Hàng loạt “ông lớn” về công nghệ chọn Việt Nam là điểm đến trong chuỗi cung ứng toàn cầu


Trong nghiên cứu mới nhất của CBRE cho thấy, Việt Nam nổi lên là một trong những trung tâm sản xuất của khu vực và thế giới trong suốt hơn một thập kỷ qua. Những bất ổn địa chính trị khiến các tập đoàn trên thế giới bắt đầu hình thành xu hướng đa dạng hóa chuỗi cung ứng. Theo đó, nhiều quốc gia Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, hưởng lợi từ làn sóng dịch chuyển sản xuất của các "ông lớn" này.
Nhiều “ông lớn” công nghệ “đổ bộ” vào Việt Nam
Theo bà Dương Thuỳ Dung - Giám đốc cấp cao của CBRE, “Việt Nam sẽ hưởng lợi nhiều từ việc di dời này. Việt Nam duy trì tốt các chỉ số tăng trưởng, lạm phát thấp, đầu tư mạnh cơ sở hạ tầng, nhiều hiệp định thương mại được ký kết… là các yếu tố hấp dẫn các nhà đầu tư di dời nhà máy sang Việt Nam”.
Bên cạnh đó, theo bà Dương Thùy Dung, nhờ sự hình thành các đường cao tốc phía Bắc cũng là cơ hội dẫn tới nhiều khu công nghiệp ra đời, thu hút các nhà đầu tư lớn về công nghệ như: Samsung và các nhà cung ứng của Samsung, Kyocera Milta, Nestle, Panasonic, Toto… Tương tự, tại phí nam cũng có hàng loạt nhà đầu tư như Bosch, Nidec, Schneider, Bayer, Cargill, Pepsi, Nestle… di dời nhà máy vào các khu công nghiệp ở TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai…
60% sản lượng điện thoại thông minh của Samsung bán ra trên toàn thế giới là đang được sản xuất tại Việt Nam
Nhà công nghệ Samsung với 60% sản lượng điện thoại thông minh bán ra trên toàn thế giới đang được sản xuất tại Việt Nam
Tại buổi tọa đàm trực tuyến “Việt Nam - Địa điểm chiến lược trong chuỗi cung ứng toàn cầu: cơ hội và thách thức” được tổ chức đầu tháng 9 vừa qua. Ông Nguyễn Thắng Vượng, -  Vụ thị trường Châu Âu, Châu Mỹ (Bộ Công thương) cũng đã đưa nhận định, thời gian qua xu hướng dịch chuyển dịch các chuỗi cung ứng toàn cầu diễn ra mạnh mẽ, nhất là các thương hiệu trong lĩnh vực công nghệ.
Cụ thể, theo số liệu của Bộ Công thương, tính đến nay Tập đoàn Apple của Hoa Kỳ đã chuyển 11 nhà máy sản xuất các thiết bị nghe nhìn vào Việt Nam, Tập đoàn Intel mở rộng giai đoạn hai nhà máy kiểm định chip tại TP.HCM tổng trị giá 4 tỷ USD, tập đoàn Lego của Đan Mạch đầu tư xây dựng nhà máy ở Bình Dương tổng vốn 1 tỷ USD.
Trong khi đó, một số tập đoàn lớn của Hoa Kỳ như Boeing, Google, Walmart đã có nhiều động thái nhằm nghiên cứu môi trường đầu tư kinh doanh tại Việt Nam, cũng như tìm kiếm mở rộng mạng lưới các nhà cung ứng và phát triển cơ sở sản xuất tại Việt Nam.
Đồng thời, nhà công nghệ Samsung đã dịch chuyển toàn bộ dây chuyền sản xuất điện thoại của tập đoàn về Việt Nam và Ấn Độ. 60% sản lượng điện thoại thông minh của Samsung bán ra trên toàn thế giới là đang được sản xuất tại Việt Nam.
Công nghiệp hỗ trợ - mối quan tâm lớn của nhà đầu tư FDI
Theo ông Nguyễn Thắng Vượng, sự “đổ bộ” ào ạt của các ông lớn trong ngành công nghệ, cho thấy doanh nghiệp Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội xen lẫn thách thức không nhỏ khi tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu.
Ông Vượng cho biết, một trong những điều doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài (FDI) quan tâm khi đầu tư vào Việt Nam, chính là khả năng cung ứng của doanh nghiệp trong ngành công nghiệp hỗ trợ (CNHT) trong nước. Tuy nhiên, hiện nay năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực này còn hạn chế chưa đáp ứng được so với yêu cầu của một nước công nghiệp.
Hoàn thiện chính sách CNHT là những yếu tố then chốt để doanh nghiệp Việt Nam có thể tham gia vào chuỗi cung ứng cho các doanh nghiệp FDI
Hoàn thiện chính sách CNHT là yếu tố then chốt để doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào chuỗi cung ứng cho các doanh nghiệp FDI
Còn Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp – Ông Ngô Khải Hoàn cũng đưa ra nhận định, “Công nghiệp - đặc biệt là các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đã và đang có vai trò ngày càng rằng, trước kia Việt Nam tận dụng lợi thế nhân công giá rẻ nhưng hiện nay, chi phí nhân công ngày càng tăng nên mất dần lợi thế này.
Ông Hoàn cho rằng, ngoài việc đầu tư máy móc thiết bị, các yếu tố từ năng lực chuyên môn, phương thức giao hàng... đang là những yếu tố then chốt để doanh nghiệp Việt Nam có thể tham gia vào chuỗi cung ứng cho các doanh nghiệp nước ngoài.
Cũng theo Phó Cục trưởng Cục công thương, hiện nay Chính phủ đã ban hành Nghị định số 111/CP năm 2015 với mục tiêu là phát triển ngành CNHT và thực tế là ngành này cũng có sự phát triển trong thời gian qua, nhưng vẫn chưa đủ mạnh. "Chúng ta chưa có bộ công cụ chính sách đủ để thúc đẩy CNHT phát triển cao hơn nữa. Các doanh nghiệp CNHT còn gặp những khó khăn về tài chính, tiếp cận nguồn vốn ".
Vì vậy, “để đón làn sóng dịch chuyển chuỗi cung ứng của doanh nghiệp FDI vào Việt Nam thời gian tới, Cục Công nghiệp cũng tập trung các hoạt động như hoàn thiện việc xây dựng chính sách, hỗ trợ đào tạo nâng cao năng lực cho doanh nghiệp CNHT. Trong đó sẽ tiếp tục hợp tác chặt chẽ với các đối tác như Samsung, Toyota…”. Ông Ngô Khải Hoàn cho hay.
Nhận định về phát triển ngành CNHT, một chuyên gia kinh tế đã thẳng thắn nhìn nhận, ngành CNHT của Việt Nam hiện phát triển mất cân đối nghiêm trọng. Chúng ta chưa hình thành được chuỗi cung ứng hoàn chỉnh trong nước và đa số các doanh nghiệp Việt Nam cũng chưa tham gia sâu vào các chuỗi giá trị toàn cầu của các tập đoàn đa quốc gia.
Bên cạnh đó, mối liên hệ, kết nối giữa doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước lỏng lẻo, không tạo ra tác động lan tỏa giữa khu vực FDI và khu vực kinh tế trong nước, dẫn đến tình trạng "một quốc gia, hai nền kinh tế" (khu vực FDI và khu vực kinh tế trong nước). Chuyên gia này cho hay.
Rõ ràng, các thành tố cơ bản tích cực của nền kinh tế như tăng trưởng GDP, thu hút đầu tư trực tiếp từ nước ngoài, lạm phát thấp và ổn định đã trở thành những tác nhân chính giúp củng cố cho vị thế cạnh tranh của Việt Nam tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Tuy nhiên, CBRE cho rằng, những chính sách và cải cách thể chế đến từ chính quyền là cần thiết để củng cố và phát triển ngành CNHT trong dài hạn.
Còn lại: 1000 ký tự
Năng lượng tái tạo và định hướng phát triển cho Việt Nam

Đề tài Năng lượng tái tạo và định hướng phát triển cho Việt Nam do TS. Nguyễn Thanh Huyền (Phó trưởng Khoa Thương mại điện tử và Kinh tế số, Đại học Đại Nam) - TS. Ngô Thị Quyên (Trưởng bộ môn Tài chính Ngân hàng - Khoa Kinh tế quản lý, Đại học Thăng Long) thực hiện.

Xem chi tiết
Hãy cùng nhau kề vai, sát cánh xây dựng Việt Nam ngày càng hùng cường, thịnh vượng

Chúng ta tin tưởng và tự hào rằng, những trang sử hào hùng, vẻ vang của dân tộc ta với tinh thần Điện Biên Phủ bất diệt, những khó khăn được tháo gỡ, những thách thức sẽ vượt qua để viết tiếp những bản hùng ca chiến thắng.

Xem chi tiết
Khám phá các nhân tố thúc đẩy hành vi chia sẻ tri thức trong sinh viên ngành Kinh tế trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

Đề tài Khám phá các nhân tố thúc đẩy hành vi chia sẻ tri thức trong sinh viên ngành Kinh tế trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh do TS. Nguyễn Thị Hồng Nguyệt - ThS. Nguyễn Thị Bích Duyên - ThS. Lê Quang Huề (Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh) thực hiện.

Xem chi tiết
Thực trạng phát triển nguồn nhân lực tỉnh Hải Dương

Đề tài Thực trạng phát triển nguồn nhân lực tỉnh Hải Dương do ThS. Phạm Đức Kiểm (Khoa Kinh tế - Quản trị, Trường Đại học Hải Dương) thực hiện.

Xem chi tiết
Giải quyết mối quan hệ giữa thực hành dân chủ và tăng cường pháp chế, bảo đảm kỷ cương xã hội, góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa

​CHG - Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng ta luôn nhất quán quan điểm xây dựng một đất nước dân chủ, kỷ cương và phục vụ nhân dân. Việc giải quyết tốt mối quan hệ giữa thực hành dân chủ và tăng cường pháp chế, bảo đảm kỷ cương xã hội như Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết số 27-NQ/TW, của Hội nghị Trung ương 6 khóa XIII, ngày 9-11-2022, “Về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới” là phương thức thể hiện quan điểm ấy của Đảng.

Xem chi tiết
2
2
2
3