Ngành nông nghiệp mở rộng thị trường, tạo động lực tăng trưởng mới


(CHG) Ba tháng đầu năm, sản xuất nông nghiệp có những tăng trưởng đáng kể. Xuất khẩu gạo, rau quả, hạt điều… đều tăng về giá trị.
Toàn cảnh cuộc họp báo. Ảnh: VGP/Đỗ Hương

Ngày 31/03, Bộ NN&PTNT tổ chức Họp báo thường kỳ quý I và một số nhiệm vụ trọng tâm quý II năm 2023.

Ông Nguyễn Văn Việt, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch (Bộ NN&PTNT) cho biết, 3 tháng đầu năm, ngành nông nghiệp, nông thôn thực hiện kế hoạch trong điều kiện thời tiết khá thuận lợi, dịch bệnh trên gia súc, gia cầm được kiểm soát; nhưng giá vật tư, nguyên liệu đầu vào phục vụ sản xuất nông nghiệp vẫn ở mức cao.

Ngành nông nghiệp đã chủ động phối hợp với các bộ, ngành, địa phương tập trung triển khai các giải pháp nhằm ổn định sản xuất, ứng phó với biến động thị trường, thời tiết, dịch bệnh; tăng cường đàm phán mở cửa thị trường nhằm đẩy mạnh tiêu thụ nông sản. 

Nhờ vậy, nông nghiệp vẫn đạt tăng trưởng khá; đảm bảo đủ nguồn cung lương thực, thực phẩm, hàng hóa thiết yếu, góp phần ổn định xã hội và an sinh xã hội.

Ông Nguyễn Văn Việt cho biết, điểm nhấn trong quý I/2023 của ngành nông nghiệp là việc xuất khẩu gạo, rau quả, hạt điều… đều tăng về giá trị.

Theo báo cáo của Trung tâm Chuyển đổi số và Thống kê Nông nghiệp (Bộ NN&PTNT), tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng nông, lâm, thủy sản 3 tháng đầu năm ước đạt 20,63 tỷ USD; trong đó, xuất khẩu ước đạt 11,19 tỷ USD; nhập khẩu ước đạt 9,44 tỷ USD; xuất siêu 1,76 tỷ USD.

Những mặt hàng đạt giá trị xuất khẩu cao hơn cùng kỳ năm trước, như: gạo đạt 952 triệu USD (tăng 30,2%); nhóm rau quả đạt 935 triệu USD (tăng 10,6%); hạt điều đạt 708 triệu USD (tăng 14,2%); sữa và sản phẩm sữa đạt 33,3 triệu USD (tăng 22,2%); thịt, phụ phẩm từ thịt đạt 37 triệu USD (tăng 80,1%),...

Về thị trường xuất khẩu, các thị trường thuộc khu vực châu Á chiếm 48,8% thị phần, châu Mỹ 20,3%, châu Âu 12,8%, châu Đại Dương 1,4% và châu Phi 1,2%. Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn nhất, giá trị xuất khẩu đạt 2,4 tỷ USD (chiếm 21,5% thị phần); đứng thứ 2 là Hoa Kỳ đạt 2,04 tỷ USD (chiếm 18,2%); thứ 3 là Nhật Bản với giá trị xuất khẩu đạt 936 triệu USD (chiếm 8,4%); thứ 4 Hàn Quốc với giá trị xuất khẩu đạt 528 triệu USD (chiếm 4,7%).

Bên cạnh đó sản xuất nông nghiệp cũng có những tăng trưởng đáng kể.

Về lĩnh vực trồng trọt, tính chung 3 tháng đầu năm, giá trị sản xuất trồng trọt tăng khoảng 1,21% so với cùng kỳ năm 2022, chiếm 59,5% tỉ trọng giá trị sản xuất của lĩnh vực nông nghiệp chung. Đến nay đã thu hoạch 1.355,4 nghìn ha lúa, tăng 5,9%, năng suất bình quân đạt 67,1 tạ/ha, tăng 1,1 tạ/ha; sản lượng đạt khoảng 9,1 triệu tấn, tăng 7,6%.

Về chăn nuôi, trong 3 tháng đầu năm, dù dịch bệnh trên gia súc, gia cầm được kiểm soát tốt nhưng chăn nuôi lợn gặp khó khăn do giá bán thịt hơi vẫn ở mức thấp trong khi giá nguyên liệu chế biến thức ăn chăn nuôi tăng cao. 

Chăn nuôi gia cầm trên cả nước phát triển ổn định. Giá trị sản xuất chăn nuôi quý I tăng khoảng 4,69%, chiếm 35,2% tỉ trọng giá trị sản xuất của lĩnh vực nông nghiệp chung; với sản lượng thịt hơi các loại chính đạt trên 1,9 triệu tấn, tăng 6,0% so với cùng kỳ năm trước.

Những tháng qua, thời tiết tương đối thuận lợi đối với hoạt động trồng rừng và khai thác rừng trồng trên cả nước nhờ vậy tăng trưởng lĩnh vực lâm nghiệp khá cao, ước đạt 3,66% so với cùng kỳ năm trước. Đến nay có 718 chủ rừng quả lý 7,65 triệu ha rừng và đất lâm nghiệp, 417 phương án quản lý rừng bền vững được phê duyệt, đạt 58% tổng số phương án cần phê duyệt.

Tăng trưởng lĩnh vực thủy sản quý I khoảng 2,68% so với cùng kỳ năm trước. Tổng sản lượng thủy sản tháng 3 ước đạt 703,8 nghìn tấn, tăng 1,5% so với cùng kỳ năm 2022. Lũy kế 3 tháng đầu năm, tổng sản lượng thủy sản ước đạt 1.889,2 nghìn tấn, tăng 1,4% so với cùng kỳ năm ngoái.

Tại cuộc họp, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến nhấn mạnh: Càng khó khăn, thách thức càng đòi hỏi chúng ta càng phải dốc hết sức thực hiện đồng bộ, linh hoạt, sáng tạo các giải pháp và tiếp tục đổi mới, mở rộng tư duy; hành động nhanh, kết quả thật để khai thông thị trường, tạo động lực tăng trưởng mới, phấn đấu đạt các mục tiêu phát triển.

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cho biết, trong quý II/2023, Bộ NN&PTNT xác định tập trung vào các nhiệm vụ, giải pháp như:

Về trồng trọt, bảo vệ thực vật, theo dõi sát tình hình thời tiết khí tượng, thủy văn để chỉ đạo thời vụ, cơ cấu cây trồng phù hợp. Nắm bắt tình hình sản lượng các loại cây ăn quả chủ lực phục vụ xuất khẩu như thanh long, nhãn, xoài, sầu riêng, cây có múi đề xuất chỉ đạo rải vụ cây trồng phù hợp với thị trường tiêu thụ, có giá bán tốt và hiệu quả kinh tế cao.

Chăn nuôi, thú y chú trọng kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh; theo dõi sát diễn biến thị trường nguyên liệu, nguồn cung và giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, giống vật nuôi, có biện pháp chỉ đạo kịp thời tránh tình trạng tăng đột biến về giá cả. Nghiên cứu, đề xuất kế hoạch xây dựng vùng sản xuất nguyên liệu thức ăn chăn nuôi (ngô, sắn), tập trung vào một số khu vực có tiềm năng như Tây Nguyên, miền núi phía Bắc.

Kiểm tra, theo dõi thi hành pháp luật về thủy sản tại địa phương, chống khai thác IUU. Theo dõi diễn biến của thời tiết, dự báo ngư trường, nhu cầu của thị trường, kịp thời chỉ đạo sản xuất nuôi trồng, khai thác thủy sản hiệu quả, đạt các mục tiêu kế hoạch năm.

Về lâm nghiệp, theo dõi, đôn đốc các địa phương chuẩn bị đủ cây giống, hiện trường để trồng rừng theo kế hoạch, chủ động kiểm soát chất lượng giống cây trồng lâm nghiệp; thông tin, cảnh báo nguy cơ cháy rừng; chỉ đạo, đôn đốc hệ thống kiểm lâm cả nước thực hiện các biện pháp phòng cháy chữa cháy rừng, bố trí lực lượng thường trực tại các vùng rừng có nguy cơ cháy cao. 

Đẩy mạnh phát triển thị trường, tháo gỡ rào cản, tạo thuận lợi cho tiêu thụ trong nước và xuất khẩu; hỗ trợ doanh nghiệp ký kết đơn hàng xuất khẩu mới. Tổ chức Hội nghị các tỉnh biên giới về kết nối giao thương, thúc đẩy thương mại nông sản Việt Nam –Trung Quốc; tham gia chuỗi sự kiện quảng bá nông sản chủ lực của Việt Nam tại Vương quốc Anh...

Cùng với đó theo dõi chặt chẽ tình hình thời tiết, nguồn nước, xâm nhập mặn để chỉ đạo ứng phó chủ động, kịp thời, hiệu quả. Tăng cường công tác quản lý, bảo đảm an toàn đập, hồ chứa thủy lợi, đê điều trong mùa mưa, lũ năm 2023./.

Nguồn: https://baochinhphu.vn/nganh-nong-nghiep-mo-rong-thi-truong-tao-dong-luc-tang-truong-moi-102230331100721892.htm

Còn lại: 1000 ký tự
Việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành Kinh tế - Trường Đại học Giao thông Vận tải

Nghiên cứu tiến hành đánh giá thực trạng việc làm và các kỹ năng cần thiết cho sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành Kinh tế, Trường Đại học Giao thông Vận tải. Kết quả nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ sinh viên có việc làm sau khi tốt nghiệp ngành Kinh tế trong năm đầu tiên khá cao (84,58%), chủ yếu làm việc trong khu vực tư nhân (80,2%) và tỷ lệ làm việc không đúng ngành đào tạo có xu hướng tăng. Các kỹ năng cần thiết để tăng khả năng có việc làm đúng ngành đào tạo là hiểu biết về kinh tế, xã hội, ngoại ngữ; kỹ năng tìm kiếm và đúc kết thông tin; kỹ năng làm việc hybrid; kỹ năng ra quyết định; khả năng chịu áp lực công việc,…

Xem chi tiết
Rủi ro xây dựng thương hiệu sản phẩm của doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam ứng dụng công nghệ cao: Thực trạng và một số khuyến nghị

TÓM TẮT: Việt Nam có rất nhiều nông sản nổi tiếng đã gây tiếng vang trên trường quốc tế như gạo ST25 được công nhận là gạo ngon nhất thế giới năm 2019 do The Rice Trader tổ chức, hay quả vải được đón nhận ở Nhật Bản, Úc,… Thương hiệu nông sản Việt Nam ngày càng tiếp cận đến những thị trường khó tính và màu mỡ hơn. Việc xây dựng và bảo vệ thương hiệu đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với nông sản Việt Nam. Nhóm nghiên cứu đã tổng hợp thông tin về một số rủi ro ở các doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao khi xây dựng thương hiệu sản phẩm của mình. Từ khóa: rủi ro, thương hiệu sản phẩm, doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam, ứng dụng công nghệ cao, xây dựng và bảo vệ thương hiệu.

Xem chi tiết
Biện pháp cấp bách nhằm giảm ùn ứ nông sản tại các cửa khẩu phía Bắc

(CHG) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 492/CĐ-TTg ngày 31/5/2023 về việc chủ động triển khai các biện pháp cấp bách nhằm giảm ùn ứ và thúc đẩy xuất khẩu nông sản tại các cửa khẩu biên giới phía Bắc.

Xem chi tiết
Xung đột quyền giữa chỉ dẫn địa lý và nhãn hiệu - Kinh nghiệm từ vụ việc thực tiễn

Tóm tắt: Đặc thù thổ nhưỡng và sự đa dạng văn hóa các vùng miền Việt Nam dẫn đến hiện tượng nhiều sản phẩm địa phương có chất lượng gắn kết nhất định với nguồn gốc địa lý. Mức độ gắn kết này không phải lúc nào cũng đủ thuyết phục cộng đồng địa phương quan tâm việc quảng bá sản phẩm, nhưng vẫn có những cá nhân, tổ chức mạnh dạn đầu tư và có nguyện vọng đăng ký nhãn hiệu là tên địa danh. Nhiều trường hợp, chính những cá nhân, tổ chức đi đầu đó lại chịu thiệt thòi khi phải từ bỏ thành quả đầu tư, do xung đột quyền với chỉ dẫn địa lý mà cộng đồng người sản xuất địa phương đồng lòng yêu cầu bảo hộ khi danh tiếng sản phẩm nâng cao. Đây là thực trạng được tác giả tìm hiểu và kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật, nhằm hài hòa quyền lợi của các chủ thể. Từ khóa: xung đột quyền, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, địa danh.

Xem chi tiết
Giải pháp thúc đẩy sản xuất kinh doanh tại Hải Phòng, Hải Dương và Quảng Ninh

(CHG) Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 198/TB-VPCP kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang tại buổi làm việc với 03 địa phương là Hải Phòng, Quảng Ninh và Hải Dương về tình hình, giải pháp thúc đẩy sản xuất kinh doanh, đầu tư công, xây dựng hạ tầng và xuất nhập khẩu.

Xem chi tiết
2
2
2
3