Nhà đầu tư Trung Quốc đề xuất được làm Dự án đường cao tốc TP.HCM - Mộc Bài


(CHG) Mới đây, Tổng công ty Cầu đường Trung Quốc (CRBC) đã gửi văn bản đến UBND Tp.HCM đề xuất được tham gia đầu tư Dự án đường cao tốc Tp.HCM - Mộc Bài.
Đại diện CRBC cho hay, vừa bước qua đầu năm 2024, cụ thể là giữa trung tuần tháng 1 của năm nay, doanh nghiệp đã gửi UBND TP.HCM bày tỏ sự quan tâm đến Dự án đường cao tốc Tp.HCM - Mộc Bài.
Tại văn bản này, CRBC cho biết cũng đã tham gia vào thị trường Việt Nam từ năm 1996 là tổng thầu và cùng các đối tác Việt Nam trực tiếp thi công các dự án giao thông lớn, như Hợp đồng 1A, đường cao tốc Tp.HCM- Long Thành - Dầu Giây; Thi công một phần dự án đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng; Cầu Cao Lãnh (Đồng Tháp)…
Dự án Cao Tốc Tp.HCM- MB
Sơ đồ hướng tuyến của Dự án đường cao tốc Tp.HCM - Mộc Bài (Ảnh: Sở GTVT Tp.HCM)
Bên cạnh việc tham gia các dự án lớn của Việt Nam, thì trong khu vực ASEAN, CRBC cũng đang thi công dự án đường cao tốc lớn của Campuchia như PhnomPenh – Bavet và tuyến cao tốc này, cũng sẽ kết nối với đường cao tốc Tp.HCM - Mộc Bài của Việt Nam. Dự án này này đã khởi công từ tháng 6/2023 và dự kiến hoàn thành vào năm 2027.
“Dự án đường cao tốc TP.HCM - Mộc Bài được Chính phủ giao cho Tp.HCM là cơ quan có thẩm quyền thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư. Vì vậy, với kinh nghiệm, cũng như tiềm lực về tài chính, CRBC mong muốn được tham gia đầu tư xây dựng Dự án đường cao tốc Tp.HCM - Mộc Bài với tư cách là nhà đầu tư”. Đại diện phía CRBC cho hay.
Đồng thời, CRBC cho biết nếu được tham gia vào quá trình đầu tư dự án, CRBC cam kết sẽ tuân thủ đúng theo quy định của pháp luật Việt Nam và sẽ hợp tác hiệu quả với các tập đoàn trong nước như CT Group để hoàn thành dự án theo đúng tiến độ.
Được biết, Dự án đường cao tốc Tp.HCM- Mộc Bài đã được Thủ tướng Chính phủ đồng ý giao UBND Tp.HCM làm cơ quan nhà nước có thẩm quyền triển khai thực hiện Dự án đầu tư xây dựng.
QL22
QL22 luôn trở nên quá tải, nên thoe giới chuyên môn cần nhanh chóng hoàn thành sớm Dự án cao tốc Tp.HCM- Mộc Bài (Ảnh: Bảo Lan)
Theo đó, chiều dài toàn tuyến đường cao tốc Tp.HCM - Mộc Bài dài khoảng 51 km. Trong đó đoạn đi qua Tp.HCM dài 24,6 km và đoạn qua tỉnh Tây Ninh dài 26,3 km, với điểm đầu giao với đường vành đai 3 thuộc huyện Hóc Môn của Tp.HCM và điểm cuối kết nối vào QL22 khu vực cửa khẩu quốc tế Mộc Bài của tỉnh Tây Ninh.
Dự án sẽ được phân kỳ đầu tư theo hình thức PPP, loại hợp đồng BOT (có sự hỗ trợ của Nhà nước) và chia làm hai giai đoạn.
Ở giai đoạn 1, xây dựng đoạn Tp.HCM - Trảng Bàng (Tây Ninh) với quy mô 4 làn xe tiêu chuẩn và đoạn Trảng Bàng - Mộc Bài với quy mô 4 làn xe (đường cao tốc hạn chế), với tổng mức đầu tư là 19.387 tỷ đồng, trong đó vốn nhà nước tham gia là 9.943 tỷ đồng (tương đương 50% tổng mức đầu tư), phần vốn còn lại do nhà đầu tư sắp xếp.
Trong giai đoạn 2 (giai đoạn hoàn chỉnh), xây dựng đoạn Thành phố Hồ Chí Minh - Trảng Bàng với quy mô 8 làn xe và đoạn Trảng Bàng - Mộc Bài với quy mô 6 làn xe.
Sau khi hoàn thành, dự án cao tốc Tp.HCM - Mộc Bài sẽ là tuyến đường “chia lửa” với QL22, khi giải quyết bài toán lớn về giao thông cho tỉnh Tây Ninh vàTp.HCM hiện tại. Mà còn tháo nút thắt giao thông cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long, cũng như thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội toàn vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Thời gian chỉ định để thực hiện Dự án trong 4 năm, từ năm 2024 đến năm 2027.
Còn lại: 1000 ký tự
Thủ tướng: Mở đợt cao điểm đấu tranh, truy quét, đẩy lùi buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả

(CHG) Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo thành lập tổ công tác đặc biệt và triển khai đợt cao điểm đấu tranh, truy quét, ngăn chặn, đẩy lùi buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, lưu thông hàng giả, hàng nhái, hàng không rõ xuất xứ, vi phạm bản quyền, vi phạm sở hữu trí tuệ, xuất xứ hàng hóa trong thời gian từ ngày 15/5-15/6/2025.

Xem chi tiết
Ứng dụng mô hình kinh tế tuần hoàn tại doanh nghiệp Việt Nam

Bài báo Ứng dụng mô hình kinh tế tuần hoàn tại doanh nghiệp Việt Nam do Phạm Thị Mỵ (Khoa Kế toán Kiểm toán - Trường Đại học Kinh tế Kỹ thuật công nghiệp) thực hiện.

Xem chi tiết
Các giải pháp trọng tâm, đột phá bảo đảm thực hiện thắng lợi mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên trong năm 2025 và hai con số những năm tiếp theo

​CHG - Năm 2025 là năm đặc biệt quan trọng, có ý nghĩa then chốt, tạo nền tảng để đất nước bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên đất nước vươn mình phát triển giàu mạnh, văn minh, thịnh vượng, do đó cần tăng trưởng bứt phá 8% trở lên trong năm 2025 để về đích Kế hoạch 5 năm 2021 - 2025, tạo đà tăng trưởng hai con số trong giai đoạn 2026 - 2030. Để bảo đảm tăng trưởng 8% trở lên năm 2025 và hai con số các năm tiếp theo, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp với quyết tâm chính trị cao của cả hệ thống chính trị.

Xem chi tiết
Tiếp tục hoàn thiện thể chế thương mại trong bối cảnh nền kinh tế số: Thực trạng và giải pháp trong thời gian tới

CHG - Thể chế thương mại đã được triển khai xây dựng, ban hành và thực thi ngay sau ngày thống nhất đất nước. Trong bối cảnh nền kinh tế số, để Việt Nam tiếp tục hoàn thiện thể chế thương mại, cần tích cực triển khai đồng bộ nhiều giải pháp.

Xem chi tiết
Kỷ niệm trọng thể 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

CHG - Sáng 30/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và UBND Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền

Xem chi tiết
2
2
2
3