Hàng ngàn người đến Hội hoa Xuân Phú Mỹ Hưng trước giờ khai mạc


(CHG) Tối qua (4/1), trước giờ khai mạc chính thức Hội hoa Xuân Phú Mỹ Hưng Tết Giáp Thìn - 2024 (khu Hồ Bán Nguyệt, đô thị Phú Mỹ Hưng, Quận 7, Tp.HCM) đã thu hút hàng ngàn người dân thành phố và du khách thập phương đến chụp ảnh và tham quan. 
Hội hoa xuân Phú Mỹ Hưng được tổ chức lần đầu tiên vào năm 2004. Trong suố 20 năm qua, Hội chợ hoa Phú Mỹ Hưng cũng đã trở thành một nét văn hóa và là món ăn không thể thiếu của người dân Quận 7 nói riêng, người dân thành phố và khách du lịch trong và ngoài nước nói chung, trong mỗi dịp Xuân về.
Cắt băng khai mạc
Lễ cắt băng khai mạc Hội chợ Hoa Xuân PMH -2024 vào tối hôm qua 4/1 (Ảnh: Bảo Lan)
Năm nay, với chủ đề là Xuân Sum Vầy, Ban Tổ chức Hội hoa Xuân Phú Mỹ Hưng mong muốn hướng đến cội nguồn văn hóa Việt trong dịp Tết cổ truyền của dân tộc và hứa hẹn mang đến trải nghiệm du xuân thú vị cho người dân Tp.HCM và các tỉnh lân cận. Sự kiện này cũng đánh dấu bước khởi đầu cho chuỗi hoạt động của Công ty Phú Mỹ Hưng trong năm 2024, đồng thời là một cơ hội ý nghĩa để cộng đồng kết nối và giao lưu.
Tết là dịp để đoàn viên và sum họp. Bên mâm ngũ quả, bánh chưng xanh, câu đối đỏ… mọi người cùng nhau ôn lại những câu chuyện đã qua, cùng nhau chia sẻ niềm vui, ước vọng cho một năm mới an khang thịnh vượng. Giữa bầu không khí quây quần, ấm áp của ngày xuân, câu chuyện về cội nguồn dân tộc là câu chuyện sum vầy quý giá nhất mà Hội hoa xuân Phú Mỹ Hưng Tết Giáp Thìn - 2024 muốn “kể lại” với khách du xuân qua những tiểu cảnh trên Đường hoa Phú Mỹ Hưng”. Đại diện công ty Phú Mỹ Hưng chia sẻ.
Trước giờ khai mạc
Trước giờ khai mạc đã thu hút hàng ngàn người dân đến tham quan và chụp ảnh (Ảnh: Bảo Lan)
Du khách sẽ dễ dàng cảm nhận về cội nguồn qua truyện cổ tích Lạc Long Quân – Âu Cơ khi tham quan tiểu cảnh “Con Rồng Cháu Tiên” với hình ảnh Rồng Thần – Chim Tiên và bằng việc tái hiện qua hai tiểu cảnh “Cha Rồng đưa con xuống biển” và “Mẹ Tiên đưa con lên non”, gợi nhớ về thời khai hoang mở cõi của người Việt xa xưa.
Những biểu tượng thiêng liêng, ngàn đời của văn hóa Việt cũng được tôn vinh tại Hội hoa xuân Phú Mỹ Hưng Tết Giáp Thìn - 2024 qua các tiểu cảnh như: Cổng chim lạc và Trống đồng Đông Sơn.
Bộ số 2024
Bộ số của năm 2024 được thiết kế với phong cách cổ điển với nét hoa văn vảy rồng, vừa là dấu ấn linh vật của năm, vừa làm nên sự kết nối giữa truyền thống và hiện đại (Ảnh: Bảo Lan)
Đường hoa Phú Mỹ Hưng 2024 còn có sân khấu ngập tràn sắc xuân, các tiểu cảnh ngày xuân và làng quê thân thuộc như: phố ông đồ, thuyền hoa, giàn bầu bí, cánh đồng lúa, cánh đồng hoa cải… Cùng với đó là khu vực trưng bày một số hình ảnh của Hội hoa xuân Phú Mỹ Hưng qua suốt một thập kỷ, từ năm 2012 – 2023.
Ban tổ chức cho biết, đường hoa sẽ mở cửa từ 24 tháng Chạp đến Mùng 4 Tết để phục vụ khách du xuân. Đồng thời, nhằm phục vụ cư dân khu đô thị Phú Mỹ Hưng và người dân ở khu vực phía Nam Thành phố, song song với Hội Hoa Xuân, thì Chợ hoa Tết với khoảng 145 gian hàng hoa, kiểng đến từ các nhà vườn ở TP.HCM và các tỉnh như Bến Tre, Đồng Tháp…, cũng sẽ được mở cửa từ 23 tháng Chạp đến 30 Tết (02/02 –09/02/2024).
Phố ông Đồ
Phố ông Đồ tạo sự tò mò và thích thú cho khách quốc tế (Ảnh: Bảo Lan)
Nhân dịp này, BTC cũng đã bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc đến các nhà tài trợ gồm Công ty Cổ phần Ánh Dương Việt Nam (Vinasun Taxi); Công ty Unilever Việt Nam (Nhãn hàng Omo và Comfort) và Công ty Unilever Việt Nam (Nhãn hàng Wall's), App Livin PMH, Trung tâm thương mại Crescent Mall
Một số hình ảnh khác của Hội hoa Phú Mỹ Hưng: 
Hội chợ dài gần 1 km
Đường hoa Xuân Phú Mỹ Hưng dài gần 700m với rất nhiều tiểu cảnh gợi nhớ về cội nguồn (Ảnh: Bảo Lan)
Trang trí bằng tre
Những tiểu cảnh được trang trí bằng tre dân dã, mộc mạc và gần gữi với người dân Việt Nam (Ảnh: Bảo Lan)
Một hình ảnh rất thôn quê được tái hiện
Một hình ảnh rất thôn quê được tái hiện ngay giữa thành phố làm mê mẩn hồn khách du Xuân (Ảnh: Bảo Lan)
Con Rồng- Biểu tượng của năm

 

 










 

Con Rồng,linh vật biểu tượng của năm được thiết kế rất đẹp mắt đầu ngẩng cao - hứa hẹn một năm mới bội thu (Ảnh: Bảo Lan)
Nhân dịp này, BTC cũng phát động cuộc thi ảnh “Khoảnh khắc Hội hoa xuân Phú Mỹ Hưng”, với mong muốn lan tỏa những khoảnh khắc, những hình ảnh đẹp của khách tham quan Hội hoa xuân Phú Mỹ Hưng qua các năm, với tổng giá trị giải thưởng lên đến 25 triệu đồng.
Cuộc thi diễn ra trên nền tảng Facebook từ 3/2 – 16/2/2024. Theo đó, người tham gia cuộc thi sẽ đăng bài dự thi (là hình ảnh tham gia Hội hoa xuân PMH qua các năm, không giới hạn số lượng.
Cuộc thi khuyến khích những hình ảnh thể hiện quá trình tham gia qua nhiều năm, những hình ảnh ghi lại dấu ấn của năm được đăng tải trên trang cá nhân ở chế độ công khai  cùng hashtag:  #khoanhkhachoihoaxuanPMH. Sau đó gửi link bài dự thi bằng cách bình luận vào bài viết về cuộc thi tại fanpage Phú Mỹ Hưng Ngày Nay.
Chi tiết cuộc thi tham khảo tại:
https://www.facebook.com/phumyhung.1993/posts/pfbid0DRebg265nyRWKwug76MvbNVSztyBpdBMtCp2Q2ushW3FvmKp7n9o1tMZfCZs2H9tl






 
Còn lại: 1000 ký tự
Khắc phục "khoảng trống" pháp lý trong xử lý tội sản xuất, buôn bán hàng giả

(CHG) TS. Nguyễn Thanh Mai, Trưởng bộ môn Kỹ năng tham gia giải quyết vụ án hình sự, Học viện Tư pháp, đã có những phân tích sâu sắc về hành vi khách quan của tội sản xuất, buôn bán hàng giả, cũng như những “vùng trống” pháp lý còn tồn tại trong Bộ luật Hình sự hiện hành.

Xem chi tiết
Tạp chí Điện tử Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại tổ chức buổi gặp mặt nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam

(CHG) Ngày 21/6/2025, tại Hà Nội, Tạp chí điện tử Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại (CHG) đã tổ chức buổi gặp mặt thân mật nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam. Đây là dịp để tri ân, ôn lại truyền thống vẻ vang của nền báo chí cách mạng, đồng thời khẳng định vai trò, sứ mệnh và trách nhiệm xã hội của Tạp chí trong công cuộc phòng, chống hàng giả, gian lận thương mại và buôn lậu trong thời kỳ mới.

Xem chi tiết
100 năm Báo chí cách mạng Việt Nam, từ ngọn đèn nhỏ đến ngọn lửa thời đại

(CHG) Ngày 21/6/1925, tờ báo Thanh Niên do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc sáng lập đã chính thức ra đời, đánh dấu sự khai sinh của nền báo chí cách mạng Việt Nam. Từ đó đến nay, 100 năm đã trôi qua, một thế kỷ của bản lĩnh, dấn thân, sáng tạo và đồng hành cùng dân tộc. Nhìn lại chặng đường vẻ vang ấy, chúng ta không chỉ tri ân những người làm báo qua các thời kỳ mà còn thấy rõ vai trò của báo chí trong việc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và chấn hưng đất nước trong thời kỳ mới.

Xem chi tiết
Báo chí cách mạng, ngòi bút kiên cường trên mặt trận chống hàng giả, gian lận thương mại

(CHG) Năm 2025 đánh dấu một cột mốc lịch sử đặc biệt: tròn 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam. Trên hành trình một thế kỷ đồng hành cùng sự nghiệp cách mạng, phát triển và bảo vệ Tổ quốc, báo chí cách mạng Việt Nam không chỉ là “vũ khí tư tưởng” sắc bén, mà còn là tuyến đầu trong nhiều cuộc đấu tranh không tiếng súng. Đặc biệt, trong bối cảnh hàng giả, hàng nhái, gian lận thương mại và buôn lậu ngày càng tinh vi, báo chí tiếp tục phát huy vai trò tiên phong, trở thành cánh tay nối dài của các lực lượng chức năng, cùng xã hội xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh, bảo vệ quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng.

Xem chi tiết
“Tiền phạt như một phần chi phí kinh doanh”, báo động về tư duy làm ăn phi pháp

(CHG) Tại buổi họp báo về tình hình kinh tế, xã hội TP HCM chiều 5/6/2025, câu phát biểu ngắn gọn nhưng đầy trăn trở của ông Nguyễn Quang Huy, Chi cục phó Quản lý thị trường TP HCM đã gây chú ý mạnh mẽ trong dư luận: “Nhiều tiểu thương coi tiền phạt như một phần chi phí kinh doanh”.

Xem chi tiết
2
2
2
3