Những khó khăn trong giải ngân đầu tư công


(CHG) Kinh tế đất nước đang phải đối diện với nhiều khó khăn, nguồn vốn đầu tư công được đánh giá sẽ là động lực tạo đà tăng trưởng. Tuy nhiên, vẫn còn một số địa phương, bộ, ngành có tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công thấp do quá trình triển khai thực hiện gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, cần có giải pháp tháo gỡ.
Thảo luận về tình hình kinh tế-xã hội tại Kỳ họp thứ năm, Quốc hội khóa XV, đại biểu Nguyễn Thị Yến (đoàn Bà Rịa-Vũng Tàu) nhìn nhận, trong những tháng đầu năm 2023, có những cơ quan, bộ, ngành, địa phương giải ngân vốn đầu tư công dưới 15%. Về những vướng mắc đang cản trở dòng vốn, theo đại biểu Nguyễn Thị Yến, có vấn đề về giải phóng mặt bằng, chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng, định giá đất. Đối với giải phóng mặt bằng, đại biểu Nguyễn Thị Yến đề xuất Quốc hội, Chính phủ nên giao công việc này cho địa phương, không thực hiện thí điểm nữa, như dự án đường cao tốc Biên Hòa-Vũng Tàu khi giao cho địa phương hiện đã giải phóng mặt bằng được khoảng 80%, bảo đảm tiến độ đề ra. Việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng để phục vụ dự án đầu tư công cũng nên giao cho địa phương quyết định trong phạm vi, quyền hạn của mình, không như hiện nay là các địa phương gửi về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ, dẫn đến kéo dài thời gian thực hiện.
Cũng liên quan đến đầu tư của Nhà nước, đại biểu Hoàng Quốc Khánh (đoàn Lai Châu) nêu vấn đề về các chương trình mục tiêu quốc gia, trong đó cần tiếp tục đẩy mạnh tháo gỡ vướng mắc. Theo đại biểu Hoàng Quốc Khánh, thời gian thực hiện các chương trình này chỉ còn hơn hai năm, người dân khu vực miền núi đang rất mong chờ. Vì vậy, đại biểu đề nghị Chính phủ tăng cường chỉ đạo công tác kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn tháo gỡ khó khăn về thể chế, xử lý vướng mắc về nguồn vốn, đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư. Đồng thời, các bộ, ngành tiếp tục thành lập những đoàn công tác đến trực tiếp địa phương để tháo gỡ từ cơ sở. Đại biểu Trần Hoàng Ngân (đoàn TP Hồ Chí Minh) đánh giá, thời gian qua, Quốc hội đã thể hiện sự đồng hành với Chính phủ để thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công. Trong hai năm vừa qua (2021-2022), tốc độ giải ngân vốn đầu tư công tốt hơn bình quân 5 năm trước đó (2016-2020), đây là nỗ lực lớn cần được đánh giá đúng. Bên cạnh đó, những vấn đề còn chậm trễ trong công tác giải ngân cần được khắc phục, nhất là quan tâm đến các dự án dở dang để sớm hoàn thành, đưa vào sử dụng.
Đại biểu Trần Hoàng Ngân (đoàn TP Hồ Chí Minh) phát biểu thảo luận về kinh tế - xã hội tại Kỳ họp thứ năm, Quốc hội khóa XV. (Ảnh: TUẤN HUY)
Trước những khó khăn của nền kinh tế, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho rằng, cần có giải pháp để tăng tổng cầu như tăng tiêu dùng xã hội, tăng đầu tư tư nhân, đặc biệt trong lĩnh vực bất động sản, điện tái tạo, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công... Muốn như vậy cần phải phân cấp mạnh mẽ cho các địa phương, bộ, ngành, ví như vốn của chương trình mục tiêu quốc gia, chi thường xuyên để sửa chữa, nâng cấp các công trình, máy móc thiết bị, đánh giá tác động môi trường... Trên cơ sở đó tập trung giải quyết những vướng mắc về mặt pháp lý. Làm rõ một số giải pháp, lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, những vấn đề về phân cấp, phân quyền của đầu tư công đã được thực hiện triệt để, giao cho các bộ, ngành và địa phương từ khâu lựa chọn dự án, lập, chuẩn bị dự án đến giải ngân vốn, điều chỉnh dự án, giải phóng mặt bằng, đấu thầu, tổ chức thi công... Tuy nhiên trên thực tế, dù cũng một mặt bằng pháp lý nhưng có địa phương làm tốt, tỷ lệ giải ngân cao, có nơi lại đạt tỷ lệ thấp. Nguyên nhân nằm ở khâu tổ chức thực hiện. Do vậy, các đại biểu Quốc hội, HĐND các cấp cần tăng cường giám sát, đôn đốc để cùng với Chính phủ tạo chuyển biến tích cực hơn trong giải ngân vốn đầu tư công, góp phần phát triển kinh tế-xã hội đất nước.
 
 
 
Còn lại: 1000 ký tự
Thủ tướng: Mở đợt cao điểm đấu tranh, truy quét, đẩy lùi buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả

(CHG) Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo thành lập tổ công tác đặc biệt và triển khai đợt cao điểm đấu tranh, truy quét, ngăn chặn, đẩy lùi buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, lưu thông hàng giả, hàng nhái, hàng không rõ xuất xứ, vi phạm bản quyền, vi phạm sở hữu trí tuệ, xuất xứ hàng hóa trong thời gian từ ngày 15/5-15/6/2025.

Xem chi tiết
Ứng dụng mô hình kinh tế tuần hoàn tại doanh nghiệp Việt Nam

Bài báo Ứng dụng mô hình kinh tế tuần hoàn tại doanh nghiệp Việt Nam do Phạm Thị Mỵ (Khoa Kế toán Kiểm toán - Trường Đại học Kinh tế Kỹ thuật công nghiệp) thực hiện.

Xem chi tiết
Các giải pháp trọng tâm, đột phá bảo đảm thực hiện thắng lợi mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên trong năm 2025 và hai con số những năm tiếp theo

​CHG - Năm 2025 là năm đặc biệt quan trọng, có ý nghĩa then chốt, tạo nền tảng để đất nước bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên đất nước vươn mình phát triển giàu mạnh, văn minh, thịnh vượng, do đó cần tăng trưởng bứt phá 8% trở lên trong năm 2025 để về đích Kế hoạch 5 năm 2021 - 2025, tạo đà tăng trưởng hai con số trong giai đoạn 2026 - 2030. Để bảo đảm tăng trưởng 8% trở lên năm 2025 và hai con số các năm tiếp theo, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp với quyết tâm chính trị cao của cả hệ thống chính trị.

Xem chi tiết
Tiếp tục hoàn thiện thể chế thương mại trong bối cảnh nền kinh tế số: Thực trạng và giải pháp trong thời gian tới

CHG - Thể chế thương mại đã được triển khai xây dựng, ban hành và thực thi ngay sau ngày thống nhất đất nước. Trong bối cảnh nền kinh tế số, để Việt Nam tiếp tục hoàn thiện thể chế thương mại, cần tích cực triển khai đồng bộ nhiều giải pháp.

Xem chi tiết
Kỷ niệm trọng thể 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

CHG - Sáng 30/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và UBND Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền

Xem chi tiết
2
2
2
3