Mạnh tay hơn trong phòng chống thông tin xấu, độc


(CHG) Nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng, để công tác phòng, chống thông tin xấu, độc hiệu quả cần sự vào cuộc đồng bộ, trách nhiệm của các ngành, các cấp. Cùng với đó, phải xử lý mang tính răn đe những hành vi tung tin xấu, độc trên không gian mạng.
ĐBQH Thượng tọa Thích Đức Thiện (Điện Biên): Phải xử lý mang tính răn đe những hành vi tung tin xấu, độc trên không gian mạng
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông đã trả lời ngắn gọn, súc tích và đặc biệt tôi ấn tượng việc Bộ trưởng đã đưa ra được các giải pháp cho các vấn đề mà đại biểu Quốc hội đặt câu hỏi và quan tâm. Những giải pháp của Bộ trưởng đưa ra đều có tính khả thi cao, đặc biệt tôi quan tâm đến tính khả thi của các giải pháp mà Bộ trưởng đưa ra.
Đại biểu Quốc hội Thượng tọa Thích Đức Thiện (Điện Biên).
Hiện nay, các thông tin xấu, độc xuất hiện nhiều với tần suất rất cao, từ các vấn đề đời sống xã hội, các vấn đề lừa đảo qua mạng đến những vấn đề thông tin làm ảnh hưởng tới an ninh chính trị, kinh tế xã hội, sự thờ ơ trước những vấn đề đạo đức của xã hội cũng đều được lan truyền rất nhiều trên mạng. Tại phiên chất vấn, Bộ trưởng đã đưa ra được những giải pháp và quyết tâm của Bộ Thông tin và Truyền thông trong vấn đề xử lý các tin xấu, độc.
Trong thời gian vừa qua, Bộ Thông tin và Truyền thông đã có rất nhiều hành động cụ thể để xử lý các thông tin xấu, độc. Tuy nhiên, để giải quyết các vấn đề thông tin xấu, độc trên mạng triệt để thì vô cùng khó khăn.
Trong những giải pháp mà Bộ trưởng đưa, tôi rất quan tâm đến giải pháp quản lý không gian mạng như quản lý trong đời sống thực tế. Từng bộ, ngành sẽ quản lý trên không gian mạng theo lĩnh vực mà bộ, ngành đó chịu trách nhiệm. Mỗi gia đình cũng phải quản lý những thành viên trong gia đình mình trên không gian mạng. Bản thân chúng ta phải tự quản lý chính mình khi tham gia vào không gian mạng, khi tiếp nhận thông tin thì phải đánh giá được thông tin đó là đúng hay sai, tốt hay xấu.
Đồng thời, phải xử lý mang tính răn đe những hành vi tung tin xấu, độc trên không gian mạng thay vì chỉ mang tính hình thức xử phạt, chỉ có răn đe mới có thể có cơ hội ngăn chặn triệt để.
ĐBQH Trần Văn Lâm (Bắc Giang): Cần sự vào cuộc của nhiều ngành, nhiều cấp
Qua phần trả lời của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, có thể thấy rằng Bộ trưởng là một người rất giàu kinh nghiệm trong thực tiễn và quản lý. Thời gian vừa qua Bộ Thông tin và Truyền thông đã làm khá tốt trong công tác ngăn ngừa thông tin xấu, độc trên mạng. Các giải pháp Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông đưa ra tại phiên chất vấn phù hợp theo chức năng, thẩm quyền, phạm vi khả năng của của Bộ, của ngành.
Đại biểu Quốc hội Trần Văn Lâm (Bắc Giang).
Để ngăn ngừa thông tin xấu, độc như các đại biểu Quốc hội tranh luận, không chỉ một bộ, ngành thông tin truyền thông là có thể giải quyết được mà đòi hỏi sự vào cuộc toàn thể, toàn diện và đồng bộ, phối hợp trách nhiệm của nhiều ngành, nhiều cấp. Ví dụ như trách nhiệm của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hay Bộ Giáo dục và Đào tạo trong việc cùng phối hợp để nâng cao dân trí, xây dựng sức đề kháng của mỗi người dân trước những luồng thông tin độc, hại, để người dân có kiến thực cần thiết để nhận biết và ứng xử phù hợp.
ĐBQH Nguyễn Thị Mai Hoa (Đồng Tháp): Tiếp tục tăng cường việc phòng, chống thông tin xấu, độc
Một số vấn đề nóng, vấn đề quan trọng trong lĩnh vực thông tin truyền thông đã được Bộ trưởng tập trung trả lời, làm rõ những điều mà các đại biểu băn khoăn, trong đó có vấn đề quản lý các thông tin trên mạng, vấn đề phát triển nền tảng số hay vấn đề làm sao để phòng, chống tin giả, tin xấu, độc.
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Mai Hoa (Đồng Tháp).
Tôi rất ấn tượng về phần tranh luận giữa một vài đại biểu với Bộ trưởng để làm rõ giải pháp liên quan tới phòng, chống một cách hiệu quả nhất thông tin xấu, độc ở trên mạng. Bởi vì thông tin xấu, độc sẽ ảnh hưởng rất lớn tới đời sống xã hội của người dân. Vì vậy, việc phòng, chống thông tin xấu độc là điều phải tăng cường trong thời gian tới.
Bên cạnh những giải pháp mà Bộ trưởng nêu ra, tôi thấy rằng một số gợi ý của các đại biểu cũng rất thích hợp. Ví dụ như để phòng, chống thông tin xấu, độc thì không chỉ phải nâng cao vai trò của hệ thống báo chí trong nước để có thể thông tin tuyên truyền một cách tốt nhất mà bên cạnh đó, các cơ quan báo chí chính thống cũng phải quan tâm hơn tới việc phản ánh những vấn đề bất cập, những vấn đề sai phạm, chưa đúng.
Trong bối cảnh phòng, chống thông tin xấu, độc để chống lại những thông tin không chính xác, những tin bôi nhọ thì các cơ quan báo chí sẽ phải có phương pháp tuyên truyền thích hợp. Một mặt chúng ta ghi nhận, khẳng định những điều tốt, điều hay nhưng bên cạnh đó nếu tồn tại những bất cập, hạn chế thì việc chỉ ra những bất cập đó để đưa tới một góc nhìn đầy đủ và đúng đắn cho người dân, cử tri sẽ là cách tốt nhất để chống lại thông tin xấu, độc.
Tôi kỳ vọng, sau phiên trả lời chất vấn sẽ giúp cho Bộ trưởng và ngành thông tin truyền thông có góc nhìn đầy đủ, toàn diện hơn đối với thực trạng của ngành và xác định rõ trách nhiệm của Bộ, trách nhiệm của Bộ trưởng. Từ đó, những giải pháp mà Bộ trưởng đã nêu trong phiên trả lời chất vấn sẽ được cụ thể hóa thành những kế hoạch hành động của Bộ trưởng trong nhiệm kỳ này.

Nguồn: https://daibieunhandan.vn/dien-dan-quoc-hoi-va-cu-tri/manh-tay-hon-trong-phong-chong-thong-tin-xau-doc-i305976/

Còn lại: 1000 ký tự
Thủ tướng: Mở đợt cao điểm đấu tranh, truy quét, đẩy lùi buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả

(CHG) Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo thành lập tổ công tác đặc biệt và triển khai đợt cao điểm đấu tranh, truy quét, ngăn chặn, đẩy lùi buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, lưu thông hàng giả, hàng nhái, hàng không rõ xuất xứ, vi phạm bản quyền, vi phạm sở hữu trí tuệ, xuất xứ hàng hóa trong thời gian từ ngày 15/5-15/6/2025.

Xem chi tiết
Ứng dụng mô hình kinh tế tuần hoàn tại doanh nghiệp Việt Nam

Bài báo Ứng dụng mô hình kinh tế tuần hoàn tại doanh nghiệp Việt Nam do Phạm Thị Mỵ (Khoa Kế toán Kiểm toán - Trường Đại học Kinh tế Kỹ thuật công nghiệp) thực hiện.

Xem chi tiết
Các giải pháp trọng tâm, đột phá bảo đảm thực hiện thắng lợi mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên trong năm 2025 và hai con số những năm tiếp theo

​CHG - Năm 2025 là năm đặc biệt quan trọng, có ý nghĩa then chốt, tạo nền tảng để đất nước bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên đất nước vươn mình phát triển giàu mạnh, văn minh, thịnh vượng, do đó cần tăng trưởng bứt phá 8% trở lên trong năm 2025 để về đích Kế hoạch 5 năm 2021 - 2025, tạo đà tăng trưởng hai con số trong giai đoạn 2026 - 2030. Để bảo đảm tăng trưởng 8% trở lên năm 2025 và hai con số các năm tiếp theo, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp với quyết tâm chính trị cao của cả hệ thống chính trị.

Xem chi tiết
Tiếp tục hoàn thiện thể chế thương mại trong bối cảnh nền kinh tế số: Thực trạng và giải pháp trong thời gian tới

CHG - Thể chế thương mại đã được triển khai xây dựng, ban hành và thực thi ngay sau ngày thống nhất đất nước. Trong bối cảnh nền kinh tế số, để Việt Nam tiếp tục hoàn thiện thể chế thương mại, cần tích cực triển khai đồng bộ nhiều giải pháp.

Xem chi tiết
Kỷ niệm trọng thể 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

CHG - Sáng 30/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và UBND Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền

Xem chi tiết
2
2
2
3