Giải pháp nâng cao vai trò của các chuyên gia kế toán - tài chính trong ứng dụng AI


TÓM TẮT:

Trí tuệ nhân tạo (ArtificiAI Intelligence - AI) là công nghệ mới thuộc lĩnh vực khoa học máy tính. AI đã và đang nhanh chóng làm thay đổi động lực phát triển cho mọi lĩnh vực... Các khả năng mới nổi của AI đang được kết hợp và hình thành theo những cách bất ngờ, tạo ra những cơ hội, thách thức mới, đồng thời cũng tạo ra những mối đe dọa tiềm ẩn. Bài viết cung cấp những hiểu biết sâu sắc về những kỹ năng cần có để chuẩn bị cho chuyên gia kế toán, tài chính tiếp tục nâng cao trình độ và liên tục trước những thách thức của quá trình áp dụng AI.

Từ khóa: AI, chuyên gia, kế toán - tài chính, rủi ro, ứng dụng AI

1. Đặt vấn đề

Cuộc cách mạng công nghệ 4.0 hiện nay đã cho thấy công nghệ nhanh chóng trở nên thông minh hơn và mạnh hơn, nhỏ hơn, nhẹ hơn và rẻ hơn. Các công nghệ này bao gồm phần cứng của các thiết bị, gồm: robot vật lý, máy bay không người lái và phương tiện tự trị và các thành phần của chúng (ví dụ: bộ xử lý, cảm biến, camera, chip). Công nghệ có thể là mã hoặc phần mềm như: phần mềm AnAIytics, phần mềm xử lý giọng nói, phần mềm sinh trắc học, thực tế ảo, thực tế tăng cường, công nghệ đám mây, công nghệ di động, gắn thẻ địa lý, nền tảng mã thấp, tự động hóa quá trình robot (RPA) và học máy. AI đã và đang thay đổi tất cả các ngành trong tất cả các lĩnh vực dịch vụ và tự động hóa. (Hình 1) 

Ứng dụng AI trong các lĩnh vực 

Việc ứng dụng AI trong doanh nghiệp được thực hiện ở mọi mặt của hoạt động kinh doanh và ngày càng nhiều trong thập kỷ này song song với việc AI được ứng dụng trong mọi mặt của cuộc sống của chúng ta, cho dù với tư cách là công dân, nhân viên, hay người tiêu dùng cá nhân. Các chuyên gia kế toán, tài chính có vai trò quan trọng để đảm bảo việc ứng dụng AI vào hoạt động doanh nghiệp được thực hiện có đạo lý và có đạo đức, điều đó sẽ mang lại lợi ích lâu dài bền vững cho doanh nghiệp cũng tác động tích cực đến môi trường, xã hội nói chung.

2. Vai trò của các chuyên gia kế toán, tài chính trong ứng dụng AI

Doanh nghiệp đối mặt với thách thức không chỉ đạt hiệu quả kinh doanh, mà còn phải đảm bảo được các mục tiêu xã hội để thu được giá trị lâu dài bền vững. Không ai khác chính là các chuyên gia kế toán, tài chính với vai trò và vị trí của mình trong doanh nghiệp là những người định hướng, dẫn dắt việc ứng dụng AI trong doanh nghiệp.

Giảm thiểu ảnh hưởng đến quyền cá nhân khi ứng dụng AI

Trước sự phát triển như vũ bão của AI, người dùng chung và xã hội vẫn đang duy trì một cái nhìn thận trọng với tác động của AI đến các quyền cá nhân như an toàn thông tin cá nhân, công bằng và minh bạch thông tin. Theo khảo sát của ACCA và CA ANZ, 43% nhận thấy ảnh hưởng tích cực của AI, tuy nhiên vẫn có 27% cho rằng tác động tiêu cực và 16% ở mức độ trung tính. Điều này cho thấy không phải ai cũng ghi nhận mặt tích cực của AI trong việc đưa ra giải pháp thông minh, hiệu quả, mà cho thấy có một nỗi lo ngại cần được giải quyết khi ứng dụng AI, đó chính là làm thế nào để quyền cá nhân được tôn trọng và đảm bảo AI không biến người sử dụng thành “những chú lợn sinh sản vô tính”, “từ phòng thí nghiệm đến thực tiễn” trong hành trình phát triển AI.

Không chỉ có nỗi lo ngại về quyền cá nhân bị ảnh hưởng, 64% người tham gia khảo sát đồng ý rằng ảnh hưởng của ứng dụng AI có ý nghĩa tích cực đến các hoạt động xã hội nói chung, nhưng 32% vẫn cho rằng có tác động không tích cực và dẫn tới bất bình đẳng trong xã hội. SDG10 nêu bật tính quan trọng của việc nỗ lực giảm bất bình đẳng trong xã hội, bởi vậy, nếu việc ứng dụng AI mà quên mất quan tâm tới vấn đề bình đẳng xã hội, sẽ dẫn tới những hệ lụy về sức khỏe, tinh thần ngắn và dài hạn của người sử dụng.

Khi xem xét ảnh hưởng đến quyền cá nhân khi ứng dụng AI, vai trò của các chuyên gia kế toán, tài chính phải đảm bảo các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp nhằm đưa ra các quyết định có đạo đức để không có ảnh hưởng tiêu cực tới lợi ích cộng đồng, xã hội, đặc biệt đối với các nhóm ít được quan tâm hoặc dễ bị tổn thương.

Giảm thiểu tác động tiêu cực của ứng dụng AI đến môi trường

Khi nhắc đến AI, AI thường được hiểu là “trí tuệ” và những năng lực “vô hình”. Trên thực tế, để hoạt động đúng chức năng, AI được vận hành dựa trên hệ thống hữu hình, vật liệu và nhiên liệu có nguồn gốc từ năng lượng tự nhiên, hay nói cách khác, chính là tiêu hao năng lượng khi hệ thống máy tính hoạt động xử lý dữ liệu bằng cách chạy các thuật toán AI. Các trung tâm dữ liệu, vì vậy mà tiêu thụ một lượng lớn năng lượng cho hoạt động xử lý dữ liệu, lưu trữ dữ liệu, bản chất chính là tạo ra khí thải nhà kính. Các vật liệu độc hại hoặc kim loại hiếm có thể cần thiết cho quá trình làm mát hoặc hỗ trợ khác. Ngoài ra, năng lượng còn cần tiêu thụ nếu duy trì một trung tâm dữ liệu lớn như hệ thống điện và chiếu sáng, làm mát của tòa nhà. Có một nghiên cứu cho thấy lượng khí thải carbon từ một model xử lý ngôn ngữ tự nhiên có thể tương đương 125 vòng bay qua lại giữa New York và Bắc kinh (theo Dyles 2020), hay một thuật toán phức tạp như GPT-3 để phân tích ngôn ngữ và dữ liệu văn bản có thể sử dụng năng lượng nhiều hơn (theo Quach 2020).

Mặc khác, AI cũng lại có thể làm giảm việc tiêu hao năng lượng đến 40% cho hệ thống làm mát nếu ứng dụng giải pháp phù hợp thông qua máy học (theo SeAI 2019).

Khi ứng dụng AI trong hoạt động, các chuyên gia kế toán, tài chính là người liên quan đến việc lập kế hoạch và thực hiện mua sắm hệ thống đó. Đôi khi họ sẽ phải đứng trước sự lựa chọn giữa hệ thống tốt, chính xác, giảm thiểu tiêu hao năng lượng với chi phí đầu tư và vận hành. Chuyên gia kế toán, tài chính lúc này cần phải trang bị cho mình kiến thức, kỹ năng về tác động của môi trường của AI để có thể đưa ra quyết định không chỉ có lợi cho doanh nghiệp, mà còn bảo vệ môi trường.

Tăng cường tính tin cậy, chính xác của báo cáo dấu chân sinh thái

Trước khi ứng dụng AI, các doanh nghiệp luôn gặp khó khăn đối với việc tập hợp và xử lý dữ liệu về báo cáo môi trường do các dữ liệu này thường là dữ liệu phi tài chính, không có cấu trúc. Khi không có sự hỗ trợ của AI, doanh nghiệp thường áp dụng việc “lựa chọn” khi trình bày, công bố các thông tin có lợi trong báo cáo dấu chân sinh thái, nhằm đem lại hình ảnh tốt hơn cho doanh nghiệp, trong khi có thể minh chứng không thật sự đầy đủ và đảm bảo.

Khi ứng dụng AI thu thập, lưu trữ dữ liệu và sử dụng ngôn ngữ tự nhiên vào xử lý dữ liệu, các dữ liệu và giảm khí thải nhà kính được báo cáo chính xác hơn. Từ đó sẽ giúp Ban giám đốc đưa ra quyết định một cách minh bạch và thuyết phục. Ví dụ Datamaran (Datamaran là nền tảng phân tích phần mềm xác định và giám sát các rủi ro bên ngoài, bao gồm ESG) đã phát triển một công cụ phân tích tính trọng yếu để giúp các công ty xác định và giám sát các rủi ro và cơ hội các mục tiêu ESG. Công cụ này được sử dụng để mô hình hóa các mục tiêu của ESG qua hàng trăm biểu hiện với mức độ chi tiết cao, phân tích chuyên sâu về các biểu hiện đó. AI được sử dụng để quét các thông tin trên báo cáo công ty hay các phương tiện truyền thông và phân loại các biểu hiện đó là “cao”, “trung bình”, hoặc “thấp” đối với mức độ ảnh hưởng về tài chính và mức độ ảnh hưởng hoạt động. Đây là một quá trình xử lý thông minh kết hợp tần suất xuất hiện để quyết định việc lựa chọn thông tin cần phải trình bày trên báo cáo ESG. Công cụ này được sử dụng bởi các công ty châu Âu để thực hiện đánh giá trọng yếu kép theo EU Non-FinanciAI Reporting Directive.

Theo Lutamyo B. MtawAIi (FCCA, MSc), Sustainable Finance Lead, IBM, các chuyên gia kế toán, tài chính đứng trước thách thức đảm bảo vai trò của mình với việc:

- Xác định tính hiệu quả của các hệ thống, quy trình và kiểm soát các dữ liệu ESG liên quan đến báo cáo tài chính.

- Xác thực dữ liệu ESG và đánh giá/cân nhắc các tác động tài chính của các vấn đề môi trường, xã hội và quản trị.

- Cung cấp báo cáo tài chính đầy đủ, chính xác và hợp lệ liên quan đến các mục tiêu ESG.

- Áp dụng các KPI có liên quan [chỉ số hiệu suất chính], đo lường, so sánh, giám sát và đánh giá hiệu quả hoạt động phù hợp với các tiêu chuẩn/khuôn khổ công bố thông tin ESG được công nhận.

- Đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn báo cáo quy định liên quan về ESG, tính bền vững và/hoặc biến đổi khí hậu.

- Dẫn dắt quá trình chuyển đổi sang hoạt động kinh doanh xanh hơn, môi trường bền vững và xã hội bình đẳng.

3. Khuyến nghị cho các chuyên gia kế toán - tài chính

Xây dựng mục tiêu bền vững định hướng ứng dụng AI từ cấp lãnh đạo: 66% người tham gia khảo sát đồng ý rằng các chuyên gia tài chính, kế toán đóng vai trò lãnh đạo định hướng trong quá trình ứng dụng AI. Các chuyên gia kế toán, tài chính đóng vai trò đảm bảo các tiếp cận ứng dụng AI nhất quán với các giá trị của doanh nghiệp và tổ chức (ví dụ như các giá trị về đa dạng và toàn diện, các giá trị về công bằng, các giá trị về minh bạch), hay nói cách khác xây dựng tiếng nói hướng dẫn định hướng quá trình thực hiện. Các mục tiêu bền vững này bao gồm xây dựng mục tiêu dài hạn của ứng dụng AI phù hợp với chiến lược của doanh nghiệp và tổ chức, phù hợp với các mục tiêu về quản trị, môi trường, xã hội, trong đó đã cân nhắc đến các rủi ro ảnh hưởng đến uy tín (reputation risk) khi ứng dụng sai dẫn tới hậu quả xã hội và chi phí tương ứng.

Giám sát tuân thủ thực hiện đúng các mục tiêu bền vững, đảm bảo tuân thủ các chính sách quy định: Một loạt khuyến nghị đề xuất nhiều hành động hơn nữa của người làm công tác kế toán, tài chính, quản trị trong ứng dụng AI nhằm hướng tới sự phát triển bền vững, có trách nhiệm với các vấn đề môi trường, xã hội và quản trị (ESG), như: thiết lập chính sách và thực hiện quản lý dữ liệu, lưu trữ và sử dụng dữ liệu. Các hành động cụ thể có thể được thực hiện trong quá trình giám sát thực hiện đúng các mục tiêu ESG của doanh nghiệp và tổ chức. Đây cũng là thời điểm người làm công tác kế toán, tài chính, quản trị có đóng góp chiến lược và thực tiễn hơn với yêu cầu phát triển mới của doanh nghiệp.

Đưa ra các xét đoán nghề nghiệp trong các trường hợp không có hướng dẫn chi tiết, đảm bảo các nguyên tắc đạo đức: AI có thể tạo ra những tình huống chưa từng thấy trước đây và để tránh quá phụ thuộc vào các phương pháp tiếp cận dựa trên danh sách kiểm tra đơn giản, nhưng không cung cấp toàn bộ hình ảnh hoặc để lại chỗ trống ngoài ý muốn kết quả. Ít hơn một nửa (43%) tin rằng tác động của AI về quyền của họ với tư cách một cá nhân là tích cực (ví dụ: an toàn và bảo mật cá nhân, mức độ công bằng, mức độ lựa chọn, mức độ minh bạch).

Xây dựng kiến ​​thức và kỹ năng cho các chuyên gia kế toán, tài chính: tạo lối đi (ví dụ: các khóa đào tạo, cơ hội làm việc tại chỗ) để xây dựng nhận thức và hiểu biết về các vấn đề liên quan đến đạo đức và tính bền vững của AI. Thiết lập các quy trình để chia sẻ các bài học kinh nghiệm từ việc áp dụng AI. Ít hơn một nửa (48%) hiểu biết cơ bản về cách thức hoạt động của thuật toán AI.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

  1. FinanciAI Stability Board Report (2017), ArtificiAI Intelligence and Machine Learning in FinanciAI Services.
  2. Lui, A., & Lamb, G. W. (2018), ArtificiAI intelligence and augmented intelligence collaboration: regaining trust and confidence in the financiAI sector. Information & Communications Technology Law, 27(3), 267 - 283.
  3. Sarvady, G. (2017). Chatbots, Robo Advisers, & AI: Technologies presage an enhanced member experience, improved sAIes, and lower costs. Credit Union Magazine, 83(12), 18-22.
  4. Ludwig, E. (2018). Regulators have their eye on AI. American Banker, 183 (130), 1.
  5. Nunn, Robin (2018). Workforce Diversity Can Help Banks Mitigate AI Bias. American Banker 183 (104), 1.

Solutions to improve the role of accountants and financiAI speciAIists when applying AI applications

Master. Nguyen Thi Sam

Faculty of Accounting, University of Economics - Technology for Industries

Abstract:

ArtificiAI Intelligence (AI) is a new technology of the computer science. AI has rapidly changed the development of many fields. Emerging capabilities in the science of AI have been used in creative ways, creating both new opportunities and potentiAI threats. This paper provides insights into the skills that  accountants and financiAI speciAIists need to prepare to overcome chAIlenges brougt by the development of AI.

Keywords: AI, speciAIist, accounting-finance, risk, AI application.

Nguồn: TẠP CHÍ CÔNG THƯƠNG

Còn lại: 1000 ký tự
Giải pháp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Tài chính ngân hàng

Đề tài Giải pháp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Tài chính ngân hàng do ThS. Đặng Thu Trang (Khoa Tài chính – Ngân hàng & Bảo hiểm - Trường Đại học Kinh tế kỹ thuật công nghiệp) thực hiện.

Xem chi tiết
Nguồn vốn cho doanh nghiệp du lịch chuyển đổi số

Đề tài Nguồn vốn cho doanh nghiệp du lịch chuyển đổi số do ThS. Trần Thúy Nga (Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội) thực hiện.

Xem chi tiết
Nâng cao năng lực bảo vệ môi trường cho các doanh nghiệp ngành Công Thương khu vực Nam Trung Bộ

(CHG) Ngày 14/11, tại Đà Nẵng, Cục kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp (Bộ Công Thương) phối hợp với Hiệp hội Công nghiệp môi trường Việt Nam tổ chức Hội nghị tập huấn “Nâng cao năng lực bảo vệ môi trường cho các cơ quan, doanh nghiệp khu vực miền Trung”.

Xem chi tiết
Khu thương mại tự do - Động lực mới phát triển ngành logistics thành phố Đà Nẵng

(CHG) Ngày 14/11, Sở Công Thương phối hợp với Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam tổ chức Diễn đàn “Khu thương mại tự do Đà Nẵng - Động lực mới phát triển ngành logistics thành phố Đà Nẵng”.

Xem chi tiết
Long An: Tân Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh

(CHG) Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Long An đã có tân Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh.

Xem chi tiết
2
2
2
3