Kỳ 3: Thách thức thương mại điện tử xuyên biên giới với doanh nghiệp Việt Nam


(CHG) Tiềm năng giao dịch qua sàn thương mại điện tử là rất lớn. Tuy nhiên, không thể phủ nhận những thách thức mà doanh nghiệp Việt Nam phải đối mặt khi tham gia môi trường kinh doanh này. Trước tiên, điều doanh nghiệp cần là sự phù hợp của chính sách, cùng khuôn khổ pháp lý hoàn thiện.

Thương mại điện tử xuyên biên giới kết nối toàn cầu.
Cần sự cam kết và chuẩn bị
Theo Báo cáo xu hướng xuất khẩu qua thương mại điện tử của Amazon, thương mại điện tử rất quan trọng trong hoạt động xuất khẩu của họ. Có đến 80% doanh nghiệp cho rằng, họ thiếu thông tin về các quy định liên quan của thị trường nước ngoài, 85% doanh nghiệp cho rằng họ gặp rào cản về năng lực cạnh tranh trong khu vực và trên toàn cầu. Bên cạnh đó, 81% doanh nghiệp thừa nhận rằng, họ chưa được chuẩn bị để đáp ứng sở thích và tâm lý của người tiêu dùng nước ngoài.
Ông Đặng Hoàng Hải – Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (IDEA) chia sẻ: “Mục tiêu của Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số là thúc đẩy sự phát triển về thương mại điện tử và kinh tế số Việt Nam. Để đạt được mục tiêu dài hạn này, việc trang bị cho doanh nghiệp và cộng đồng những thông tin, kiến thức cập nhật về chính sách, kỹ năng triển khai thương mại điện tử và áp dụng ứng dụng kinh tế số là yếu tố vô cùng quan trọng”.
Trong những năm vừa qua, IDEA đã và đang tiếp tục tăng cường hợp tác với Amazon Global Selling – kênh thương mại điện tử xuyên biên giới với hơn 300 triệu khách hàng – để hỗ trợ các thương hiệu Việt nắm bắt cơ hội và phát huy tiềm năng này.
Trong một cuộc phỏng vấn gần đây, ông Gijae Seong, Giám đốc điều hành Amazon Global Selling Việt Nam cho biết: “Lời khuyên của tôi đối với doanh nghiệp là sự cam kết – yếu tố quan trọng đầu tiên khi tham gia thương mại điện tử xuyên biên giới. Đây là một cơ hội tuyệt vời, nhưng đồng thời cũng cần rất nhiều nỗ lực, cam kết và kiến thức.
Những thách thức mà doanh nghiệp Việt cần vượt qua: Thứ nhất, rào cản về văn hóa, ngoại ngữ cũng như hiểu biết về quy tắc hoạt động của thương mại điện tử, đang tạo nên thách thức lớn cho Việt Nam trong quá trình xuất khẩu biên giới.
Doanh nghiệp Việt Nam hiện mới chỉ tập trung bán hàng trực tuyến tại thị trường nội địa, hoặc xa hơn chỉ là xúc tiến quảng bá thương hiệu hàng hóa Việt Nam ra thế giới. 
Bên cạnh thương mại điện tử nội địa đã có nhiều bước tiến vượt bậc, thương mại điện tử đối với doanh nghiệp xuất khẩu còn khá mới mẻ với nhiều quy trình, quy định phức tạp về mặt pháp lý, thủ tục và lạ lẫm với các nền tảng thương mại điện tử quốc tế 
Ngoài ra, quy mô thị trường xuất khẩu ngày càng mở rộng, đòi hỏi doanh nghiệp phải có sự nghiên cứu thị hiếu người tiêu dùng nước ngoài, mà ngôn ngữ và văn hóa là những thách thức doanh nghiệp Việt Nam hiện nay đang đối mặt. Không những thế, doanh nghiệp xuất khẩu hiện nay vẫn chưa biết cách khai thác và tìm đối tác tại những quốc gia lệch múi giờ so với Việt Nam.
Thứ hai, thương mại điện tử nói chung và xuất khẩu trực tuyến nói riêng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro cho doanh nghiệp Việt Nam, trong đó phải kể đến sự khác biệt về văn hóa, quy trình, dòng ngoại tệ, tiêu chuẩn giữa các quốc gia, thanh toán, cơ chế, chính sách và cả chính trị. 
Theo thống kê từ Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, năm 2020, theo khảo sát của gần 4.500 doanh nghiệp, tỷ lệ đơn hàng ảo, không thành công trên tổng số giao dịch website, ứng dụng lên tới 19,4%. Hơn thế nữa, công ty vận chuyển và hình thức thanh toán cũng mang đến nhiều rủi ro cho doanh nghiệp xuất khẩu cũng như người tiêu dùng.
Thứ ba, nền tảng công nghệ số và nhân lực số của Việt Nam còn yếu. Sự đầu tư của chủ doanh nghiệp về đào tạo, quản lý chuỗi cung ứng chưa thực sự thích đáng. Ngoài ra, kỹ năng quản lý về thương mại điện tử cả trong doanh nghiệp lẫn cán bộ nhà nước vẫn còn nhiều điểm yếu, số lượng cán bộ chuyên trách về thương mại điện tử tại các Sở Công thương còn quá ít. Hơn thế nữa, hầu hết các địa phương đều tỏ ra lúng túng trong việc đào tạo nâng cao kỹ năng cho doanh nghiệp và hộ gia đình.
Thứ tư, việc tham gia nhiều hiệp định phần nào tạo nên sức ép cạnh tranh khi nhiều quốc gia trong Hiệp định có cùng cơ cấu sản phẩm, nhưng năng lực cạnh tranh lại cao hơn. 
Mặc dù trong những năm qua, doanh nghiệp Việt Nam đang dần thể hiện mình thông qua các chất lượng của sản phẩm xuất khẩu, nhưng nhìn chung vẫn còn yếu so với các nước trong khu vực. Điển hình là ở nhóm mặt hàng may mặc, nguồn lực sản xuất Việt Nam tương đối tốt, tuy nhiên, thương hiệu còn nhỏ, chưa có vị trí trên thị trường quốc tế. 
Thứ năm, khung khổ pháp lý của thương mại điện tử còn nhiều bất cập, nhiều chuyên gia kinh tế đã nhận định thể chế pháp lý của Việt Nam dường như đang còn tồn đọng những tư duy cũ, thủ tục hành chính còn phức tạp và hiện tượng chồng chéo về thẩm quyền quản lý trong một số hoạt động kinh doanh. 
Việc thiếu hành lang pháp lý cho hoạt động e-logistics tại Việt Nam cũng dẫn đến việc triển khai hoạt động này gặp nhiều khó khăn, đang là những trở ngại cho hoạt động thương mại điện tử, cũng như thương mại điện tử xuyên biên giới.
Cần thúc đẩy thương mại xuyên biên giới để phát triển kinh tế, hội nhập toàn cầu. Ảnh minh hoạ.
Những khuyến nghị thúc đẩy thương mại điện tử xuyên biên giới
Thứ nhất, quản trị rủi ro là trách nhiệm của cả doanh nghiệp cũng như Chính phủ. Để khai thác hiệu quả của các hiệp định mà Việt Nam đã ký kết, các doanh nghiệp xuất khẩu cần nghiên cứu kỹ các cam kết, quy tắc về chất lượng sản phẩm, bao bì và nguồn gốc xuất xứ của nước xuất khẩu để hạn chế những vấn đề phát sinh, nâng cao uy tính của Việt Nam trên sàn thương mại điện tử thế giới. 
Chính phủ cần có những cơ chế để kiểm soát các vi phạm trong hoạt động giao dịch thương mại điện tử như: Thiết lập website, vi phạm về thông tin và giao dịch trên website hoặc ứng dụng di động, vi phạm về cung cấp dịch vụ thương mại điện tử, vi phạm về bảo vệ thông tin cá nhân và vi phạm về hoạt động đánh giá, giám sát và chứng thực trong thương mại điện tử, đó là 5 nhóm hành vi vi phạm trong thương mại điện tử. Và việc mua bảo hiểm hàng hóa là một biến pháp an toàn mà doanh nghiệp cần chủ động thực hiện để quản trị rủi ro trong xuất khẩu.
Thứ hai, việc đào tạo nhân lực cả về số lượng và chất lượng cần có sự tham gia của nhiều đối tượng. Muốn phát triển thương mại điện tử, doanh nghiệp cần đội ngũ nhân lực am hiểu về công nghệ và ngoại ngữ, có kỹ năng quản trị website và sàn giao dịch thương mại điện tử, kỹ năng quản trị cơ sở dữ liệu, kỹ năng tiếp thị trực tuyến mà hiện tại các doanh nghiệp đang gặp khó khăn khi tuyển dụng. Do đó, doanh nghiệp cần đầu tư chi phí cho việc đào tạo các kỹ năng trên. 
Bên cạnh đó, Nhà nước cũng cần thường xuyên tổ chức các chương trình tập huấn, bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng cho cán bộ quản lý, cũng như thực hiện chính sách phát triển nguồn nhân lực. Không những thế, vai trò của nhà trường và các trung tâm đào tạo cũng như cơ quan truyền thông cũng cần phải được phát huy.
Thứ ba, đầu tư xây dựng và nâng cấp hạ tầng cho thương mại điện tử là giải pháp không thể thiếu trong phát triển xuất khẩu xuyên biên giới. Thương mại điện tử phát triển song hành cùng nền tảng công nghệ, bao gồm công nghệ thông tin, công nghệ truyền thông, công nghệ ngân hàng, hay thanh toán điện tử. 
Đại dịch Covid-19 vừa qua đã phần nào làm suy yếu hệ thống phân phối toàn cầu, do đó việc chú trọng đầu tư nâng cấp hệ thống logistics là vô cùng cần thiết. Doanh nghiệp, nhà đầu tư cần tìm kiếm không gian và kho bãi, trung tâm phân phối, cơ sở hạ tầng đa phương thức ở vị trí trung tâm công nghiệp, đồng bộ với hệ thống cảng sông, cảng biển, sân bay, đường quốc lộ và cơ sở sản xuất.
Thứ tư, Bộ Công thương cần xây dựng chính sách phù hợp, khung khổ pháp lý hoàn thiện. Hiện nay, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư làm cho mô hình và các hoạt động của thương mại điện tử liên tục thay đổi. Do đó, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật cần được điều chỉnh kịp thời, liên tục đổi mới để phù hợp và theo kịp thực tiễn phát triển của thế giới. 
Ngoài ra, quy trình, quy định cũng như thủ tục cần được đơn giản, tạo điều kiện tốt nhất để doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia vào sàn thương mại điện tử, từng bước gia nhập nền kinh tế toàn cầu. 
Đặc biệt, Bộ Công thương cần phối hợp với các đơn vị liên quan để xây dựng những chính sách, các diễn đàn gặp gỡ song phương, đa phương giúp doanh nghiệp có nhiều cơ hội tiếp xúc, học hỏi và kế thừa kinh nghiệm từ các doanh nghiệp thương mại điện tử lớn trên thế giới.
(Còn tiếp) 
Còn lại: 1000 ký tự
Giải pháp đào tạo nguồn nhân lực khách sạn bền vững trong bối cảnh hội nhập

Bài báo nghiên cứu "Giải pháp đào tạo nguồn nhân lực khách sạn bền vững trong bối cảnh hội nhập" do ThS. Từ Tuấn Cường (Khoa Kinh tế - Quản trị, Trường Đại học Gia Định) thực hiện.

Xem chi tiết
Thực trạng thị trường dịch vụ kế toán hiện nay và những nội dung kiểm tra hoạt động dịch vụ kế toán

Bài báo nghiên cứu "Thực trạng thị trường dịch vụ kế toán hiện nay và những nội dung kiểm tra hoạt động dịch vụ kế toán" do ThS. Ngô Thị Mỹ Hạnh (Giảng viên Trường Đại học Hải Phòng) thực hiện.

Xem chi tiết
Tiềm năng và các giải pháp phát triển du lịch văn hóa bền vững tại Suối Giàng

Đề tài Tiềm năng và các giải pháp phát triển du lịch văn hóa bền vững tại Suối Giàng do NGUYỄN TRUNG SƠN (Giám đốc Hợp tác xã Enna Glamping Suối Giàng) - TS. HOÀNG SĨ THÍNH (Khoa Du lịch và Ngoại ngữ - Học viện Nông nghiệp Việt Nam) - ThS. PHẠM XUÂN PHÚ (Khoa Du lịch và Khách sạn, Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp) thực hiện.

Xem chi tiết
Vấn đề đặt ra với nghề kế toán, kiểm toán thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0

Đề tài Vấn đề đặt ra với nghề kế toán, kiểm toán thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0 do ThS. Phạm Thị Tươi (Khoa Kế toán Kiểm toán - Trường Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp) thực hiện.

Xem chi tiết
Tìm giải pháp hoàn thiện chính sách và pháp luật về quản lý, phát triển thị trường vàng an toàn và bền vững

Đề tài Tìm giải pháp hoàn thiện chính sách và pháp luật về quản lý, phát triển thị trường vàng an toàn và bền vững do ThS. Trần Phương Tâm An (Khoa Pháp luật kinh tế - Đại học Luật Hà Nội) thực hiện.

Xem chi tiết
2
2
2
3