Kỳ 6: Những lợi ích của kinh tế số


(CHG) Sự bùng nổ và phổ biến của internet cùng các công nghệ kỹ thuật số đã mang lại nhiều cơ hội cho giới trẻ tham gia, kết nối vào thị trường kinh tế số với nhiều cơ hội để tiếp cận và chia sẻ thông tin, kiến thức. Đối với người dân, kinh tế số cho phép mỗi người có thể tiếp cận toàn bộ thị trường một cách nhanh chóng theo cách chưa từng có.
Một số giải pháp thúc đẩy phát triển nền kinh tế số 
Theo các chuyên gia kinh tế, cần nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung hệ thống văn bản quy định pháp luật về công nghệ thông tin và truyền thông, trong đó đặc biệt ưu tiên việc sớm ban hành Luật Công nghiệp công nghệ số; tháo gỡ những vướng mắc trong thực hiện quy định pháp luật về tội phạm Công nghệ thông tin, mạng viễn thông; điều chỉnh những chính sách về bản quyền, quyền sở hữu trí tuệ và tự do hóa thị trường nghiên cứu khoa học nhằm tạo ra những bước đột phá cho Việt Nam trong quá trình chuyển đổi số.
Đồng thời, nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung quy định pháp luật cho các ngành đang có nhiều mô hình kinh doanh mới như thương mại điện tử, tài chính số, ngân hàng số. Xây dựng cơ chế quản lý phù hợp với môi trường kinh doanh số, điều chỉnh các mối quan hệ mới phát sinh trong quá trình chuyển đổi số, phát triển kinh tế số.
Trước mắt, cần xây dựng, trình ban hành và tổ chức thực thi Luật Giao dịch điện tử sửa đổi và các văn bản hướng dẫn luật để công nhận đầy đủ tính pháp lý của hồ sơ, dữ liệu, chứng từ điện tử và giao dịch điện tử, tạo hành lang pháp lý rõ ràng cho các nền tảng trung gian trong giao dịch điện tử.
Cải cách thể chế để thu hút đầu tư công nghệ số trong các lĩnh vực đầu tư mạo hiểm theo hướng tạo thuận lợi tối đa cho các hoạt động góp vốn, mua cổ phần, mua, bán, sáp nhập doanh nghiệp công nghệ số. Điều này bao gồm cả các chính sách tác động thuận lợi tới môi trường kinh tế kỹ thuật số, cũng như các chính sách thúc đẩy tiếp cận cơ sở hạ tầng và dịch vụ kỹ thuật số với chi phí hợp lý.
Cải cách chính sách thuế và quy định sẽ giúp thu hút đầu tư vào nền kinh tế kỹ thuật số ở Việt Nam, hỗ trợ quá trình chuyển đổi ngành do kết quả của các mô hình kinh doanh mới. Cần cân nhắc kỹ lưỡng về cải cách quy định trong suốt hành trình  hướng tới một nền kinh tế kỹ thuật số trưởng thành, vì nhiều công nghệ và mô hình kinh doanh mới sẽ mâu thuẫn, không phù hợp với các quy định hiện hành.
Đồng thời, xây dựng hạ tầng số phải đi trước một bước, phát triển với tốc độ nhanh theo hướng Việt Nam làm chủ công nghệ lõi. Phát triển hạ tầng số quốc gia đồng bộ, rộng khắp đảm bảo đáp ứng yêu cầu kết nối, lưu trữ, xử lý dữ liệu, thông tin và các chức năng về giám sát, bảo đảm an ninh, an toàn mạng.
Bên cạnh đó, cần nhanh chóng nâng cấp và hoàn thiện nền tảng số phục vụ việc đơn giản hóa thủ tục hành chính. Người dân, doanh nghiệp có thể sử dụng dịch vụ số để làm các thủ tục trực tuyến một cách thuận tiện, nhanh chóng, không cần sự hiện diện nếu pháp luật không yêu cầu. 
An ninh mạng và hoạt động mạng có vị trí quan trọng như nhau và phải là một phần không thể thiếu của việc thiết lập cơ sở hạ tầng. Cần tăng số lượng máy chủ an toàn và phát triển khả năng bảo mật không gian mạng để giám sát các mối đe dọa trực tuyến. Việt Nam cần tăng cường hợp tác quốc tế về các luồng dữ liệu, bảo mật, giảm các rào cản đối với thương mại trực tuyến trong và ngoài nước cũng như các quyền và sự đòi hỏi của công dân liên quan đến quyền riêng tư và lưu trữ dữ liệu.
Đáng lưu ý, giải pháp quan trọng nhất là phát triển nhân lực số. Đây là thành tố trung tâm của sự phát triển nền kinh tế số. Với nhân lực hiện tại, cần liên tục khuyến khích nâng cao kỹ năng số cho người lao động ở tất cả các ngành, lĩnh vực để họ làm chủ được các ứng dụng số phục vụ sản xuất, kinh doanh.
Nhà nước cần có những chương trình thu hút, khuyến khích các sáng kiến kỹ thuật, phát huy tính tự chủ và sáng tạo của người dân. Trong thời kỳ mở cửa và hội nhập, cần có tư duy mở để tiếp nhận những nhân tài từ bên ngoài, đặc biệt là kiều bào khắp thế giới trở về phục vụ phát triển trong nước. 
Để đáp ứng nguồn nhân lực công nghệ số trong tương lai, cần tăng cường đào tạo về công nghệ thông tin ở tất cả các cấp học để chuẩn bị cho mục tiêu ngắn hạn và dài hạn. Đồng thời, cần định hướng phát triển giáo dục – đào tạo gắn với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và định hướng phát triển các ngành/lĩnh vực công nghệ cao, sản xuất thông minh của nền kinh tế tri thức; đổi mới, hiện đại hóa chương trình đào tạo đại học, đào tạo nghề, chuyển mạnh từ đào tạo theo khả năng sang đào tạo theo nhu cầu xã hội.
Người dân hưởng lợi từ kinh tế số. Ảnh minh hoạ.
Lợi ích từ kinh tế số
Có thể nói, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đã và đang mang lại nhiều sự thay đổi cơ bản về kinh tế, xã hội trên toàn cầu. Sự bùng nổ và phổ biến của internet cùng các công nghệ kỹ thuật số đã mang lại nhiều cơ hội cho giới trẻ để tham gia, kết nối vào thị trường kinh tế số, nơi các rào cản của thị trường là nhỏ hơn, với rất nhiều cơ hội để tiếp cận và chia sẻ thông tin, kiến thức với các cộng đồng có chung lợi ích và mang lại hợp tác trong các dự án sản xuất cùng nhau.
Đối với người dân, kinh tế số cho phép mỗi người có thể tiếp cận toàn bộ thị trường một cách nhanh chóng theo cách chưa từng có. Nếu như trước đây, người dân mang hàng ra chợ bán thì chỉ tiếp cận được vài chục đến vài trăm người trong khu vực địa lý hạn chế của mình. Còn hiện nay, với thương mại điện tử, người dân có thể bán hàng cho hàng triệu người, trên toàn thế giới. Chỉ cần mỗi người dân có một chiếc điện thoại thông minh, mỗi gia đình có một đường cáp quang internet là có thể trở thành một doanh nghiệp và có thể tiếp cận cả thế giới.
Kinh tế số là thành tố giúp tăng năng suất lao động, cũng như phát triển nền kinh tế nói chung trong giai đoạn phục hồi sau đại dịch. Chúng tạo ra sự tăng trưởng bền vững vì tận dụng nhiều tri thức hơn các tài nguyên tự nhiên.
Hiện nay, nhờ sự nỗ lực chuyển đổi số quốc gia, nền kinh tế số đã mở rộng về quy mô đạt 14 tỷ USD trong năm 2020, đóng góp 5% GDP và đứng thứ hai ASEAN về tốc độ tăng trưởng kinh tế số (sau Indonesia).
Hiện nay, Việt Nam là quốc gia có tỷ trọng tổng giá trị hàng hóa kinh tế số lớn nhất trong khu vực, đạt 4%GDP; đứng thứ 2 là Philippines 1,6% GDP (2020). Đối với quy mô nền kinh tế số, Việt Nam xếp thứ 3 trong khu vực, đạt giá trị 9 tỷ USD (sau Indonesia và Thái Lan).
Bên cạnh đó, lợi ích phát triển kinh tế số còn là mô hình kinh doanh mới, tạo ra cơ hội việc làm và tăng thêm thu nhập cho người dân. Chất lượng dịch vụ cuộc sống sẽ được nâng cao, vấn đề ô nhiễm sẽ xử lý hiệu quả hơn so với thời điểm hiện tại. 
Cụ thể, nền kinh tế số đưa tới một số lợi ích, cụ thể:
Giảm chi phí giao dịch: Chi phí tiến hành các giao dịch được giảm rõ rệt trong ngành công nghệ tài chính (fintech). Một số các giao dịch trước đây cần phải tới chi nhánh ngân hàng để thực hiện thì nay có thể dễ dàng hoàn tất ngay trên điện thoại di động chỉ trong vài giây.
Giảm sự bất cân xứng về thông tin: Hệ thống sinh thái được thiết lập từ hoạt động công nghệ giúp tiếp cận nhanh với một lượng lớn người tiêu dùng. Nhờ phân tích dữ liệu về sở thích, thói quen người dùng cũng như tập trung vào mục tiêu cung cấp dịch vụ, hoạt động cung cầu phù hợp hơn, hạn chế tối đa sự bất cân xứng về thông tin.
Nâng cao hiệu quả sản xuất: Kinh tế số phát triển, sản xuất được tự động hóa. Khi nền kinh tế số phát triển, sẽ làm cho chu kỳ sản xuất được rút ngắn. Đồng thời, chất lượng và mức độ tin cậy cũng được cải thiện. Số lượng tầng lớp phân phối trung gian được giảm xuống, liên kết cung – cầu diễn ra ngay trên các nền tảng kỹ thuật số. Nhờ vậy năng suất tăng lên, hiệu quả sản xuất cũng được nâng cao.
Việt Nam là đất nước có dân số trẻ và có khả năng tiếp cận công nghệ cao, có tiềm năng rất lớn trong quá trình xây dựng nền kinh tế số. Bởi vậy nên các doanh nghiệp Việt Nam cần thông minh, linh hoạt, tận dụng cơ hội do kinh tế số mang lại để tạo ra những đột phá nổi bật trên thị trường trong nước cũng như toàn cầu để bứt phá, phát triển mạnh mẽ.

(Còn tiếp)
Còn lại: 1000 ký tự
Từ chiến thắng lịch sử đến khát vọng phát triển đất nước hùng cường

Với mỗi người con đất Việt, đến khát vọng phát triển ngày 30/4/1975 không chỉ là ngày của điểm hẹn lịch sử với dân tộc còn là động lực phát triển của đất nước.

Xem chi tiết
Kinh tế tuần hoàn hướng tới phát triển bền vững ở Việt Nam

​CHG - Trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu, Việt Nam tham gia nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới với nhiều quốc gia và khu vực kinh tế, trong đó có những cam kết về tiêu chuẩn an toàn môi trường sinh thái, nên việc áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam là xu hướng tất yếu nhằm hướng tới phát triển bền vững.

Xem chi tiết
Tỉnh Quảng Bình đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế biển trong bối cảnh hội nhập quốc tế

CHG - Những năm qua, tỉnh Quảng Bình đã có nhiều chủ trương, chính sách nhằm đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế biển. Tuy nhiên, kinh tế biển của địa phương vẫn còn nhiều tiềm năng chưa khai thác hiệu quả, do đó, trong thời gian tới, cần có các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đào tạo nguồn nhân lực nhằm phục vụ phát triển kinh tế biển.

Xem chi tiết
Phát triển đảng viên trong học sinh, sinh viên và doanh nghiệp khu vực ngoài nhà nước ở thành phố Cần Thơ hiện nay

​CHG - Thời gian qua, Đảng bộ thành phố Cần Thơ luôn quan tâm đến công tác phát triển đảng viên nói riêng và trong học sinh, sinh viên và trong doanh nghiệp ngoài nhà nước nói chung. Theo đó, đội ngũ đảng viên trong học sinh, sinh viên và trong doanh nghiệp ngoài nhà nước có sự phát triển quan trọng, góp phần tăng cường, bổ sung đội ngũ cán bộ, đảng viên cho thành phố, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong giai đoạn mới.

Xem chi tiết
Pháp luật về đốt rác phát điện ở Việt Nam - thực trạng và giải pháp

Đề tài Pháp luật về đốt rác phát điện ở Việt Nam - thực trạng và giải pháp do Phan Thị Mỹ Hạnh - Phạm Thị Thu Hằng - Nguyễn Thị Hoài (Sinh viên Khóa 46 - Trường Đại học Luật Hà Nội) thực hiện.

Xem chi tiết
2
2
2
3