Người tiêu dùng và nhà sản xuất, phân phối phải ngang bằng về quyền


(CHG) Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng không có nghĩa là người tiêu dùng có quyền cao hơn người sản xuất, phân phối. Các đối tượng này đều bình đẳng trước pháp luật. Nhấn mạnh quan điểm này trong phiên họp sáng nay, 15/2, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ lưu ý, những quy định, biện pháp bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng không được làm phương hại đến quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
 

Không làm rõ nội hàm sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp

Trong Báo cáo giải trình, tiếp thu và chỉnh lý dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi), Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy cho biết, hiện có hai vấn đề còn ý kiến khác nhau là khái niệm người tiêu dùng (khoản 1 Điều 3) và giải quyết tranh chấp tại Tòa án (Mục 5 Chương V).
Ngoài hai vấn đề nêu trên, trong phiên họp sáng qua, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp tục cho ý kiến với một số nội dung quan trọng khác của dự thảo Luật. Trong đó, nhiều ý kiến đề nghị, quy định tại Điều 39 về trách nhiệm tổ chức, cá nhân kinh doanh với người tiêu dùng trong các giao dịch trên không gian mạng cần được rà soát lại.

Bảo vệ ở đây không có nghĩa là người tiêu dùng có quyền cao hơn người sản xuất hay phân phối. Quyền này phải bằng bình đẳng với nhau trước pháp luật. Do đó, không làm phương hại đến quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác có liên quan, nhất là vấn đề chi phí tuân thủ pháp luật. 
                                                                                                                                                   Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ
Dẫn chứng quy định tại điểm l, khoản 3 Điều 39, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cho rằng, quy định này chưa thật sự rõ ràng, chưa bảo đảm công bằng đối với các bên tham gia giao dịch trên không gian mạng, đó là các doanh nghiệp thiết lập. Cụ thể là chưa làm rõ nội hàm yêu cầu kết nối, cung cấp dữ liệu thông tin. Nêu rõ vấn đề này, Tổng Thư ký, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường lưu ý, điều này sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp, từ việc đánh giá chi phí, chuẩn bị cho đến việc tuân thủ thực hiện. Hơn nữa, tại điểm l khoản 3 Điều 39 quy định doanh nghiệp kinh doanh trên không gian mạng phải kết nối, cung cấp dữ liệu thông tin theo thời gian thực phục vụ hoạt động kiểm tra, giám sát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cũng chưa hợp lý. Bởi, hiện nay các sàn thương mại điện tử vẫn tuân thủ quy định pháp luật liên quan, thực hiện báo cáo số liệu thống kê quy định theo định kỳ, đột xuất để phục vụ mục tiêu quản lý Nhà nước. 
 
Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường phát biểu.
Vì thế, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cho rằng, quy định như dự thảo Luật sẽ có khả năng gây lãng phí nguồn lực cho cả doanh nghiệp và cơ quan quản lý để xây dựng, điều chỉnh hệ thống kỹ thuật, hệ thống thu thập, tiếp nhận dữ liệu bảo đảm sự tương thích giữa hệ thống của Nhà nước và các nền tảng khác. Trong khi đó, quy định cũng tiềm ẩn rủi ro với doanh nghiệp, vì thông tin về hoạt động của doanh nghiệp theo thời gian thực thuộc về bí mật kinh doanh của mỗi đơn vị. Việc cung cấp thông tin này khi chưa có cơ chế bảo mật là một rủi ro. Dự thảo Luật cũng chưa quy định trách nhiệm của cơ quan quản lý với việc bảo mật thông tin được doanh nghiệp cung cấp. Ngoài ra, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội lưu ý, qua tham khảo thông tin, thì trong khu vực Đông Nam Á chưa có quốc gia nào đặt ra trách nhiệm này với doanh nghiệp.
Với những phân tích nêu trên, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cho rằng, quy định doanh nghiệp phải kết nối, cung cấp thông tin theo thời gian thực như thể hiện tại Điều 39 của dự thảo Luật chưa thực sự bảo đảm quyền, lợi ích của các bên liên quan trong thực hiện giao dịch trên không gian mạng.
Liên quan đến quy định về trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh với người tiêu dùng trong các giao dịch trên không gian mạng, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhận thấy, hiện cũng có ý kiến cho rằng đến bản dự thảo Luật trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội lần này vẫn có một số quy định, nội dung không thuộc phạm vi nghĩa vụ của tổ chức thiết lập, vận hành nền tảng số. "Dường như dự án Luật đang giao quá nhiều nghĩa vụ vượt ra ngoài phạm vi của các tổ chức này, thậm chí có những quy định trùng lặp với nghĩa vụ của các tổ chức và cá nhân bán hàng về chi phí tuân thủ pháp luật, tự nhiên tạo thêm gánh nặng không cần thiết và chưa chắc đã khả thi", Chủ tịch Quốc hội nêu vấn đề. 
Với quy định cụ thể ở điểm đ, điểm e, điểm h khoản 3 Điều 39, Chủ tịch Quốc hội cũng đặt vấn đề: Có phải là trách nhiệm của tổ chức lập vận hành nền tảng số hay không? Hay là của cá nhân, tổ chức kinh doanh trực tiếp tham gia vào các giao dịch với người tiêu dùng? Đây là vấn đề cần được rà soát, xem lại để chỉnh lý cho chính xác. 
 
Quang cảnh phiên thảo luận về Dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) sáng 15/2.
Không tạo thêm những gánh nặng chi phí vô lý
Nghiên cứu dự thảo Luật, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương nhận thấy, toàn bộ dự thảo Luật hiện đang thiên về "bảo vệ", về "quyền", nhưng nhiều điều, khoản không đề cập đến "nghĩa vụ", trong khi đó, Hiến pháp năm 2013 đã quy định quyền không được tách rời với nghĩa vụ. Tại Điều 5 dự thảo Luật đã có quy định về trách nhiệm của người tiêu dùng. Nhưng theo Phó Chủ tịch Quốc hội
Trần Quang Phương, nội dung này điều chỉnh ở một điều luật là "không đủ tầm, không đúng tinh thần Hiến pháp".
"Tại Điều 5 về nguyên tắc phải quy định là nghĩa vụ của người tiêu dùng, vì quyền không thể tách rời với nghĩa vụ và viết thật kỹ hơn nghĩa vụ được phép gì", Phó Chủ tịch Quốc hội nêu rõ. Trong nguyên tắc quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng, hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng không được xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Nhấn mạnh quan điểm này, Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị, nội dung này phải được nghiên cứu thêm và nếu được thì sửa theo hướng "nâng thành nghĩa vụ", bảo đảm "ngang tầm với Luật này hơn, không dừng ở quy định trách nhiệm như một văn bản giao nhiệm vụ". 
Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương phát biểu.
Chia sẻ quan điểm về việc dự thảo Luật đang "thiên về việc tập trung bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng", Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ lưu ý, "bảo vệ ở đây không có nghĩa là người tiêu dùng có quyền cao hơn người sản xuất hay phân phối. Quyền này phải bằng bình đẳng với nhau trước pháp luật. Do đó, không được làm phương hại đến quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác có liên quan, nhất là vấn đề chi phí tuân thủ pháp luật". 
Tương tự như vậy, liên quan đến các quy định về trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh đối với người tiêu dùng ở Chương II, từ Điều 13 đến Điều 36, Chủ tịch Quốc hội cũng nêu ra hàng loạt vấn đề, như việc: Có bảo đảm an toàn thông tin của người tiêu dùng ở Điều 18; trách nhiệm của bên thứ ba ở Điều 21; trách nhiệm thu hồi sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật ở Điều 32; yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước xử lý vi phạm pháp luật liên quan đến quyền lợi người tiêu dùng ở Điều 36... Đồng thời, đề nghị các nội dung này nên rà soát lại theo hướng: Không tạo thêm những gánh nặng chi phí vô lý, phải ngang bằng với quyền lợi và không được phương hại đến lợi ích của người cung cấp hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ...

Nguồn: https://daibieunhandan.vn/dien-dan-quoc-hoi-va-cu-tri/nguoi-tieu-dung-va-nguoi-san-xuat-phan-phoi-phai-ngang-bang-ve-quyen-i316298/

Còn lại: 1000 ký tự
Nghiên cứu hành vi thanh toán điện tử của sinh viên: Trường hợp các trường Đại học tại Hà Nội

Đề tài Nghiên cứu hành vi thanh toán điện tử của sinh viên: Trường hợp các trường Đại học tại Hà Nội do PGS. TS. Phạm Thị Thanh Hồng1 - Nguyễn Đăng Khoa1* - Hoàng Thị Ngọc Hân1- Vũ Thị Hòa1 (1Viện Kinh tế và Quản lý, Đại học Bách Khoa Hà Nội) ((*) Khoa.nguyendang.jd@gmail.com) thực hiện.

Xem chi tiết
Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch Mẫu Sơn, Lạng Sơn

Đề tài Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch Mẫu Sơn, Lạng Sơn do Phạm Thu Hương (Trung tâm Giáo dục Quốc phòng An ninh - Trường Đại học Hải Phòng) thực hiện.

Xem chi tiết
Quy chế pháp lý về sử dụng đất trong các khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu kinh tế - Một số điểm mới của Luật Đất đai năm 2024 và bình luận

Bài viết nghiên cứu "Quy chế pháp lý về sử dụng đất trong các khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu kinh tế - Một số điểm mới của Luật Đất đai năm 2024 và bình luận" do ThS. Nguyễn Ngọc Biện Thùy Hương (Giảng viên Khoa Luật - Trường Đại học Văn Lang) thực hiện.

Xem chi tiết
Phát triển du lịch Đà Nẵng đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045

Đề tài Phát triển du lịch Đà Nẵng đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045 do ThS. Nguyễn Hương Liên (Khoa Du lịch và Khách sạn, Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật công nghiệp) thực hiện.

Xem chi tiết
​Nghịch lý thị trường mỹ phẩm tại Việt Nam

(CHG) Trong những năm gần đây, thị trường mỹ phẩm tại Việt Nam đã chứng kiến sự bùng nổ mạnh mẽ với sự xuất hiện của nhiều sản phẩm nội địa. Tuy nhiên, một nghịch lý khá “thú vị” đang tồn tại: nhiều sản phẩm mỹ phẩm được sản xuất tại Việt Nam, bán qua các đội nhóm, hội nhóm, trung tâm thẩm mỹ, trung tâm spa, bán trực tuyến… có giá rất cao, thế nhưng nhiều sản phẩm lại không minh bạch thông tin, quảng cáo quá sự thật, có dấu hiệu kém chất lượng, lừa dối người tiêu dùng, thậm chí chứa chất cấm. Bài viết không nêu cụ thể những đơn vị, cá nhân, tổ chức, cũng như hình ảnh cụ thể về sản phẩm liên quan đến nghịch lý đang tồn tại trong nghành sản, xuất kinh doanh mỹ phẩm. Bài viết cũng không so sánh cụ thể về giá cả, chất lượng của các thương hiệu mỹ phẩm với nhau, cũng như quy chụp ngành sản xuất mỹ phẩm trong nước. Bài viết đưa ra góc nhìn khoa học, phản biện về những thực trạng đang tồn tại trong ngành sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm tại Việt Nam, một số "con sâu làm rầu nồi canh".

Xem chi tiết
2
2
2
3