TÓM TẮT:
Nguồn nhân lực là một nguồn lực quan trọng của các tổ chức. Các doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn khi nguồn nhân lực không đáp ứng được mục tiêu của tổ chức trong bối cảnh chuyển đổi số. Hoạt động đào tạo sẽ giúp các doanh nghiệp đảm bảo đủ số lượng và chất lượng nhân lực cần thiết cho hoạt động sản xuất - kinh doanh. Bài báo phân tích yêu cầu về nhân lực trong quá trình chuyển đối số và thực trạng đào tạo của Cục Công nghệ thông tin - Ngân hàng Nhà nước, từ đó đề xuất các giải pháp để hoàn thiện công tác đào tạo trong bối cảnh chuyển đổi số của Cục.
Từ khóa: đào tạo, chuyển đổi số, Cục Công nghệ thông tin, Ngân hàng Nhà nước.
Chuyển đổi số đang trở thành nhu cầu và xu hướng tất yếu của doanh nghiệp trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay (Matt C,Hess T,Benlian A, 2015; Tùng Linh, 2022). Trong quá trình chuyển đổi số của doanh nghiệp, nguồn nhân lực đóng vai trò quan trọng đối với sự vận hành thành công của mỗi tổ chức (Nirmal K., B.,2016). Nguồn nhân lực hay nguồn vốn con người thể hiện tiềm năng, khả năng, năng lực và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Việc đào tạo nguồn nhân lực, đặc biệt là nhân lực chất lượng cao để tham gia quá trình chuyển đổi số tại doanh nghiệp đóng vai trò vô cùng quan trọng. Sự khác biệt giữa số hóa và chuyển đổi số một phần dẫn đến thực tế là nguồn lao động hiện nay tại nhiều tổ chức cần đảm bảo quá trình đào tạo nhân sự.
Những thay đổi trong kinh doanh và vận hành doanh nghiệp do Covid-19 gây ra đã góp phần sử dụng nhiều hơn các hoạt động công tác trực tuyến (Costa, 2021). Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã và đang thúc đẩy quá trình chuyển đổi số diễn ra mạnh mẽ và rộng khắp trên phạm vi toàn cầu. Trong lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng đã phê duyệt kế hoạch Chuyển đổi số ngành Ngân hàng với mục tiêu hiện đại hóa toàn diện hoạt động quản lý của Ngân hàng Nhà nước và hoạt động của các tổ chức tín dụng trên cơ sở ứng dụng và khai thác hiệu quả các thành tựu của cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Trong đó, Cục Công nghệ thông tin - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được xem là một trong những đơn vị hành chính cấp nhà nước đầu ngành tiên phong trong lĩnh vực chuyển đổi số hiện nay. Trong khi đó, chất lượng nguồn nhân lực hiện tại của các đơn vị phần lớn chưa đáp ứng được yêu cầu của chuyển đổi số trong thời điểm hiện tại và các mục tiêu trong tương lai. Trước thực tế này, tác giả tiến hành phân tích thực trạng hoạt động đào tạo và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện hoạt động đào tạo trong bối cảnh chuyển đổi số của Cục Công nghệ thông tin - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Yêu cầu về sức khỏe: Sức khỏe là tình trạng hoàn toàn thoải mái cả về thể chất, tâm thần và xã hội, chứ không phải là chỉ không có bệnh hay thương tật. Nhân lực trong quá trình chuyển đổi số của Cục cần có sức khỏe tốt để đáp ứng yêu cầu làm việc trong môi trường áp lực cao. CBCC trong Cục Công nghệ thông tin - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sẽ phải làm việc trong môi trường mang tính chuyên môn hóa cao, có sự liên hệ, phối hợp chặt chẽ giữa các tổ, bộ phận để tạo nên một dây chuyền nhịp nhàng, thông suốt.
Do đó, yêu cầu sức khỏe cũng cao hơn, nếu có trí tuệ, sáng tạo nhưng sức khỏe không đảm bảo thì người lao động khó có thể thực hiện được quá trình lao động sản xuất với hiệu quả cao. Bên cạnh đó, nếu sức khỏe được đảm bảo con người mới có nhu cầu làm việc, mới có điều kiện phát huy sáng tạo, thực hiện tốt chuyên môn nghiệp vụ và có cơ hội tiếp thu kiến thức mới.
Yêu cầu về trí lực: Để đáp ứng được yêu cầu về chuyển đổi số đòi hỏi nhân lực của Cục Công nghệ thông tin - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cần phải không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật. Kỹ năng nghề nghiệp có kỹ năng mềm mang tính chuyên môn, không phải là kỹ năng mang cá tính đặc biệt, chúng quyết định khả năng bạn có thể trở thành nhà lãnh đạo, thính giả, nhà thương thuyết hay người hòa giải xung đột. Do đó, để đáp ứng được yêu cầu về chuyển đổi số thì nhân lực của Cục Công nghệ thông tin - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cần nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng làm việc.
- Về Nhu cầu đào tạo: Việc xác định nhu cầu đào tạo được thực hiện qua Phòng hành chính tổng hợp. Phòng hành chính tổng hợp hướng dẫn các phòng khác trong Cục Công nghệ thông tin xác định nhu cầu đào tạo của mình. Phòng hành chính tổng hợp chịu trách nhiệm đề xuất, trình Cục trưởng phê duyệt. Nhu cầu đào tạo của Cục Công nghệ thông tin được xác định dựa trên những căn cứ sau: Căn cứ vào kết quả của quá trình tuyển dụng nhân viên mới; căn cứ vào định hướng phát triển, mục tiêu của Ngân hàng Nhà Nước hàng năm; trên cơ sở đó, sẽ hoạch định ra những mục tiêu cụ thể cần đạt được năm đó.
Dựa trên nhu cầu đào tạo của các phòng ban trong Cục Công nghệ thông tin, các phòng, tổ, đội dựa vào số lượng và chất lượng lao động hiện có của phòng như cơ cấu, trình độ chuyên môn, các yêu cầu trình độ và kỹ năng cần thiết cho công việc hiện tại sẽ lập danh sách đào tạo và gửi lên Phòng hành chính tổng hợp để xem xét đánh giá và tổ chức thực hiện đào tạo. Nhu cầu đào tạo của Cục Công nghệ thông tin giai đoạn 2020 – 2022, cụ thể: năm 2020 là 70 người, năm 2021 là 83 người và năm 2022 là 93 người. Có thể thấy, do sự thay đổi của môi trường cũng như mục tiêu và định hướng phát triển của Cục, nhu cầu đào tạo đã tăng qua các năm.
- Về xác định đối tượng đào tạo và phương pháp đào tạo: Quy định và tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng đào tạo tại Cục Công nghệ thông tin: Đối với việc xác định đối tượng đào tạo, Cục Công nghệ thông tin áp dụng theo quy chế đào tạo được quy định trong điều lệ hoạt động của Cục Công nghệ thông tin. Tại mục 7 trong điều lệ hoạt động của Cục Công nghệ thông tin đã nêu rõ các tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng đào tạo của Cục Công nghệ thông tin. Với các đối tượng đào tạo khác nhau, Cục có những phương pháp đào tạo khác nhau như trình bày tại Bảng 1.
(Đơn vị tính: Người)
Nguồn: Phòng hành chính tổng hợp
Có thể thấy, việc lập kế hoạch đào tạo CBCC của Cục Công nghệ thông tin khá rõ ràng. Cục Công nghệ thông tin đã sử dụng các phương pháp đào tạo hợp lý. Tuy nhiên, việc lựa chọn đối tượng đào tạo chỉ dựa trên yêu cầu đào tạo các phòng ban gửi lên chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu đào tạo thực tế của CBCC, cũng như nhu cầu CBCC trong tương lai của Cục Công nghệ thông tin. Kế hoạch đào tạo của Cục Công nghệ thông tin đặt ra mang tính chung chung, chưa cụ thể hóa bằng việc xác định chất lượng cần đạt được, vị trí nào cần đào tạo và đào tạo bao nhiêu, thời gian để nhân viên đạt kết quả như mong muốn.
- Về Kinh phí cho đào tạo CBCC: Quỹ đào tạo của Cục công nghệ thông tin có từ nguồn do Cục tự bỏ ra, nguồn này được trích từ quỹ đào tạo mà hàng năm Ngân hàng Nhà nước và nguồn từ CBCC tự nguyện bỏ tiền ra học nhằm nâng cao trình độ chuyên môn của mình để tạo cơ hội thăng tiến trong nghề nghiệp. Qua thống kê các số liệu cho thấy: Quỹ đào tạo của Cục Công nghệ thông tin tăng hàng năm luôn tăng lên nhưng không nhiều. Năm 2021 (310 triệu VNĐ) tăng so với năm 2020 (388 triệu VNĐ) là 78 triệu đồng do lợi nhuận sau thuế năm 2021 cao, vì vậy nguồn kinh phí trích từ lợi nhuận cũng tăng lên. Năm 2022 (397 triệu VNĐ) tăng lên là 9 triệu đồng tương ứng tăng 2% so với năm 2021. Mặt khác, tình hình sử dụng quỹ của Cục Công nghệ thông tin còn thấp: Năm 2021 sử dụng hết 68% tổng kinh phí đào tạo, năm 2022 sử dụng hết 72% tổng kinh phí cho đào tạo.
- Về đánh giá kết quả công tác đào tạo:
(i) Chỉ tiêu định tính:
Cục Công nghệ thông tin thường xuyên sử dụng phiếu đánh giá về sự hài lòng của CBCC với chất lượng khóa học nhằm rút kinh nghiệm trong việc hoạch định chính sách, chiến lược đào tạo.
Số lượng CBCC hài lòng sau khi được tham gia các chương trình đào tạo của Cục Công nghệ thông tin qua 3 năm đạt trung bình trên 80%, cụ thể năm 2020 là 79% nhưng năm 2021 tăng lên 82% và năm 2022 trung tâm là 85%.
Số lượng CBCC không hài lòng có xu hướng giảm xuống qua các năm 2020 -2022 từ 21% xuống còn 15%. Đây là dấu hiệu cho thấy công tác đào tạo của Cục Công nghệ thông tin có nhiều cải thiện, tuy nhiên mức độ CBCC chưa hài lòng qua các chương trình đào tạo của Cục Công nghệ thông tin vẫn chiếm tỷ trọng khá cao.
(ii) Chỉ tiêu định lượng:
Với cán bộ CBCC được cử đi học tại các trường chính quy, du học nước ngoài, việc đánh giá sẽ dựa trên bảng kết quả từ các trường, các trung tâm gửi về. Đối với CBCC được tham gia các khóa học được tổ chức tại Cục Công nghệ thông tin, việc đánh giá kết quả sẽ dựa vào điểm bài kiểm tra cuối khóa học.
Bảng 2. Đánh giá kết quả đào tạo CBCC tại Cục Công nghệ thông tin giai đoạn 2020 - 2022
TT |
Chỉ tiêu |
Năm 2020 |
Năm 2021 |
Năm 2022 |
|||
Số lượng |
Tỷ trọng % |
Số lượng |
Tỷ trọng % |
Số lượng |
Tỷ trọng % |
||
1 |
Tổng số CBCC được đào tạo |
70 |
100% |
81 |
100% |
91 |
100% |
2 |
Không đạt |
4 |
6% |
3 |
4% |
5 |
5% |
3 |
Trung bình |
32 |
46% |
33 |
41% |
43 |
47% |
4 |
Khá |
22 |
31% |
34 |
42% |
26 |
28% |
5 |
Giỏi |
12 |
17% |
11 |
14% |
17 |
19% |
Nguồn: Phòng tổ chức hành chính nhân lực
Qua kết quả đào tạo đã được thống kê ở Bảng 2, ta thấy chất lượng chương trình đào tạo của Cục Công nghệ thông tin chưa cao; Số CBCC không đạt yêu cầu đào tạo ngày càng tăng và phần lớn số CBCC tham gia dự thi bài kiểm tra thì số đạt trung bình chiếm tỷ trọng cao. Cụ thể, năm 2020 số CBCC đạt mức trung bình là 32 người, chiếm tỷ trọng 46%, nhưng năm 2022 tăng lên 43 người chiếm tỷ trọng 47%. Tỷ lệ CBCC đạt giỏi trong các năm chiếm tỷ trọng trung bình hơn 15%, còn CBCC đạt tỷ lệ khá chiếm tỷ trọng hơn 30%. Do đó, Cục Công nghệ thông tin cần có những biện pháp và phương pháp đào tạo CBCC tốt hơn, nhằm nâng cao hiệu quả đạo tạo nhân sự cho Cục Công nghệ thông tin, đáp ứng nhu cầu chuyển đổi số của Ngân hàng Nhà nước.
- Hoàn thiện chương trình và đa dạng hóa phương pháp đào tạo, phát triển
Trong 3 năm gần đây, Cục Công nghệ thông tin không thực hiện chương trình đào tạo ngoại ngữ và tin học cho cán bộ nhân viên, mặc dù hiện nay những kỹ năng này thực sự cần thiết. Đây là điều mà Cục Công nghệ thông tin cần chú ý hơn trong công tác đào tạo những năm tiếp theo. Nội dung chương trình đào tạo cho cán bộ sản xuất và CBCC kỹ thuật của Cục Công nghệ thông tin nên chi tiết và cụ thể hơn. Ngoài ra, nhằm đem lại kết quả mang tính thực tế cho chương trình đào tạo; khi lựa chọn được giáo viên, Cục Công nghệ thông tin cần tổ chức các hội thảo để phổ biến mục tiêu đào tạo và để giáo viên tìm hiểu thực tế hoạt động của Cục Công nghệ thông tin.
Chương trình đào tạo cần có sự kết hợp chặt chẽ của giáo viên giảng dạy và những CBCC lâu năm có kinh nghiệm. Như vậy, chương trình đào tạo mới đáp ứng được mục tiêu đào tạo của Cục Công nghệ thông tin, vừa mang những kiến thức mới cho CBCC, lại vừa sát với thực tế để CBCC có cơ hội áp dụng vào thực tế nhiều hơn, điều này giúp tăng năng suất lao động và sẽ góp phần giảm những chi phí không cần thiết phát sinh trong quá trình sản xuất tại đơn vị.
- Hoàn thiện việc đánh giá kết quả và hiệu quả sau đào tạo
(i) Hoàn thiện việc đánh giá kết quả đào tạo
Hiện nay Cục Công nghệ thông tin đánh giá kết quả đào tạo chủ yếu vào kết quả học tập của người được đào tạo và chỉ xem xét kết quả học tập của học viên thông qua bảng điểm, chứng chỉ, văn bằng, điều tra qua phiếu tự đánh giá của học viên về chương trình đào tạo… Để việc đánh giá kết quả sau đào tạo được chính xác, Cục Công nghệ thông tin nên sử dụng kết hợp với phiếu đánh giá học viên và phiếu đánh giá giáo viên giảng dạy để đánh giá toàn diện hơn chương trình và kết quả đào tạo.
Tuy nhiên, muốn đạt được hiệu quả và sự chính xác trong công tác đào tạo, Cục Công nghệ thông tin cần quan tâm tới việc xây dựng quan niệm đánh giá đào tạo chính xác cho cán bộ, công chức: Ban lãnh đạo và toàn bộ cán bộ, công chức trong Cục Công nghệ thông tin phải nhận thức được vai trò của đánh giá, thực hiện hoạt động đánh giá khách quan trung thực. CBCC cần tham gia đánh giá với trạng thái chân thành, nghiêm túc, vì thông qua đánh giá, cấp quản lý mới có thể cải tiến được năng lực quản lý, giảng viên mới có thể nâng cao được năng lực giảng dạy, giúp cho công tác bồi dưỡng đạt hiệu quả cao, CBCC có thể học được nhiều tri thức, kỹ năng và thái độ đúng mức hơn.
Ngoài ra, Cục Công nghệ thông tin nên tham khảo ý kiến của cán bộ quản lý, cấp trên trực tiếp của những người được đào tạo về những tiến bộ, những hạn chế của họ sau quá trình đào tạo. Thực hiện so sánh những người được đào tạo và chưa qua đào tạo để thấy sự chênh lệch.
Thực hiện phỏng vấn, sát hạch những kiến thức, kỹ năng mà học viên đã được học để xem họ áp dụng vào thực tế như thế nào. Như vậy, Cục Công nghệ thông tin có thể đánh giá toàn diện được chất lượng của khóa đào tạo.
(ii) Hoàn thiện việc đánh giá hiệu quả sau đào tạo
Công tác đánh giá hiệu quả đào tạo được thực hiện khá tốt tại Cục Công nghệ thông tin. Tuy vậy, để đánh giá hiệu quả chương trình đào tạo được tốt hơn nữa, trong tương lai cần xây dựng thêm các phương pháp đánh giá mới, có hiệu quả để bổ sung vào. Đặc biệt cần có các nghiên cứu để xác định xem hiệu quả của đào tạo phát triển thực sự tác động đến doanh thu và lợi nhuận Cục Công nghệ thông tin như thế nào? Hiệu quả của việc bỏ ra 1 đồng vốn cho đào tạo thì thu được bao nhiêu doanh thu? Nếu thực hiện được điều này nữa, Cục Công nghệ thông tin sẽ đánh giá được chính xác hiệu quả của đào tạo phát triển.
- Hoàn thiện các quy chế chính sách liên quan đến đào tạo của Cục Công nghệ thông tin
Các quy chế chính sách liên quan có tác động không nhỏ tới hiệu quả của đào tạo như: Quy chế đào tạo phát triển; Các chính sách khuyến khích hỗ trợ người được đi đào tạo; Chính sách bố trí và sử dụng CBCC sau khi đào tạo xong. Quy chế về thưởng phạt đối với CBCC đã được đào tạo. Một khi các chính sách này thực hiện tốt sẽ tạo điều kiện làm cho CBCC yên tâm, nhiệt tình và thỏa mãn với đào tạo phát triển. Hoàn thiện quy chế đào tạo giúp CBCC cảm thấy công bằng hơn về đào tạo khi tất cả mọi tiêu chuẩn, chỉ tiêu đánh giá, các phương pháp đều được quy định rõ ràng, rành mạch. Tránh được sự nghi ngờ đố kỵ, tạo sự đoàn kết gắn bó hơn trong tập thể. Chính sách khuyến khích hỗ trợ sẽ giúp CBCC giảm bớt các khó khăn, thuận lợi hơn khi tham gia đào tạo và nhiệt tình tham gia, thoải mái tâm lý, nên hiệu quả đào tạo cũng sẽ cao hơn. Chính sách thưởng phạt sẽ khuyến khích và nâng cao trách nhiệm của học viên. Còn chính sách bố trí sử dụng CBCC sau khi đào tạo xong sẽ là nguyên nhân chính để tạo động lực trong đào tạo và công việc của CBCC. Các chính sách này cần phải được hoàn thiện và thực hiện một cách tốt nhất để nâng cao hiệu quả đào tạo.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Costa, I., (2021). The Degree of Contribution of Digital Transformation Technology on Company Sustainability Areas. Journals Sustainability, 14(1), 1-27.
2. Matt C,Hess T,Benlian A (2015). Digital transformation strategies. Business & Information Systems Engineering, 57(5): 339-343.
3. Nirmal K., B. (2016). Digital transformation and its impact on human resource management: A case analysis of two unrelated businesses in the Mauritian public service. 147-152. 10.1109/EmergiTech.2016.7737328.
4. Tung Linh, (2022). Promoting innovation, digital transformation to support business development. Truy cập tại https://skhdt.laocai.gov.vn/chuyen-doi-so/thuc-day-doi-moi-sang-tao-chuyen-doi-so-ho-tro-phat-trien-doanh-nghiep-991305
5. Cục Công nghệ thông tin - Ngân hàng Nhà nước (2022). Tài liệu nội bộ các năm 2020, 2021, 2022.
Solutions to improve the human resource training and development activities of the Department of Information Technology, the State Bank of Vietnam in the context of digital transformation
Ph.D Nguyen Thi Thanh Dan1
Master’s student Nguyen Duc Anh2
1Lecturer, School of Economics and Management, Hanoi University of Science and Technology
2School of Economics and Management, Hanoi University of Science and Technology
Abstract:
Human resources is important for every organizations. Businesses will face difficulties when their human resources fail to meet organizational goals in the context of digital transformation. Training activities will help businesses ensure that the quantity and quality of human resources meet requirements. This paper analyzes the requirements for human resources of the Department of Information Technology, the State Bank of Vietnam in the context of digital transformation, and presents the current training and development activities of the Department of Information Technology. Based on the paper’s findingss, some solutions are proposed to help the department improve its training activities.
Keywords: training, digital transformation, the Department of Information Technology, the State Bank of Vietnam.
Nguồn: TẠP CHÍ CÔNG THƯƠNG
Đề tài Nguồn vốn cho doanh nghiệp du lịch chuyển đổi số do ThS. Trần Thúy Nga (Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội) thực hiện.
Xem chi tiết(CHG) Ngày 14/11, tại Đà Nẵng, Cục kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp (Bộ Công Thương) phối hợp với Hiệp hội Công nghiệp môi trường Việt Nam tổ chức Hội nghị tập huấn “Nâng cao năng lực bảo vệ môi trường cho các cơ quan, doanh nghiệp khu vực miền Trung”.
Xem chi tiết(CHG) Ngày 14/11, Sở Công Thương phối hợp với Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam tổ chức Diễn đàn “Khu thương mại tự do Đà Nẵng - Động lực mới phát triển ngành logistics thành phố Đà Nẵng”.
Xem chi tiết(CHG) Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Long An đã có tân Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh.
Xem chi tiếtBài báo nghiên cứu "Xu hướng tiêu dùng xanh trong phát triển bền vững tại Việt Nam" do TS. Nguyễn Thị Hạnh (Khoa Kinh tế và Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Hải Phòng) thực hiện.
Xem chi tiết