Để doanh nghiệp sớm tiếp cận gói hỗ trợ lãi suất 2%


(CHG) Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cho rằng minh bạch hoá các quy định, quy chế trong cho vay hỗ trợ lãi suất chính là tạo điều kiện tối đa giúp doanh nghiệp sớm tiếp cận được các khoản vay ưu đãi từ Chính phủ.

Gói hỗ trợ lãi suất 2%: Khách hàng e ngại thủ tục hậu kiểm, thanh tra, kiểm toán, kiểm tra,...

Phản hồi đề nghị của Ngân hàng Nhà nước về việc hoàn thiện dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 31/2022/NĐ-CP ngày 20/05/2022 của Chính phủ về hỗ trợ lãi suất từ ngân sách Nhà nước đối với khoản vay của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh; đồng thời, trên cơ sở tổng hợp ý kiến từ cộng đồng doanh nghiệp, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cho rằng minh bạch hoá các quy định, quy chế trong cho vay hỗ trợ lãi suất chính là tạo điều kiện tối đa giúp doanh nghiệp sớm tiếp cận được các khoản vay ưu đãi từ Chính phủ. 

Ngân hàng Nhà nước cho biết, việc triển khai chính sách hỗ trợ 2% lãi suất theo quy định tại Nghị định 31/2022/NĐ-CP và Thông tư 03/2022/TT-NHNN hướng dẫn ngân hàng thương mại thực hiện hỗ trợ lãi suất theo Nghị định 312022/NDd-CP đang gặp phải một số khó khăn, vướng mắc, như: Khách hàng e ngại thủ tục hậu kiểm, thanh tra, kiểm toán, kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; quy định điều kiện hỗ trợ "có khả năng phục hồi" và một số hộ kinh doanh lại không có đăng ký kinh doanh...

Ngân hàng Nhà nước chưa có quy định cụ thể về hoạt động kiểm tra

Thực tế, qua khảo sát các doanh nghiệp, vấn đề khách hàng e ngại thủ tục hậu kiểm, thanh tra, kiểm toán, kiểm tra của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền một phần nguyên nhân là do các quy định về kiểm tra và giám sát chưa thực sự rõ ràng. 

Nghị định này mới chỉ quy định theo hướng Ngân hàng Nhà nước và Tổ công tác liên ngành có quyền kiểm tra khoản vay được hỗ trợ lãi suất, tổ công tác liên ngành làm việc theo quy chế do Ngân hàng Nhà nước ban hành. 

Tuy nhiên, hiện nay Ngân hàng Nhà nước chưa ban hành quy chế này và cũng chưa có quy định cụ thể hơn để các doanh nghiệp có thể yên tâm rằng hoạt động kiểm tra tại Nghị định này không gây chi phí quá mức một cách không cần thiết cho doanh nghiệp. 

Nếu có quy định minh bạch, rõ ràng hơn có thể phần nào giúp loại bỏ tâm lý e ngại của các khách hàng.

Đề nghị Ngân hàng Nhà nước sớm ban hành quy chế kiểm tra khoản vay được hỗ trợ lãi suất 2%

Vì thế, VCCI đề nghị cơ quan soạn thảo nghiên cứu bổ sung một số nội dung như: sớm ban hành quy định về nguyên tắc hoạt động kiểm tra của Ngân hàng Nhà nước và Tổ công tác liên ngành để tránh sự chồng chéo, trùng lặp với các hoạt động thanh tra, kiểm tra khác, hạn chế tối đa chi phí thời gian cho khách hàng. 

Cùng với đó, hoạt động kiểm tra của Ngân hàng Nhà nước và tổ công tác được tiến hành chủ yếu tại các ngân hàng thương mại. 

Chỉ khi nào việc kiểm tra tại các ngân hàng thương mại phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật thì các cơ quan này mới tiến hành kiểm tra khách hàng và chỉ nhằm bảo đảm việc tuân thủ quy định về hỗ trợ lãi suất, không bao gồm các phạm vi khác.

Cần có phương án riêng đối với hộ kinh doanh nông, lâm, ngư nghiệp được tiếp cận gói hỗ trợ lãi suất 2%

Đối với vấn đề hộ kinh doanh không đăng ký kinh doanh, hiện nay Nghị định 01/2021/NĐ-CP đang miễn đăng ký kinh doanh đối với hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp. Trong khi đó, Điều 2.2.a của Nghị định 31/2022/NĐ-CP đang yêu cầu hộ kinh doanh trong các lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản phải có đăng ký kinh doanh thì mới được hưởng hỗ trợ lãi suất. 

Quy định này vô hình chung đã loại bỏ gần như toàn bộ các hộ kinh doanh nông nghiệp ra khỏi diện được hưởng ưu đãi lãi suất, trong khi đây lại là lĩnh vực tương đối bền vững trong bối cảnh kinh tế vĩ mô nhiều biến động như hiện nay. 

Do đó, VCCI đề nghị cơ quan soạn thảo nghiên cứu phương án riêng đối với các hộ kinh doanh nông, lâm, ngư nghiệp được phép tiếp cận hỗ trợ lãi suất mà không cần có đăng ký kinh doanh./.

Nguồn: https://xaydungchinhsach.chinhphu.vn/de-doanh-nghiep-som-tiep-can-goi-ho-tro-lai-suat-2-119230206075256583.htm

Còn lại: 1000 ký tự
Thủ tướng: Mở đợt cao điểm đấu tranh, truy quét, đẩy lùi buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả

(CHG) Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo thành lập tổ công tác đặc biệt và triển khai đợt cao điểm đấu tranh, truy quét, ngăn chặn, đẩy lùi buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, lưu thông hàng giả, hàng nhái, hàng không rõ xuất xứ, vi phạm bản quyền, vi phạm sở hữu trí tuệ, xuất xứ hàng hóa trong thời gian từ ngày 15/5-15/6/2025.

Xem chi tiết
Ứng dụng mô hình kinh tế tuần hoàn tại doanh nghiệp Việt Nam

Bài báo Ứng dụng mô hình kinh tế tuần hoàn tại doanh nghiệp Việt Nam do Phạm Thị Mỵ (Khoa Kế toán Kiểm toán - Trường Đại học Kinh tế Kỹ thuật công nghiệp) thực hiện.

Xem chi tiết
Các giải pháp trọng tâm, đột phá bảo đảm thực hiện thắng lợi mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên trong năm 2025 và hai con số những năm tiếp theo

​CHG - Năm 2025 là năm đặc biệt quan trọng, có ý nghĩa then chốt, tạo nền tảng để đất nước bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên đất nước vươn mình phát triển giàu mạnh, văn minh, thịnh vượng, do đó cần tăng trưởng bứt phá 8% trở lên trong năm 2025 để về đích Kế hoạch 5 năm 2021 - 2025, tạo đà tăng trưởng hai con số trong giai đoạn 2026 - 2030. Để bảo đảm tăng trưởng 8% trở lên năm 2025 và hai con số các năm tiếp theo, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp với quyết tâm chính trị cao của cả hệ thống chính trị.

Xem chi tiết
Tiếp tục hoàn thiện thể chế thương mại trong bối cảnh nền kinh tế số: Thực trạng và giải pháp trong thời gian tới

CHG - Thể chế thương mại đã được triển khai xây dựng, ban hành và thực thi ngay sau ngày thống nhất đất nước. Trong bối cảnh nền kinh tế số, để Việt Nam tiếp tục hoàn thiện thể chế thương mại, cần tích cực triển khai đồng bộ nhiều giải pháp.

Xem chi tiết
Kỷ niệm trọng thể 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

CHG - Sáng 30/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và UBND Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền

Xem chi tiết
2
2
2
3