Hộ gia đình vùng khó khăn được giảm lãi suất tăng mức vay để sản xuất, kinh doanh


(CHG) Theo Quyết định số 17/2023/QĐ-TTg, các hộ gia đình tại vùng khó khăn được vay tối đa là 100 triệu đồng/người với lãi suất là 9%/năm.

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái ký Quyết định số 17/2023/QĐ-TTg ngày 5/6/2023 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 31/2007/QĐ-TTg ngày 5/3/2007 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với hộ gia đình sản xuất, kinh doanh tại vùng khó khăn và Quyết định số 92/2009/QĐ-TTg ngày 8/7/2009 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với thương nhân hoạt động thương mại tại vùng khó khăn.


Hộ gia đình khó khăn được vay tối đa 100 triệu đồng để sản xuất kinh doanh

Trong đó, Quyết định 17/2023/QĐ-TTg có sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 31/2007/QĐ-TTg ngày 5/3/2007 về tín dụng đối với hộ gia đình sản xuất, kinh doanh tại vùng khó khăn.
Quyết định số 17/2023/QĐ-TTg nêu rõ, vùng khó khăn được thụ hưởng chính sách tín dụng đối với hộ gia đình sản xuất, kinh doanh bao gồm:
Các xã, phường, thị trấn (xã) quy định trong Danh mục các đơn vị hành chính cấp xã thuộc vùng khó khăn do Thủ tướng Chính phủ ban hành cho từng thời kỳ; Các huyện đảo không có đơn vị hành chính cấp xã nhưng thuộc Danh sách xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo do Thủ tướng Chính phủ ban hành cho từng thời kỳ; Các thôn không thuộc các xã quy định tại điểm a nhưng thuộc Danh sách các thôn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi do cấp có thẩm quyền ban hành cho từng thời kỳ.
Các đơn vị hành chính thành lập trên cơ sở chia, tách, sáp nhập các đơn vị hành chính thuộc các Danh mục nêu tại mục 1 cũng được hưởng chính sách tín dụng.
Sửa đổi đối tượng vay vốn
Theo Quyết định số 17/2023/QĐ-TTg, đối tượng được vay vốn là các hộ gia đình theo quy định của pháp luật (bao gồm cả hộ gia đình làm kinh tế trang trại) thực hiện các hoạt động sản xuất, kinh doanh trong những lĩnh vực mà pháp luật không cấm tại vùng khó khăn theo quy định và đáp ứng đủ điều kiện vay vốn theo quy định.
Bổ sung điều kiện vay vốn
Đồng thời, Quyết định số 17/2023/QĐ-TTg cũng bổ sung điều kiện vay vốn. Theo quy định mới, ngoài 3 điều kiện đã quy định tại Điều 4 Quyết định số  31/2007/QĐ-TTg, người vay vốn phải đảm bảo thêm 2 điều kiện sau:
Người vay vốn không thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ mới thoát nghèo theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Người vay vốn không có dư nợ tại Ngân hàng Chính sách xã hội đối với các chương trình:
Chương trình cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm theo quy định của pháp luật về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm; Chương trình cho vay đầu tư, hỗ trợ phát triển vùng trồng dược liệu quý theo quy định của pháp luật về chính sách tín dụng ưu đãi thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn từ năm 2021 đến năm 2030, giai đoạn 1: từ năm 2021 đến năm 2025 và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có). Các chương trình tín dụng cho vay khác đối với hộ gia đình để thực hiện các hoạt động sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật (nếu có).
Tăng mức cho vay và giảm lãi suất
Theo Quyết định số 17/2023/QĐ-TTg, các hộ gia đình được vay tối đa là 100 triệu đồng/người với lãi suất là 9%/năm.
Trước Quyết định số  31/2007/QĐ-TTg quy định mức vay tối đa cho các hộ gia đình là 30 triệu đồng với mức lãi suất 0,9%/tháng.

Còn lại: 1000 ký tự
Phát triển mô hình hợp tác xã kiểu mới: Nhìn từ thực tiễn tỉnh Thái Bình

CHG - Luật Hợp tác xã năm 2012 ra đời là sự đột phá cho phát triển mô hình hợp tác xã kiểu mới, bảo đảm nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, cùng có lợi và quản lý dân chủ, dựa trên sở hữu của các thành viên và sở hữu của hợp tác xã. Sau 10 năm, mô hình hợp tác xã kiểu mới ngày càng được nhân rộng, góp phần giải quyết việc làm, tăng năng suất, sản lượng, nâng cao thu nhập và chất lượng sống cho một bộ phận không nhỏ người dân. Tuy nhiên, qua thực tế triển khai Luật Hợp tác xã năm 2012 và mô hình hợp tác xã kiểu mới cũng bộc lộ một số hạn chế, bất cập, cần sớm được điều chỉnh để phù hợp với bối cảnh mới

Xem chi tiết
Thực hiện trách nhiệm xã hội của Tập đoàn Than Khoáng sản Việt Nam

Bài nghiên cứu khoa học "Thực hiện trách nhiệm xã hội của Tập đoàn Than Khoáng sản Việt Nam" do ThS. Nguyễn Thị Ngọc Anh (Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Mỏ - Địa chất) thực hiện.

Xem chi tiết
Nhân sự quản trị doanh nghiệp nhà nước theo quy tắc quản trị doanh nghiệp của OECD: Kinh nghiệm các nước và hàm ý đối với Việt Nam

​CHG - Doanh nghiệp nhà nước (DNNN) là một loại hình doanh nghiệp mà vốn hoàn toàn hoặc chủ yếu do nhà nước nắm giữ, do đó quản trị hiệu quả trong các DNNN là vấn đề quan trọng để khu vực này thực sự trở thành nòng cốt của kinh tế nhà nước. Để làm được điều này, cần xem xét đến những đặc điểm riêng của quản trị các DNNN, trong đó nhân sự quản trị là một trong những yếu tố quan trọng.

Xem chi tiết
Sóc Trăng phát huy truyền thống hào hùng, khơi dậy các tiềm năng phát triển, tạo động lực tăng trưởng mới, bứt phá vươn lên mạnh mẽ sau 30 năm tái lập tỉnh

CHG - Từ một tỉnh còn nhiều khó khăn khi được tái lập, song với những quyết sách đột phá, tinh thần đoàn kết, năng động, sáng tạo, Sóc Trăng đã và đang có sự bứt phá vươn lên mạnh mẽ, tạo thế và lực mới, tạo đà cho sự phát triển bền vững.

Xem chi tiết
Một số vấn đề cần hoàn thiện trong Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2021 nhằm bảo đảm quyền bào chữa cho người bị buộc tội

Bài báo nghiên cứu "Một số vấn đề cần hoàn thiện trong Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2021 nhằm bảo đảm quyền bào chữa cho người bị buộc tội" do ThS. Hoàng Thị Huyền Trang (Khoa Luật hình sự, Đại học Luật, Đại học Huế) thực hiện.

Xem chi tiết
2
2
2
3