. Vì vậy, bài viết nghiên cứu các quy định giải quyết tranh chấp về thương mại, đầu tư ở hai hiệp định EVFTA và EVIPA, để đặt ra vấn đề xây dựng một cơ chế giải quyết tranh chấp đặc thù phù hợp với những tranh chấp phát sinh từ hoạt động thương mại, đầu tư giữa Việt Nam và EU.
Từ khóa: cơ chế giải quyết tranh chấp, đầu tư quốc tế, hiệp định thương mại, Việt Nam, châu Âu.
Tranh chấp là sự bất đồng về mặt pháp lý hay trên thực tế, sự xung đột về mặt quan điểm pháp lý hoặc lợi ích giữa hai hay nhiều người trở lên” [9]. Trong một phán quyết khác của Tòa án Công lý quốc tế, tranh chấp được hiểu là một tình huống, trong đó hai bên có các quan điểm đối lập liên quan tới câu hỏi về thực hiện hoặc không thực hiện một nghĩa vụ nào đó trong hiệp ước. Từ điển Luật học Black định nghĩa: “tranh chấp được hiểu là mâu thuẫn hay bất đồng về các yêu cầu hay quyền lợi giữa các bên; sự đòi hỏi về yêu cầu hay quyền lợi của một bên bị đáp lại bởi một yêu cầu hay lập luận trái ngược từ bên kia” [11].
Theo EVFTA, một hệ thống giải quyết tranh chấp thường trực sẽ được thiết lập để xử lý các tranh chấp liên quan đến các điều khoản bảo hộ đầu tư trong hiệp định thương mại tự do, chẳng hạn như bảo vệ chống lại việc chiếm đoạt tài sản mà không cần bồi thường. Các tòa án trong nước sẽ không được phép can thiệp hoặc đặt câu hỏi về quyết định của các tòa án để đảm bảo tính minh bạch và đối xử công bằng.
Theo EVIPA, một phần của Hiệp định Thương mại tự do, là một hiệp định giữa hai hoặc nhiều quốc gia, nhằm bảo vệ các nhà đầu tư và các khoản đầu tư tại một quốc gia sở tại. Nó đảm bảo rằng họ sẽ được đối xử công bằng và không bị phân biệt đối xử.
Thông thường, khi có tranh chấp giữa nhà đầu tư và nước sở tại, nhà đầu tư có thể liên hệ với Trung tâm Giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế của Ngân hàng Thế giới (ICSID) hoặc các tòa án tương tự khác theo hiệp định thương mại tự do tương ứng của họ để giải quyết.
Trong trường hợp EVFTA, cả hai bên đã đồng ý thành lập một trọng tài thường trực, được gọi là "Tòa án đầu tư" để xử lý các vấn đề như vậy. Điều này sẽ không chỉ bảo vệ các nhà đầu tư và các khoản đầu tư của họ mà còn bảo vệ quyền của một quốc gia trong việc giám sát việc thực hiện các chính sách công. Ngoài ra, hệ thống tòa án đầu tư sẽ là một hệ thống giải quyết tranh chấp độc lập.
Những vấn đề đặt ra trong giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu
Thứ nhất, cải thiện tính minh bạch của việc giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và nhà nước tiếp nhận đầu tư. Các quy định về việc công khai tất cả tài liệu bao gồm cả quyết định của tòa án và đệ trình của các bên nhưng phải đảm bảo tính phù hợp về bảo vệ tính bí mật thông tin. Cơ chế giải quyết tranh chấp Nhà nước - Nhà đầu tư nước ngoài (Investor - State Dispute Settlement, viết tắt là ISDS) truyền thống bị xem là thiếu sự minh bạch vì giữ bí mật như một đặc tính của cơ chế trọng tài. Bên cạnh việc xét xử hạn chế thành phần tham gia, cơ chế ISDS truyền thống còn ít khi công bố công khai phán quyết. Việc công bố nội dung tranh chấp và phán quyết của trọng tài phải được sự chấp thuận của các bên tranh chấp. Hiệp định EVFTA chứa đựng những tuyên bố minh thị [1].
Thứ hai, xây dựng cơ chế cơ chế giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế mới giữa nhà đầu tư nước ngoài và nhà nước tiếp nhận đầu tư. EVFTA cần giải quyết vấn đề tồn tại của cơ chế giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế mới giữa nhà đầu tư nước ngoài và nhà nước tiếp nhận đầu tư bằng cách thiết lập một hệ thống ISDS đa dạng các biện pháp giải quyết tranh chấp và cơ chế tài phán thường trực. Để khắc phục được những vấn đề về cơ chế giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế mới giữa nhà đầu tư nước ngoài và nhà nước tiếp nhận đầu tư truyền thống, EVFTA và EVIPA đã xây dựng cơ chế tài phán như tòa án chuyên trách. Cơ chế này đảm bảo i) tính hệ thống và ổn định; ii) tính minh bạch và dễ dự đoán; iii) sự độc lập của thành viên hội đồng xét xử và iv) thời gian cố định cho từng giai đoạn tranh chấp [11].
Thứ ba, việc thực thi các quy định pháp luật về đầu tư, trong đó có Luật Đầu tư năm 2020 và các văn bản hướng dẫn cần phải được lưu ý, đảm bảo về quy trình thủ tục cũng như tính minh bạch trong việc cấp, thu hồi và quản lý dự án đầu tư. Ngoài ra, chúng ta cần thận trọng khi đưa ra các cam kết cụ thể với nhà đầu tư, cũng như xác định chính xác các biện pháp rơi vào “vùng ngoại lệ” để giải phóng nghĩa vụ khỏi khiếu kiện của nhà đầu tư…
Thứ tư, để bổ nhiệm các thành viên vào Hội đồng tài phán và Hội đồng tài phán phúc thẩm của IPA, Việt Nam cần sớm ban hành quy chế về việc đánh giá và chọn, cử nhân sự thích hợp đảm nhiệm vai trò quan trọng nói trên. Để lựa chọn và chỉ định các cá nhân thích hợp làm việc với tư cách là thành viên của hệ thống Tòa án đầu tư quốc tế của EVIPA, Việt Nam cần sớm chuyển đổi các tiêu chí mềm trong EVIPA thành các điều kiện, tiêu chuẩn cụ thể hơn, nhằm tạo thuận lợi cho việc lựa chọn và xây dựng thủ tục lựa chọn và bổ nhiệm.
Thứ năm, để đối phó với áp lực về thời hạn tố tụng, Việt Nam cần tiến hành rà soát toàn diện Quy chế phối hợp giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế ban hành kèm theo Quyết định số 04/QĐ-TTg ngày 14/01/2014 để có những điều chỉnh hoặc sửa đổi thích hợp, vì cơ chế phối hợp này vốn chỉ được thiết kế để giải quyết tranh chấp theo cơ chế trọng tài đầu tư quốc tế.
Tòa án đầu tư quốc tế - Cơ chế giải quyết tranh chấp đầu tư giữa nhà đầu tư và nước tiếp nhận đầu tư theo Hiệp định EVFTA và EVIPA
Thứ nhất, tất cả các vụ việc sẽ được xét xử bởi một nhóm ba thành viên từ tòa án đầu tư, với EU, Việt Nam và một nước thứ ba đại diện như nhau. Ba thành viên sẽ do chủ tịch Tòa án lựa chọn, với một điều kiện là chủ tọa nhóm này thuộc về nước thứ ba, không phải EU hay Việt Nam. Mỗi vụ tranh chấp sẽ được xét xử bởi một Hội đồng gồm ba thành viên, trong đó một thành viên là người mang quốc tịch của quốc gia thành viên EU, một thành viên khác là người mang quốc tịch Việt Nam và một thành viên còn lại là người mang quốc tịch của quốc gia thứ ba.
Thứ hai, theo EVIPA, Hội đồng xét xử sẽ bao gồm hai cơ quan: Hội đồng xét xử sơ thẩm và Hội đồng xét xử phúc thẩm. Hội đồng xét xử trong EVIPA có thể được xem như một mô hình hỗn hợp giữa tòa án và trọng tài. Các hội đồng xét xử bao gồm các thành viên được bổ nhiệm theo nhiệm kỳ, nhưng lại đưa ra phán quyết (awards). Đây được coi như một sự thay đổi lớn trong hệ thống giải quyết tranh chấp đầu tư. Một điều quan trọng làm cho hệ thống trọng tài trong EVIPA trở nên độc đáo là hệ thống giống như Tòa án.
Thứ ba, EVIPA khuyến khích giải quyết thân thiện bất kỳ tranh chấp nào phát sinh trước khi gửi yêu cầu tham vấn. EVIPA không phải là IIA đầu tiên thừa nhận thủ tục tham vấn bắt buộc. Trong IIA khu vực được gọi là Hiệp định Đầu tư Toàn diện ASEAN năm 2009 (ACIA), cơ chế ISDS duy nhất này đã được ghi nhận trong Phần B của Hiệp định. Phù hợp với Điều 3.33 (2) của Mục B, Chương 3, EVIPA, các bên tranh chấp có thể tự do lựa chọn các quy tắc để trọng tài giải quyết tranh chấp giữa các bên, bao gồm các quy tắc trong Công ước Trung tâm Quốc tế về giải quyết tranh chấp đầu tư, quy tắc trọng tài của Ủy ban Liên hợp quốc về Luật Thương mại quốc tế (UNCITRAL), hoặc thậm chí các quy tắc khác do các bên thỏa thuận.
Thứ tư, về mặt hiệu quả về kinh tế và tài chính, các vụ án tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và nhà nước không nhiều như các vụ án tranh chấp thương mại quốc tế. Việt Nam và Liên minh châu Âu mong muốn duy trì một mức kinh phí không quá lớn cho cơ chế giải quyết tranh chấp này và bộ máy hành chính thường trực của nó. Cách trả thù lao cho các thẩm phán chỉ là một khoản hỗ trợ tài chính cơ bản.
Sự tiến bộ của cơ chế giải quyết tranh chấp đầu tư giữa nhà đầu tư nước ngoài với nhà nước tiếp nhận đầu tư theo Hiệp định EVFTA và EVIPA
Bên cạnh các ưu đãi dành cho nhà đầu tư và nhiệm vụ của các bên ký kết trong quá trình thực hiện các Hiệp định quốc tế về đầu tư để đảm bảo đối xử công bằng và bình đẳng được ghi nhận trong IIA, cơ chế bảo hộ đầu tư luôn là vấn đề thực tế. Về mặt logic, các nhà đầu tư nên ưu tiên cơ chế giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư và nhà nước trong IIA, giống như một biện pháp hữu hiệu để bảo vệ vốn đầu tư của họ.
Cùng với thời gian, cơ chế trọng tài đầu tư đã được ưa chuộng như một hệ thống chính để giải quyết tranh chấp. Trong đó, bất cứ khi nào có tranh chấp phát sinh từ IIA, cơ chế này sẽ được viện dẫn. Tuy nhiên, ISDS cũng bộc lộ những khiếm khuyết trong thực tế, chẳng hạn như:
(i) Sự thiếu minh bạch trong việc xét xử riêng; (ii) Thiếu tiền lệ về các quyết định được đưa ra theo từng trường hợp; (iii) Người yêu cầu bồi thường chỉ là nhà đầu tư; (iv) Các quyết định từ tòa án đặc biệt không thể bị kháng cáo; (v) Một biện pháp gián tiếp để hạn chế không gian chính sách của quốc gia chủ nhà; (vi) Các tòa án đặc biệt trong IIA thiên vị các nhà đầu tư; và (vii) Các chỉ trích khác nhằm vào ISDS truyền thống.
Phạm vi của người yêu cầu bồi thường trong EVIPA được giới hạn ở bên bị tổn thất và thiệt hại theo quy định tại các điều khoản của Chương 2 của EVIPA giống như IIA truyền thống. Tuy nhiên, điều khoản còn lại của phạm vi cần được quan tâm. Mặc dù IIA đã làm rõ đối tượng của nguyên đơn, rằng nó có thể bao gồm công ty do nhà đầu tư thành lập tại địa phương. Mục đích chính của việc làm rõ định nghĩa về đối tượng được bảo vệ là giảm số vụ chống lại nhà nước từ các nhà đầu tư. Bất chấp mục đích đó, bằng cách trao quyền thay mặt cho một công ty được thành lập tại địa phương cho một bên đến từ lãnh thổ của một quốc gia ký kết, để đưa khiếu nại ra xét xử theo EVIPA.
Trong Hiệp định EVIPA nêu ra 4 nội dung về bảo đảm đầu tư, cụ thể: i) Đối xử công bằng và thỏa đáng, bảo hộ an toàn đầy đủ cho nhà đầu tư nước ngoài; ii) Cam kết không trưng thu quốc hữu hóa trái pháp luật tài sản của nhà đầu tư và bồi thường thỏa đáng trong trường hợp trưng thu, quốc hữu hóa; iii) Cam kết bồi thường cho nhà đầu tư trong trường hợp tài sản của nhà đầu tư bị phá hoại do việc dùng vũ lực không cần thiết trong trường hợp chiến tranh; iv) Cam kết cho phép nhà đầu tư tự do chuyển vốn và lợi nhuận ra nước ngoài, và các cam kết bảo hộ đầu tư khác.
Các quy định về xử lý tranh chấp trong EVIPA rất rõ ràng, cụ thể và chi tiết, do đó chúng ta có thể viện dẫn và áp dụng trực tiếp khi nó là những nội dung không thể thay đổi khi có tranh chấp và xử lý tranh chấp, cũng cần điều chỉnh những nội dung trong văn bản pháp luật liên quan phù hợp. Do EVIPA thành lập một ủy ban riêng để giải quyết các tranh chấp và cơ chế sử dụng trọng tài khác do các bên thỏa thuận, việc xây dựng trung tâm trọng tài quốc tế, trung tâm hòa giải, đội ngũ trọng tài viên đủ năng lực và phẩm chất tham gia các quá trình xử lý tranh chấp là hết sức cần thiết tránh những bất lợi cho phía Việt Nam khi giải quyết các tranh chấp xảy ra.
Về cam kết về cơ chế giải quyết tranh chấp có hai nội dung liên quan, cơ chế giải quyết tranh chấp giữa thành viên hai phía Việt Nam và EU và cơ chế giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và nước tiếp nhận đầu tư. Trong hai nội dung trên, cơ chế giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và nước tiếp nhận đầu tư là vấn đề phức tạp nhất, có ba phương thức giải quyết: (i) tự thương lượng hòa giải, (ii) tham vấn và trọng tài, (iii) các cam kết ưu tiên tự hòa giải và tham vấn, nếu không thể giải quyết thông qua hai phương thức trên mới sử dụng phương thức trọng tài. Trong điều 14 Luật Đầu tư 2020 có quy định tương thích về ưu tiên giải quyết tranh chấp bằng thương lượng, đàm phán, hòa giải tương thích với EVIPA nhưng chưa có quy định điều chỉnh tranh chấp trọng tài giữa nhà đầu tư nước ngoài và nhà nước Việt Nam.
Về nguyên tắc phối hợp, cơ quan chủ trì, cơ quan đại diện pháp lý cho Chính phủ và cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm phối hợp đầy đủ, hiệu quả, kịp thời trong giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế theo quy định tại Quy chế này và quy định của pháp luật Việt Nam để bảo vệ tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của Chính phủ Việt Nam, cơ quan nhà nước Việt Nam [8].
Về công nhận và cho thi hành phán quyết, EVIPA thiết lập một cơ chế thực thi cho riêng mình. Theo đó, quyết định được đưa ra theo EVIPA sẽ ràng buộc bên được chỉ định, như thể quyết định đó là phán quyết cuối cùng của Tòa án trong nước của họ. Cơ chế thực thi này sẽ không có hiệu lực cho đến năm năm tiếp theo sau khi EVIPA được phê chuẩn.
Phán quyết được ban hành trong thời hạn 5 năm kể từ ngày Hiệp định có hiệu lực hoặc trong một thời gian dài hơn theo quyết định của Ủy ban thành lập theo Điều 4.1, của Hiệp định đối với bị đơn là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được coi như phán quyết của Trọng tài nước ngoài. Tòa án có thẩm quyền của Việt Nam áp dụng quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự về thủ tục công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết của Trọng tài nước ngoài phù hợp với Công ước New York năm 1958 về công nhận và thi hành phán quyết của Trọng tài nước ngoài để xem xét công nhận và cho thi hành tại Việt Nam hoặc không công nhận Phán quyết đối với bị đơn là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Phán quyết được ban hành sau thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này đối với bị đơn là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được công nhận như bản án có hiệu lực pháp luật của Tòa án Việt Nam. Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi người phải thi hành Phán quyết có tài sản ra quyết định công nhận và cho thi hành Phán quyết trên lãnh thổ Việt Nam khi người được thi hành Phán quyết có đơn yêu cầu. Kể từ ngày Hiệp định có hiệu lực, Phán quyết được ban hành đối với bị đơn là Liên minh châu Âu hoặc nước thành viên Liên minh châu Âu được công nhận như bản án có hiệu lực pháp luật của Tòa án Việt Nam. Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi người phải thi hành Phán quyết có tài sản ra quyết định công nhận và cho thi hành Phán quyết trên lãnh thổ Việt Nam khi người được thi hành Phán quyết có đơn yêu cầu [7].
Hệ thống tòa án đầu tư của EVFTA và EVIPA là một bước phát triển mới và tiến bộ cho cơ chế giải quyết tranh chấp đầu tư giữa nhà đầu tư với nhà nước tiếp nhận đầu tư. Hệ thống cơ chế giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế nhằm đáp ứng bảo vệ quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ đầu tư quốc tế, đảm bảo sự cân bằng quyền lợi của các bên.
EVIPA nhằm mục đích tập trung vào việc bảo vệ các nhà đầu tư và các khoản đầu tư của họ vào lãnh thổ của bên kia Bên. Ngoài ra cam kết về các nguyên tắc cơ bản như công bằng và đối xử công bằng áp dụng cho Nhà đầu tư và những người được bảo hiểm đầu tư, EVIPA cung cấp các thủ tục giải quyết tranh chấp và lần đầu tiên giới thiệu Hệ thống Tòa án đầu tư. Cơ chế giải quyết tranh chấp đầu tư theo hiệp định EVFTA và EVIPA quy định cơ chế phúc thẩm, đây là bước ngoặt lớn trong cơ chế giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế. Quy định này nhằm đảm bảo một cách hiệu quả nhất và công bằng cho các bên trong quan hệ đầu tư quốc tế cũng như tính ổn định trong các phán quyết giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế giữa Việt Nam với Liên minh châu Âu.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
A dispute settlement mechanism meeting requirements of the EVFTA and the EVIPA
Master. Nguyen Thi Hanh
Faculty of International Law, University of Law, Hue University
ABSTRACT:
As international integration is becoming extremely dynamic and vibrant, and trade and investment activities are growing rapidly, trade and investment relationships both on the national and international levels are becoming very complex and diverse. Besides the commitments on opening the market for goods, services, and investment under the EU– Vietnam Free Trade Agreement (EVFTA), the implementation of the EU – Vietnam Investment Protection Agreement (EVIPA) is expected to create a favorable environment for Vietnam to attract more investment from the EU into some fields where the EU has strengths. This paper analyzes the regulations on settling trade and investment disputes under the EVFTA and the EVIPA in order to propose a specific dispute settlement mechanism that is suitable for trade and investment activities between Vietnam and the EU.
Keywords: dispute settlement mechanism, international investment, trade agreement, Vietnam, Europe.
Mô hình nghiên cứu ảnh hưởng của dân trí tài chính số tới quyết định sử dụng các dịch vụ tài chính số của GenZ tại Việt Nam do Nguyễn Quỳnh Anh - Nguyễn Huyền Anh (Trường Đại học Điện lực) thực hiện
Xem chi tiếtNghiên cứu phỏng vấn sự khác nhau về tâm lý khách hàng đối với ý định chuyển đổi sang mua online theo nhóm hàng do TS. Phan Duy Hùng* (Trường Đại học Điện lực) thực hiện
Xem chi tiếtĐề tài Khó khăn và thách thức khi áp dụng giá trị hợp lý trong công tác kế toán của các doanh nghiệp Việt Nam do ThS. Đỗ Ngọc Phương Anh (Khoa Kế toán – Kiểm toán, Học viện Chính sách và Phát triển) thực hiện.
Xem chi tiếtĐề tài Thực trạng tăng trưởng xanh của các doanh nghiệp công nghiệp tại Hà Nội do Phạm Mai Chi 1- Nguyễn Quang Chương1 (1Viện Kinh tế và Quản lý - Trường Đại học Bách khoa Hà Nội ) thực hiện.
Xem chi tiếtBài báo nghiên cứu "Kinh nghiệm về tổ chức bộ máy ngành Hải quan của một số quốc gia" do ThS. Nguyễn Trà My (Trường Đại học Sunderland London Campus, Vương quốc Anh) thực hiện.
Xem chi tiết