Doanh nghiệp gỗ lao đao vì chậm được CITES Việt Nam cấp giấy phép


(CHG) Theo các doanh nghiệp nhập khẩu gỗ, nhiều lô hàng gỗ đã cập cảng Việt Nam không thể thông quan do thiếu giấy phép CITES nhập khẩu do CITES Việt Nam cấp. Trong bối cảnh tiêu dùng trong nước giảm mạnh, giá gỗ giảm mạnh, doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn thì nay lại phải oằn mình “cõng” thêm các loại phí lưu container, lưu bãi và nhiều thứ phí khác.
Ảnh minh hoạ. Internet
Theo Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (VIFOREST), ngay sau Hội nghị các quốc gia thành viên Công ước về buôn bán quốc tế các loài động thực vật hoang dã lần thứ 19 (CITES-COP19), ngày 23/2/2023, Ban Thư ký CITES đã ra thông báo số 2023/020 về hiệu lực của danh mục CITES sửa đổi, bổ sung. Theo thông báo này, các loài thực vật được bổ sung bao gồm các loài thuộc chi Gõ, Hương và Xà cừ phân bố phổ biến ở châu Phi.
Theo thông lệ, trong thời gian 90 ngày chờ hiệu lực, thương mại các loài thực vật trên vẫn diễn ra. Công ước CITES quy định rằng mẫu vật tiền công ước là mẫu vật có được (được khai thác) trước ngày các quy định của CITES được áp dụng đối với các loài cụ thể được đưa vào Phụ lục CITES. Như vậy, mẫu vật tiền công ước là mẫu vật đã rời khỏi môi trường sống tự nhiên trước ngày các quy định của CITES được áp dụng. Điều này cũng được khẳng định tại Khoản 17 Điều 3 về giải thích từ ngữ của Nghị định 06/2019/NĐ-CP của Chính phủ Việt Nam quy định về Quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp.
VIFOREST cho biết, trên thực tế, có rất nhiều doanh nghiệp nhập khẩu gỗ của Việt Nam đã ký hợp đồng với đối tác nước ngoài và gỗ đã rời cảng nước xuất khẩu để về các cảng đích của Việt Nam trước ngày các quy định của CITES có hiệu lực.
Tuy nhiên, theo quy định, hồ sơ đề nghị cấp phép CITES nhập khẩu yêu cầu phải có giấy đề nghị cấp giấy phép và bản sao hồ sơ chứng minh mẫu vật tiền Công ước hoặc bản sao giấy phép, chứng chỉ của Cơ quan quản lý CITES nước xuất khẩu cấp đối với mẫu vật tiền Công ước; hoặc bản sao giấy phép CITES xuất khẩu, giấy chứng nhận mẫu vật săn bắn do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp đối với mẫu vật săn bắn.
Theo quy định này, hồ sơ xin cấp giấy phép sẽ bao gồm đơn đề nghị cấp giấy phép và bản sao hồ sơ chứng minh mẫu vật tiền Công ước. Trong đó, vận tải đơn, giấy kiểm dịch thực vật là các văn bản pháp lý để chứng minh mẫu vật tiền công ước. Năm 2017, gỗ Giáng hương Tây Phi đã được Cơ quan quản lý CITES Việt Nam cấp giấy phép CITES nhập khẩu đối với lô hàng gỗ rời cảng xuất khẩu trong thời gian chờ áp dụng thông báo của CITES với hồ sơ xin cấp giấy phép chỉ bao gồm đơn xin cấp phép CITES và vận đơn.
Theo VIFOREST, tuân thủ thông báo của Ban Thư ký CITES, nhiều doanh nghiệp nhập khẩu gỗ đã nộp hồ sơ xin cấp giấy phép CITES nhập khẩu, trong đó có doanh nghiệp đã nộp giấy phép CITES tiền công ước của nước xuất khẩu cấp, nhưng vẫn không được Cơ quan quản lý CITES Việt Nam chấp nhận. CITES Việt Nam yêu cầu doanh nghiệp xuất trình giấy phép CITES xuất khẩu của nước xuất khẩu gỗ và chưa có sự giải thích thỏa đáng lý do từ chối hồ sơ của các doanh nghiệp.
Điều này dẫn đến tình trạng, gỗ đã cập cảng Việt Nam không thể thông quan do thiếu giấy phép CITES nhập khẩu do CITES Việt Nam cấp. Trong bối cảnh tiêu dùng trong nước giảm mạnh, giá gỗ giảm mạnh, doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn thì nay doanh nghiệp nhập khẩu gỗ lại phải oằn mình “cõng” thêm các loại phí lưu container, lưu bãi và nhiều thứ phí khác.
Trước thực trạng trên, VIFOREST đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tổng cục Lâm nghiệp và Cơ quan Quản lý CITES Việt Nam xem xét và cấp giấy phép CITES nhập khẩu cho các lô gỗ nhập khẩu thuộc đối tượng tiền công ước CITES để tránh cho doanh nghiệp nhập khẩu gỗ không phải chịu thiệt hại rất lớn do thay đổi của CITES.
Cũng cần phải nói thêm rằng mỗi năm nước ta nhập khẩu khoảng 1 triệu m3 gỗ từ 20 quốc gia châu Phi, chủ yếu qua thương gia trung gian châu Âu và Trung Quốc. Thực hiện Nghị định 102/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết về hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp của Việt Nam (VNTLAS), Việt Nam đã đi tiên phong trong việc thực thi Hiệp định đối tác tự nguyện về tăng cường thừa hành pháp luật, quản trị rừng và thương mại lâm sản (VPA/FLEGT).
Đặc biệt, việc quản lý nhập khẩu gỗ có rủi ro liên quan đến các quốc gia thuộc vùng địa lý chưa tích cực và các loài rủi ro cao đã được siết chặt. Các doanh nghiệp nhập khẩu gỗ cũng đã nghiêm túc thực hiện trách nhiệm giải trình (DDS) để đảm bảo gỗ nhập khẩu hợp pháp. Cho đến nay, Hải quan Việt Nam chưa phát hiện gỗ bất hợp pháp nhập khẩu vào Việt Nam./.

Nguồn: https://haiquanonline.com.vn/doanh-nghiep-go-lao-dao-vi-cham-duoc-cites-viet-nam-cap-giay-phep-173388.html

Còn lại: 1000 ký tự
Long An: Tân Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh

(CHG) Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Long An đã có tân Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh.

Xem chi tiết
Xu hướng tiêu dùng xanh trong phát triển bền vững tại Việt Nam

Bài báo nghiên cứu "Xu hướng tiêu dùng xanh trong phát triển bền vững tại Việt Nam" do TS. Nguyễn Thị Hạnh (Khoa Kinh tế và Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Hải Phòng) thực hiện.

Xem chi tiết
Tự chủ đại học và những vấn đề thực tiễn triển khai tại các trường đại học công lập trực thuộc Bộ Công Thương

Đề tài Tự chủ đại học và những vấn đề thực tiễn triển khai tại các trường đại học công lập trực thuộc Bộ Công Thương do TS. Nguyễn Đồng Anh Xuân (Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội) thực hiện.

Xem chi tiết
Giải pháp phát triển logistics Vùng đồng bằng sông Cửu Long

Đề tài Giải pháp phát triển logistics Vùng đồng bằng sông Cửu Long do ThS. Trần Thị Hoa Lý (Trường Đại học Điện lực) thực hiện

Xem chi tiết
Những xu hướng và thách thức trong lĩnh vực chuyển đổi số đối với nhà máy sản xuất

Bài báo nghiên cứu "Những xu hướng và thách thức trong lĩnh vực chuyển đổi số đối với nhà máy sản xuất" do Nguyễn Anh Vũ (Trường Đại học Hải Phòng) thực hiện.

Xem chi tiết
2
2
2
3