HoREA kiến nghị nhanh chóng rà soát và tháo gỡ những vướng mắc, bất cập cho dự án BĐS


(CHG) - Theo nhận định của Hiệp hội bất động sản Tp.HCM (HoREA), hiện nay vướng mắc pháp lý đối với các dự án bất động sản (BĐS) là vướng mắc lớn nhất. Thậm chí chiếm đến 70% khó khăn của các doanh nghiệp và chủ đầu tư.
Gây thiệt hại và lãng phí
Ông Lê Hoàng Châu – Chủ tịch HoRE cho rằng, những vướng mắc về pháp lý của các dự án BĐS không chĩ làm ảnh hưởng đến hoạt động, cũng như đem đến rất nhiều rủi ro cho doanh nghiệp và chủ đầu tư. Mà còn gây thiệt hại, lãng phí tiền của nhà nước nếu dự án không được triển khai để thu thuế.
Chủ tịch HoREA đơn cử như trong giai đoạn 2015 – 2020, vướng mắc quy định tại điểm c khoản 2 Điều 22 và khoản 1, khoản 4 Điều 23 Luật Nhà ở 2014 đã dẫn đến hệ quả là cả nước có đến hàng trăm dự án nhà ở thương mại không thể triển khai thực hiện hoặc không thể thực hiện các thủ tục đầu tư xây dựng.
bđs
Hiện nay, vướng mắc về pháp lý cho các dự án bđs chiếm đến 70% các dự án đăng ký triển khai (Ảnh: Bảo Lan)
Điều này, rõ ràng vừa gây ra tình trạng thiếu hụt nguồn cung dự án dẫn đến thiếu hụt nguồn cung nhà ở thương mại, đẩy giá nhà tăng liên tục trong các năm qua và góp phần tạo ra tình trạng “lệch pha” phân khúc thị trường, “lệch” về phân khúc nhà ở cao cấp liên tục chiếm tỷ trọng “áp đảo” trên thị trường, chiếm đến trên dưới 70% thị phần. Trong khi đó, nhu cầu rất lớn phân khúc căn hộ nhà ở bình dân có giá vừa túi tiền phù hợp với khả năng tài chính của đông đảo người có thu nhập trung bình, thu nhập thấp trong xã hội lại không có.
Bên cạnh đó, số liệu công bố vào giữa năm 2023 từ Bộ xây dựng cũng cho thấy, cả nước đã có khoảng 1.200 dự án bất động sản, nhà ở thương mại bị vướng mắc, chủ yếu là vướng mắc pháp lý. Trong đó Tp.HCM có hơn 148 dự án bị vướng mắc pháp lý không thể triển khai thực hiện hoặc không thể thực hiện được các thủ tục đầu tư xây dựng.
Như vậy, “Những vướng mắc các vấn đề liên quan đến pháp lý, đều tác động tiêu cực đến mục tiêu bảo đảm an sinh xã hội về nhà ở, vừa gây thiệt hại cho các doanh nghiệp đã bỏ ra nguồn vốn rất lớn để tạo lập quỹ đất nhưng bị “chôn vốn” nhiều năm, do không triển khai thực hiện được dự án. Vừa làm cho nhà nước bị thất thu về ngân sách rất lớn”. Chủ tịch HoREA nêu.
Chung tay tháo gỡ khó khăn
Chủ tịch HoREA – Lê Hoàng Châu cũng cho biết, trước thực trạng nhiều dự án chậm triển khai do bị vướng mắc về pháp lý, cũng như tạo lực cho thị trường BĐS phát triển lành mạnh và bền vững. Bên cạnh việc HoREA cũng đã gửi các văn bản lên Thủ tướng, cũng như các Bộ, ngành có liên quan, để kiến nghị việc xem xét và tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp,
Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành Quyết định 1435/QĐ-TTg ngày 17/11/2022 thành lập “Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ”. Trên cơ sở đó, thành lập “Tổ công tác của địa phương”. Cả hai đơn vị này phối hợp chặt chẽ và cùng nhau tìm ra những giải pháp phù hợp cho việc tháo gỡ những vướng mắc của từng dự án cụ thể.
Cùng với đó, nhiều nghị định được Chính phủ điều chỉnh, bổ sung và thay đổi kịp thời, như Nghị định 08/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung và ngưng hiệu lực thi hành một số điều tại các Nghị định quy định về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ; Nghị định 10/2023/NĐ-CP về điều kiện cấp “sổ hồng”  căn hộ du lịch (condotel) hoặc Nghị định số 12/2023/NĐ-CP về cơ bản tháo gỡ được “vướng mắc” trong công tác định giá đất…
Dự án bđs
Tháo gỡ khó khăn cho các dự án BĐS, sẽ góp phần để thị trường phát triển đúng tiềm năng và bền vững (Ảnh: Bảo Lan) 
Ngoài ra, bên cạnh chương trình tín dụng gói 12.000 tỷ đồng với lãi suất thấp hơn 1.5-2%, thì Thông tư 02/2023/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước cho phép ngân hàng thương mại được cơ cấu lại nợ, gia hạn thời gian trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ; Đặc biệt là Thủ tướng Chính phủ đã quyết liệt chỉ đạo NHNN ban hành Thông tư số 10/2023/TT-NHNN ngừng thực hiện một số quy định của Thông tư số 06/2023/TT-NHNN.
Theo Chủ tịch HoREA, hiện nay cả nước đã tháo gỡ được “vướng mắc, khó khăn” cho khoảng 100 dự án bất động sản, nhà ở. Riêng, thành phố Hồ Chí Minh đã tháo gỡ khó khăn cho khoảng 30% trong tổng số 148 dự án bị “vướng mắc”.
Mặc dù đạt kết quả khá khả quan, nhưng Chủ tịch HoREA – Lê Hoàng Châu vẫn cho rằng, hiện nay các dự án BĐS, nhà ở do một số quy định của văn bản dưới luật vẫn còn tồn đọng rất nhiều “bất cập, vướng mắc” để có thể xử lý, mà HoREA đã nêu tại mục II của văn bản số 35/2024/CV-HoREA ngày 10/3/2024.
Do đó, HoREA kiến nghị Thủ tướng Chính phủ và cấp có thẩm quyền nhanh chóng xem xét việc sửa đổi, bổ sung một số quy định của Luật quản lý, sử dụng tài sản công 2017, Nghị định 126/2017/NĐ-CP, hoặc bổ sung quy định vào các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thực hiện Luật Đất đai 2024, Luật Nhà ở 2023…. giúp doanh nghiệp sớm tháo gỡ được khó khăn để phát triển, góp phần thúc đẩy thị trường bđs phát triển lành mạnh và bền vững.
Còn lại: 1000 ký tự
Cơ cấu lại ngành công nghiệp vùng Đông Nam Bộ theo tinh thần Nghị quyết số 24-NQ/TW của Bộ Chính trị

CHG - Là vùng kinh tế năng động, sáng tạo, đi đầu trong sự nghiệp đổi mới, đóng góp lớn vào tăng trưởng kinh tế và giải quyết việc làm… cho cả nước, vùng Đông Nam Bộ trở thành “đầu tàu” phát triển kinh tế của cả nước nói chung và ngành công nghiệp nói riêng. Thời gian tới, cơ cấu lại ngành công nghiệp theo chiều sâu để tạo đột phá về năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh là định hướng phát triển quan trọng để ngành công nghiệp của vùng tham gia sâu vào mạng lưới sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu.

Xem chi tiết
Cơ cấu tổ chức và nhân lực hệ thống bảo đảm chất lượng bên trong Học viện Ngân hàng - Từ lý luận đến thực tiễn

Bài báo nghiên cứu "Cơ cấu tổ chức và nhân lực hệ thống bảo đảm chất lượng bên trong Học viện Ngân hàng - Từ lý luận đến thực tiễn" do Đỗ Huyền Linh (Học viện Ngân hàng) thực hiện.

Xem chi tiết
TP. Hồ Chí Minh: Doanh nghiệp kêu cứu vì bị xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ

Một doanh nghiệp tại TP. Hồ Chí Minh thời gian qua liên tục bị xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với sản phẩm kính mắt nhãn hiệu Phoenix.

Xem chi tiết
Đảng lãnh đạo phát triển kinh tế đất nước trong thời kỳ đổi mới (kỳ 2)

​CHG - Trong giai đoạn tới, tuy còn nhiều biến động về địa - chính trị, nhưng xu thế chung là khoa học - công nghệ trên thế giới sẽ phát triển rất nhanh cùng với toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, tác động mạnh mẽ đến quá trình phát triển của các quốc gia. Các quốc gia đều điều chỉnh chiến lược phát triển, tăng cường liên kết, vừa hợp tác, vừa cạnh tranh, nhất là trong thương mại, đầu tư, nhân lực, khoa học - công nghệ. Tình hình này đòi hỏi Đảng ta tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, hành động quyết liệt, năng động và sáng tạo, tranh thủ thời cơ thuận lợi, vượt qua khó khăn, thách thức để lãnh đạo phát triển kinh tế, đưa đất nước phát triển nhanh, bền vững.

Xem chi tiết
Việc thừa nhận tư cách pháp lý cho luật sư robot - góc nhìn của các quốc gia và thực tiễn tại Việt Nam

Đề tài Việc thừa nhận tư cách pháp lý cho luật sư robot - góc nhìn của các quốc gia và thực tiễn tại Việt Nam do Thái Lâm Ngọc (Sinh viên Trường Đại học Luật Hà Nội) thực hiện.

Xem chi tiết
2
2
2
3