(CHG) Thời gian qua, các nhà cung cấp nước ngoài đã nộp thuế trên 1.200 tỷ đồng qua Cổng Thông tin điện tử. Cổng Thông tin thương mại mại điện tử là công cụ hữu hiệu hỗ trợ cho người dân, doanh nghiệp, cung cấp thông tin, thực hiện nghĩa vụ thuế bằng phương thức điện tử phù hợp với chiến lược chuyển đổi số của ngành tài chính quốc gia. Cổng Thông tin thương mại điện tử chính thức đi vào hoạt động (ngày 15/12) với việc triển khai nhiều dịch vụ công trực tuyến khác.
Chính thức kích hoạt Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế.
Hóa đơn điện tử tạo điều kiện thuận lợi cho người dân
Ngày 21/3/2022, Tổng cục Thuế đã chính thức công bố ứng dụng Cổng Thông tin điện tử dành cho các nhà cung cấp nước ngoài để thực hiện việc đăng ký, kê khai, nộp thuế trực tiếp từ bất cứ đâu trên thế giới.
Theo thống kê, sau hơn 6 tháng triển khai, đã có 36 các nhà cung cấp nước ngoài đăng ký, khai và nộp thuế qua Cổng Thông tin điện tử với tổng số thuế đã khai, nộp đạt trên 1.200 tỷ đồng. Trong đó, các doanh nghiệp lớn như Google, Meta (Facebook), Microsoft, Tik Tok, Netflix, Apple đều đã đăng ký, khai, nộp thuế qua Cổng Thông tin điện tử .
Bên cạnh đó, Tổng cục Thuế cho biết đang triển khai hệ thống tích hợp với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Ngành Thuế đã hoàn thành thiết kế hạ tầng kỹ thuật, kênh truyền, an toàn an ninh thông tin để khai thác 5 dịch vụ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư do Bộ Công an cung cấp, gồm: Dịch vụ xác nhận số định danh cá nhân và chứng minh thư; dịch vụ xác nhận thông tin hộ gia đình; dịch vụ chia sẻ thông tin công dân qua kênh kết nối với Văn phòng Chính phủ; dịch vụ gợi ý số định danh cá nhân; dịch vụ gợi ý số định danh cá nhân (không có CMND).
Về khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, qua Cổng dịch vụ công quốc gia có kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, đến ngày 27/9, Tổng cục Thuế đã tiếp nhận 1.209 hồ sơ đăng ký thuế lần đầu và 1.419 hồ sơ thay đổi thông tin đăng ký thuế của cá nhân không kinh doanh qua Cổng dịch vụ công quốc gia.
Kết quả, đến cuối tháng 9/2022, đã có 171.871 lượt tải và cài đặt, sử dụng ứng dụng eTax Mobile, 74.765 giao dịch với tổng số tiền trên 320 tỷ đồng.
Năm 2022, ngành Thuế cũng đã triển khai thành công hóa đơn điện tử và nhiều dịch vụ công trực tuyến khác, đồng thời tiếp tục triển khai hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế khởi tạo từ máy tính tiền. Hệ thống này được kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế đảm bảo nguyên tắc quy định tại Điều 11 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP của Chính phủ. Do đó, rất có lợi cho người tiêu dùng và người kinh doanh.
Theo Tổng cục Thuế, doanh nghiệp, hộ cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê khai có hoạt động cung cấp hàng hóa, dịch vụ trực tiếp đến người tiêu dùng theo 8 mô hình kinh doanh sau sẽ thuộc đối tượng sử dụng hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế, gồm: Trung tâm thương mại, siêu thị, bán lẻ hàng tiêu dùng, ăn uống, nhà hàng, khách sạn, bán lẻ thuốc tân dược, dịch vụ vui chơi giải trí và các dịch vụ khác.
Ngành Thuế cũng đã xúc tiến, triển khai đồng bộ, đẩy mạnh công tác tuyên truyền hỗ trợ để người dân chủ động lấy hóa đơn khi mua hàng và sử dụng dịch vụ. Đồng thời, khuyến khích các doanh nghiệp, hộ kinh doanh hiểu và lựa chọn chuyển sang sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế khởi tạo từ máy tính tiền.
Theo thống kê mới nhất của Tổng cục Thuế, tính đến 24h ngày 21/11/2022, đã có trên 2,1 tỷ hóa đơn điện tử được phát hành, trong đó bao gồm cả hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền.
Chính thức kích hoạt Cổng thông tin thương mại điện tử
Mới đây, Cổng Thông tin thương mại điện tử đã được kích hoạt do Tổng cục Thuế tổ chức tại Hà Nội. Đây là một trong số những hoạt động cụ thể nhằm chuyển đổi số hiệu quả ngành Thuế theo định hướng của Chính phủ. Theo đó, cổng có 3 chức năng chính là hỗ trợ cho sàn thương mại điện tử cung cấp thông tin, hỗ trợ sàn khai thuế thay cho cá nhân và hỗ trợ cá nhân khai thuế trực tiếp trên Cổng.
Cổng thông tin thương mại điện tử có ý nghĩa rất lớn trong việc cắt giảm thủ tục hành chính, tiết kiệm chi phí tuân thủ pháp luật của thuế, lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm của chuyển đổi số. Cổng này có khả năng tiếp nhận thông tin với quy mô lớn, thường xuyên, liên tục từ các sàn giao dịch thương mại điện tử thông qua hệ thống công nghệ thông tin hiện đại, tích hợp
Tổng cục Thuế xây dựng Cổng thông tin thương mại điện tử với đa mục tiêu:
Thứ nhất, đáp ứng cung cấp thông tin của các sàn giao dịch thương mại điện tử theo quy định của Luật Quản lý thuế và Nghị định 91/2022/NĐ-CP.
Thứ hai, tạo điều kiện thuận lợi cho sàn trong việc cung cấp thông tin, dữ liệu lớn theo hình thức điện tử thay cho hình thức thủ công trước đây.
Thứ ba, hỗ trợ việc cung cấp thông tin theo định dạng chuẩn thống nhất đối với các thông tin có sẵn của các sàn giao dịch thương mại điện tử.
Thứ tư, phục vụ cho mục tiêu xây dựng cơ sở dữ liệu tập trung phục vụ cho quản lý thuế theo rủi ro. Hỗ trợ người dân, doanh nghiệp kê khai nộp thuế, bảo đảm bảo mật thông tin theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra, Cổng thông tin thương mại điện tử còn có thêm các tính năng phục vụ người nộp thuế như: Hỗ trợ tổ chức cá nhân, hộ kinh doanh đăng ký cấp mã số thuế lần đầu; cung cấp các thông tin về chính sách quản lý thuế đối với thương mại điện tử theo quy định hiện hành; trả lời những vướng mắc về việc cung cấp thông tin theo quy định; hướng dẫn sử dụng các chức năng khác trên Cổng thông tin thương mại điện tử.
Mô hình của Cổng thông tin thương mại điện tử là thông tin từ các sàn giao dịch thương mại điện tử sẽ được Tổng cục Thuế hỗ trợ chuẩn định dạng thông tin qua ứng dụng hỗ trợ kê khai. Khi các sàn hoàn thành việc cung cấp thông tin thì Cổng thông tin thương mại điện tử sẽ trả thông báo tiếp nhận. Các thông tin này sẽ được tập trung tại kho cơ sở dữ liệu của ngành thuế để xử lý. Cơ quan thuế các cấp được phân quyền khai thác thông tin để phục vụ quản lý thuế theo rủi ro, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp kê khai, nộp thuế theo quy định. Tổ chức là chủ sở hữu sàn có thể khai thay cho các cá nhân hoặc cá nhân có thể trực tiếp kê khai ngay trên Cổng thông tin thương mại điện tử.
Các sản phẩm giao dịch thương mại điện tử, chỉ cần cung cấp thông tin một lần/quý theo hình thức điện tử các thông tin có sẵn tại sàn giao dịch. Đối với tổ chức, cá nhân bán hàng hóa dịch vụ, thực hiện nghĩa vụ thuế thuận lợi ngay trên Cổng và trên sàn giao dịch thương mại điện tử. Đối với cơ quan thuế, khai thác thông tin về thương mại điện tử để quản lý thuế theo rủi rõ.
Cổng thông tin thương mại điện tử sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho người dân, doanh nghiệp và các cơ quan quản lý Nhà nước. Việc còn lại là vận động và làm cho người dân hiểu, chủ động chuyển đổi hình thức đóng thuế, quản lý việc nộp thuế theo quyền và nghĩa vụ của người nộp thuế.
0