Kỳ 8: Chuyển đổi số trong công tác chống hàng giả, chống gian lận thương mại


(CHG) Chuyển đổi số trong công tác chống hàng giả là việc ứng dụng công nghệ chống giả, công nghệ số để thay thế một số mô hình cũ, nhằm tạo ra giá trị mới lớn hơn, giúp minh bạch thông tin về sản phẩm hàng hóa. Từ đó tạo thuận lợi cho công tác quản lý, hỗ trợ đắc lực cho công tác chống gian lận thương mại, giúp truy cập thông tin nhanh chóng và chính xác hơn.

Lợi ích của chuyển đổi số trong chống hàng giả, chống gian lận thương mại
Nền kinh tế số toàn cầu đang tăng trưởng với tốc độ nhanh chóng hơn bao giờ hết. Do đó, doanh nghiệp cần đẩy nhanh hơn nữa quá trình chuyển đổi kỹ thuật số, bởi đây là bước chuyển tất yếu và mang tính bắt buộc hiện nay.
Đặc biệt, trong công tác chống hàng giả, chuyển đổi số là bước đi quan trọng để doanh nghiệp nâng cấp công nghệ chống giả, bảo vệ thương hiệu và loại bỏ các loại hàng hóa giả mạo, hàng kém chất lượng trên thị trường. Đồng thời, chuyển đổi số còn là công cụ hữu ích giúp doanh nghiệp tối ưu hóa hoạt động sản xuất và nâng cao hiệu quả toàn chuỗi cung ứng.
Đầu tiên, chuyển đổi số sẽ giúp cho việc chống các hành vi làm giả sản phẩm, kiểm soát chất lượng, cải tiến sản xuất. Hiện nay, công nghệ ngày một tiên tiến nên kéo theo năng lực sản xuất doanh nghiệp cũng được cải tiến vượt trội. Bên cạnh đó, xã hội cũng phải chứng kiến tốc độ phát triển đáng kinh ngạc và tinh vi của các loại sản phẩm giả, nhái. Điều này đòi hỏi việc chuyển đổi số các hoạt động chống hàng giả phải ở cấp độ cao cấp hơn, đủ khả năng bảo vệ doanh nghiệp một cách toàn diện. Đối với các doanh nghiệp kinh doanh nông sản, thực phẩm, dược phẩm, thực phẩm chức năng… việc số hóa sẽ thực hiện trong toàn bộ chuỗi cung ứng từ quy trình sản xuất, phân phối, đến các khâu chế biến, nguyên liệu, v.v. 
Về xuất khẩu, hiện nay doanh nghiệp muốn mở rộng thị trường, gia tăng lượng hàng hóa xuất khẩu thì bắt buộc phải áp dụng truy xuất nguồn gốc chống hàng giả. Giờ đây, tem truy xuất nguồn gốc được xem là “tấm vé thông hành” cho hàng hóa Việt Nam tiến vào thị trường quốc tế. 
Ứng dụng chuyển đổi số bằng tem truy xuất nguồn gốc QR Code, tem điện tử SMS sẽ cho phép các doanh nghiệp thực hiện cập nhật nhật ký điện tử liên tục; liên kết toàn bộ thông tin trong chuỗi cung ứng sản phẩm. Bằng cách này, doanh nghiệp có thể quản lý toàn bộ nội dung, quy trình các khâu sản xuất một cách nhanh chóng, chuyên nghiệp. Từ đó, chủ động cải tiến, khắc phục, cải thiện năng suất, chất lượng sản phẩm trong suốt quá trình sản xuất. 
Mặt khác, trong trường hợp khẩn, nếu phát hiện lô sản phẩm có vấn đề, cần thu hồi gấp, công nghệ truy xuất nguồn gốc, số hóa sẽ giúp doanh nghiệp truy vết sản phẩm và nhanh chóng thu hồi, hạn chế ảnh hưởng đến người tiêu dùng.
Hiện nay, không chỉ tại các quốc gia đòi hỏi yêu cầu chất lượng hàng hóa cao như châu Âu, Mỹ, Nhật, Úc,… mới đặt ra yêu cầu về truy xuất nguồn gốc, mà ngay cả Trung Quốc cũng đang khắt khe hơn với hàng hóa từ Việt Nam. Các sản phẩm muốn xuất khẩu từ Việt Nam sang thị trường này bắt buộc phải có tem truy xuất nguồn gốc xuất xứ. Điều này giúp họ kiểm soát chất lượng hàng hóa, ngăn chặn được các loại hàng hóa giả mạo, cũng như kém chất lượng thâm nhập vào thị trường bằng cách truy vết quy trình sản xuất toàn chuỗi cung ứng, đảm bảo tính minh bạch của sản phẩm.
Cùng với đó, số hóa quy trình sản xuất bằng truy xuất nguồn gốc cũng sẽ giúp hàng hóa Việt Nam ngăn chặn rủi ro gian lận thương mại của các loại hàng hóa kém chất lượng từ các doanh nghiệp không chính thống và các quốc gia khác. Đặc biệt là đối với các mặt hàng tiêu biểu của Việt Nam như gỗ, nông sản, trái cây, thủy sản.
Như vậy, việc áp dụng chuyển đổi số trong công tác chống hàng giả, minh bạch nguồn gốc, chất lượng sản phẩm sẽ là bước đệm vững chắc để nâng cao năng lực cạnh tranh, giúp doanh nghiệp ở Việt Nam bứt phá trong bối cảnh thị trường cạnh tranh ngày càng gay gắt như hiện nay.
Truy xuất nguồn gốc là một trong công nghệ chống hàng giả, chống gian lận thương mại.
Chuyển đổi số để chống hàng giả, chống gian lận thương mại
Ứng dụng công nghệ và chuyển đổi số trong chống hàng giả; truy xuất nguồn gốc đang trở nên cấp bách hơn khi đòi hỏi từ người tiêu dùng và cơ quan quản lý ngày càng khắt khe về sự minh bạch nguồn gốc, chất lượng của hàng hóa. Do vậy, thúc đẩy ứng dụng “mã số mã vạch”, truy xuất nguồn gốc chống hàng giả bằng công nghệ tiên tiến số hóa sẽ là chìa khóa cho các doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh trong nước và cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
Để làm được điều này, các doanh nghiệp cần liên kết cùng các đơn vị có khả năng thực hiện truy xuất nguồn gốc và tem chống hàng giả uy tín. Bởi vì, để làm được điều này, đơn vị đảm nhiệm phải được nhà nước cấp phép, đồng thời phải có hệ thống phần mềm cơ sở dữ liệu lớn thì mới có thể thực hiện. Do đó, hệ thống xác thực hàng chính hãng thông qua mã QR trong thương mại điện tử vừa được Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công thương đưa vào vận hành tại địa chỉ truyxuat.gov.vn, góp phần chấm dứt nỗi lo hàng giả, hàng nhái.
Cụ thể, Trung tâm Tin học và Công nghệ số thuộc Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số đã xây dựng hệ thống phần mềm xác thực hàng chính hãng trên nền thiết bị di động với hệ thống phần mềm QR Code tĩnh và QR Code động. Phần mềm này góp phần chống các hình thức giả mạo, bảo vệ sản phẩm, cảnh báo hàng giả tức thời cho doanh nghiệp và khách hàng bằng cách giới hạn lượt quét của tem chính hãng phân quyền quản lý rõ ràng giữa nhà máy sản xuất, nhà phân phối.
Ông Đỗ Đình Tấn, phụ trách Phòng Nghiệp vụ và Vận hành, Trung tâm Tin học và Công nghệ số cho biết, ứng dụng của hệ thống xác thực hàng chính hãng cung cấp được khả năng truy xuất thông tin về nguồn gốc sản phẩm cho người tiêu dùng khi mua sản phẩm. Doanh nghiệp minh bạch thông tin sản phẩm và giải quyết được vấn nạn hàng giả, hàng nhái, tạo cơ hội lớn cho việc ứng dụng các công nghệ số, từ đó tạo ra sự tin cậy ở phía người tiêu dùng.
Qua hệ thống truy xuất này, doanh nghiệp và người tiêu dùng còn có thể dễ dàng kết nối với nhau về các thông tin, quy trình bảo hành, chương trình khuyến mãi của doanh nghiệp…
Khi được hỏi về vấn đề này, ông Đỗ Đình Tấn nhấn mạnh, với việc vừa có chức năng xác thực hàng chính hãng vừa có chức năng chống hàng giả, công nghệ QR Code động trên hệ thống “truyxuat.gov.vn” được quản lý chặt chẽ, đảm bảo các tiêu chí về bảo mật, giới hạn số lần truy xuất, chống đoán trước.
Đối với công nghệ QR Code tĩnh, sản phẩm được giới thiệu và dẫn tới trang web nhà cung cấp sản phẩm hoặc một trang giới thiệu sản phẩm. QR Code và serial được sinh ra trên hệ thống và được cài đặt chỉ được quét tối đa 1 lần. Nếu quét lần tiếp theo sẽ hiển thị trang báo lỗi. Vì thế, không bị hiện tượng sao chép hình ảnh QR Code để in làm giả.
Như vậy, việc xây dựng hệ thống xác thực hàng chính hãng thông qua QR Code của Bộ Công thương sẽ giúp kiểm soát rủi ro phát sinh khi theo dõi, xác minh nguồn gốc của hàng hóa. Đây không chỉ là động thái tạo niềm tin cho khách hàng mà còn là “bức tường” bảo vệ uy tín của sản phẩm và doanh nghiệp. Từ đó, giúp doanh nghiệp chinh phục thị trường quốc tế vốn đòi hỏi khắt khe về hệ thống xác thực hàng chính hãng thông qua QR Code. 
Đối với các cơ quan quản lý nhà nước, hệ thống này là công cụ hữu ích phục vụ cho công tác quản lý, kiểm soát thị trường hàng hóa. Khi công nghệ ngày càng được ứng dụng rộng rãi ở nhiều lĩnh vực, truy xuất nguồn gốc sản phẩm bằng QR Code sẽ đóng vai trò không thể thiếu trong hoạt động mua sắm, tiêu dùng.
(Còn tiếp)
Còn lại: 1000 ký tự
Thủ tướng: Mở đợt cao điểm đấu tranh, truy quét, đẩy lùi buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả

(CHG) Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo thành lập tổ công tác đặc biệt và triển khai đợt cao điểm đấu tranh, truy quét, ngăn chặn, đẩy lùi buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, lưu thông hàng giả, hàng nhái, hàng không rõ xuất xứ, vi phạm bản quyền, vi phạm sở hữu trí tuệ, xuất xứ hàng hóa trong thời gian từ ngày 15/5-15/6/2025.

Xem chi tiết
Ứng dụng mô hình kinh tế tuần hoàn tại doanh nghiệp Việt Nam

Bài báo Ứng dụng mô hình kinh tế tuần hoàn tại doanh nghiệp Việt Nam do Phạm Thị Mỵ (Khoa Kế toán Kiểm toán - Trường Đại học Kinh tế Kỹ thuật công nghiệp) thực hiện.

Xem chi tiết
Các giải pháp trọng tâm, đột phá bảo đảm thực hiện thắng lợi mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên trong năm 2025 và hai con số những năm tiếp theo

​CHG - Năm 2025 là năm đặc biệt quan trọng, có ý nghĩa then chốt, tạo nền tảng để đất nước bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên đất nước vươn mình phát triển giàu mạnh, văn minh, thịnh vượng, do đó cần tăng trưởng bứt phá 8% trở lên trong năm 2025 để về đích Kế hoạch 5 năm 2021 - 2025, tạo đà tăng trưởng hai con số trong giai đoạn 2026 - 2030. Để bảo đảm tăng trưởng 8% trở lên năm 2025 và hai con số các năm tiếp theo, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp với quyết tâm chính trị cao của cả hệ thống chính trị.

Xem chi tiết
Tiếp tục hoàn thiện thể chế thương mại trong bối cảnh nền kinh tế số: Thực trạng và giải pháp trong thời gian tới

CHG - Thể chế thương mại đã được triển khai xây dựng, ban hành và thực thi ngay sau ngày thống nhất đất nước. Trong bối cảnh nền kinh tế số, để Việt Nam tiếp tục hoàn thiện thể chế thương mại, cần tích cực triển khai đồng bộ nhiều giải pháp.

Xem chi tiết
Kỷ niệm trọng thể 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

CHG - Sáng 30/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và UBND Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền

Xem chi tiết
2
2
2
3