Đề xuất mở cơ chế cho ACV thực hiện đúng tiến độ giai đoạn I của sân bay Long Thành


(CHG) Mới đây, Bộ Tài chính đã gửi tờ trình Chính phủ về việc đề xuất sửa Nghị định 140, nhằm giúp cho Tổng công ty Cảng Hàng không Việt Nam (ACV) tăng vốn thông qua việc chia cổ tức bằng cổ phiếu để ACV đủ lực về tài chính trong việc triển khai thực hiện các dự án sân bay trọng điểm.
Cụ thể, tại dự thảo sửa đổi, bổ sung Nghị định 140 năm 2020, Bộ Tài chính đề xuất doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn được chia phần lợi nhuận còn lại cho cổ đông bằng cổ phiếu, thay vì tiền mặt như hiện tại. Đồng thời, việc trả cổ tức bằng cổ phiếu, chỉ được áp dụng với công ty cổ phần thực hiện các dự án quan trọng quốc gia được cấp có thẩm phê duyệt, Thủ tướng chấp thuận.
Theo Bộ Tài chính, đề xuất này được đưa ra theo yêu cầu của Phó thủ tướng - Lê Minh Khái tại thông báo cuối năm 2023, nhằm góp phần giải quyết những vấn đề phát sinh trong thực tiễn quá trình triển khai các dự án sân bay của ACV
Ông Lại Xuân Thanh - Chủ tịch HĐQT Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam trong lần làm việc với Bộ GTVT về việc xây dựng sân bay Long Thành
Ông Lại Xuân Thanh - Chủ tịch HĐQT Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam trong lần làm việc với Bộ GTVT về việc triển khai xây dựng sân bay Long Thành (Ảnh: Bảo Lan)
Trước đó, theo quy định hiện hành, doanh nghiệp có cổ phần, vốn góp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, phần lợi nhuận còn lại sẽ phải chia hết cổ tức, lợi nhuận bằng tiền mặt cho các cổ đông, thành viên góp vốn. Cổ tức từ phần góp vốn của Nhà nước sẽ được nộp vào ngân sách nhà nước.
Tại tờ trình Chính phủ, Bộ Tài chính đánh giá, nếu không được tăng vốn bằng trả cổ tức bằng cổ phiếu, ACV sẽ không đủ lực về tài chính để đáp ứng nhu cầu vốn. Điều này sẽ ảnh hưởng đến tiến độ hoàn thành việc đầu tư và xây dựng các dự án sân bay trọng điểm. Trong đó, phải kể đến là dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn 1. Theo kế hoạch, dự án này phải hoàn thành, đưa vào khai thác năm 2025.
Cũng trong báo cáo trước đó của Ủy ban quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, nhu cầu vốn đầu tư cảng hàng không, sân bay giai đoạn 2021-2025 mà ACV cần để thực hiện là 154.596 tỷ đồng. Khoản này được dự kiến bảo đảm từ nguồn vốn tự tích lũy của ACV và nguồn vốn huy động từ bên ngoài.
Tuy nhiên, từ đầu năm 2020, ảnh hưởng từ dịch Covid-19, kết quả sản xuất kinh doanh của ACV bị sụt giảm mạnh. Lợi nhuận trước thuế giai đoạn 2016-2018 trung bình 6.467 tỷ đồng mỗi năm, trong đó năm đỉnh cao 2019 là 9.976 tỷ đồng. Nhưng đến năm 2020, lợi nhuận sau thuế chỉ còn 2.071 tỷ đồng và năm 2021 giảm còn 924 tỷ đồng.
Sân bay Long Thành đã đượ khảo sát xây dựng từ năm 2015 và dự kiến 2025 sẽ hoàn thành các hạng mục của giai đoạn I
Sân bay Long Thành được khảo sát xây dựng từ năm 2015 và dự kiến 2025 sẽ hoàn thành các hạng mục của giai đoạn I (Ảnh: Bảo Lan)
Phân tích của Bộ Tài chính cho biết, kết quả sản xuất kinh doanh bị sụt giảm đã dẫn đến ACV khó đảm bảo tích lũy được nguồn vốn để cân đối thực hiện các dự án đầu tư dù nhu cầu vốn sau khi rà soát cắt giảm chỉ còn 113.499 tỷ đồng.
"Trong trường hợp này, ACV sẽ phải vay các tổ chức tín dụng, dẫn tới tăng rủi ro trong hoạt động đầu tư, giảm hiệu quả dự án và giảm hiệu quả hoạt động của ACV". Bộ Tài chính đánh giá.
Cũng theo Bộ Tài chính, nếu đề xuất này được thông qua, Ủy ban quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp sẽ tiến hành các thủ tục đầu tư bổ sung vốn nhà nước vào doanh nghiệp. Vốn điều lệ của ACV sẽ tăng lên tương ứng với phần lợi nhuận sau thuế còn lại từ năm 2019-2022 (khoảng 7.845 tỷ đồng), Nhà nước vẫn duy trì tỷ lệ sở hữu tại ACV mà không phải đầu tư trực tiếp từ nguồn ngân sách nhà nước.
Ngày 25/6/2015, Quốc hội khóa XIII đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu tư dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành.
Lúc này, tổng mức đầu tư khái toán cho toàn bộ dự án là 336.630 tỷ đồng (tương đương 16,03 tỷ USD, áp dụng đơn giá của năm 2014). Trong đó, giai đoạn một là 114.450 tỷ đồng (tương đương 5,45 tỷ USD). Diện tích đất của dự án 5.000 ha, trong đó, diện tích đất xây dựng kết cấu hạ tầng cảng hàng không 2.750 ha; diện tích đất cho quốc phòng 1.050 ha; diện tích đất dành cho hạng mục phụ trợ và công nghiệp hàng không, các công trình thương mại khác 1.200 ha.
Ngày 20/10/2020, UBND Đồng Nai ký bàn giao 1.800 ha đất cho Cảng vụ Hàng không miền Nam để thi công sân bay Long Thành giai đoạn một, cùng gần 800 ha cho giai đoạn hai dự án.
Ngày 11/11/2020, Chính phủ phê duyệt dự án đầu tư giai đoạn một dự án, với tổng mức đầu tư khoảng 109.111 tỷ đồng, mục tiêu đưa vào khai thác trong năm 2025.
Còn lại: 1000 ký tự
Nâng cao năng lực bảo vệ môi trường cho các doanh nghiệp ngành Công Thương khu vực Nam Trung Bộ

(CHG) Ngày 14/11, tại Đà Nẵng, Cục kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp (Bộ Công Thương) phối hợp với Hiệp hội Công nghiệp môi trường Việt Nam tổ chức Hội nghị tập huấn “Nâng cao năng lực bảo vệ môi trường cho các cơ quan, doanh nghiệp khu vực miền Trung”.

Xem chi tiết
Khu thương mại tự do - Động lực mới phát triển ngành logistics thành phố Đà Nẵng

(CHG) Ngày 14/11, Sở Công Thương phối hợp với Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam tổ chức Diễn đàn “Khu thương mại tự do Đà Nẵng - Động lực mới phát triển ngành logistics thành phố Đà Nẵng”.

Xem chi tiết
Long An: Tân Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh

(CHG) Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Long An đã có tân Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh.

Xem chi tiết
Xu hướng tiêu dùng xanh trong phát triển bền vững tại Việt Nam

Bài báo nghiên cứu "Xu hướng tiêu dùng xanh trong phát triển bền vững tại Việt Nam" do TS. Nguyễn Thị Hạnh (Khoa Kinh tế và Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Hải Phòng) thực hiện.

Xem chi tiết
Tự chủ đại học và những vấn đề thực tiễn triển khai tại các trường đại học công lập trực thuộc Bộ Công Thương

Đề tài Tự chủ đại học và những vấn đề thực tiễn triển khai tại các trường đại học công lập trực thuộc Bộ Công Thương do TS. Nguyễn Đồng Anh Xuân (Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội) thực hiện.

Xem chi tiết
2
2
2
3