Tổng số vốn chưa phân bổ chi tiết là 104.611 tỷ đồng, chiếm 14,80% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao. Trong đó, vốn trong nước là 101.634 tỷ đồng, vốn nước ngoài là 2.977 tỷ đồng.
Báo cáo của Bộ Tài chính cho biết, tỷ lệ giải ước giải ngân 1 tháng kế hoạch năm 2023 đạt 1,72% kế hoạch. Nếu so với kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, thì tỷ lệ giải ngân đạt 1,81%, thấp hơn so với cùng kỳ năm 2022 (2,5%).
Trong tháng 1/2023, các bộ, cơ quan trung ương và các địa phương đang tập trung triển khai phân bổ chi tiết kế hoạch vốn cho các dự án và đang hoàn thiện thủ tục đầu tư để giải ngân kế hoạch vốn nên tỷ lệ giải ngân đạt thấp.
Trong tháng 1, Bộ Giao thông vận tải dự kiến giải ngân được 2.800 tỷ đồng; các địa phương dự kiến giải ngân được trên 10.019 tỷ đồng từ nguồn vốn cân đối ngân sách địa phương.
Để đẩy mạnh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công năm 2023, Bộ Tài chính đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng phối hợp khẩn trương hướng dẫn và tổng hợp chung nhu cầu của các bộ, cơ quan trung ương và địa phương về việc kéo dài thời gian bố trí vốn của các dự án sử dụng ngân sách trung ương sang năm 2023 và kéo dài thời gian thực hiện, giải ngân kế hoạch đầu tư vốn ngân sách trung ương năm 2022 sang năm 2023.
Đồng thời, Bộ Tài chính đề nghị các bộ, ngành, địa phương cần có giải pháp mạnh mẽ, quyết liệt, sớm khắc phục các tồn tại, hạn chế để đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công ngay từ đầu năm 2023, đặc biệt là các dự án quan trọng quốc gia, chương trình, dự án phát triển hạ tầng trọng điểm, dự án sử dụng vốn ODA có sức lan tỏa, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội...; nâng cao trách nhiệm người đứng đầu trong việc quyết định chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư dự án và giải ngân vốn đầu tư công.
Về việc bố trí nguồn vốn Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, Bộ Tài chính đề nghị các bộ, ngành, địa phương phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư để báo cáo Thủ tướng Chính phủ và có hướng dẫn cụ thể về tính chất và đối tượng được điều chỉnh linh hoạt giữa các nhiệm vụ, dự án sử dụng nguồn vốn kế hoạch đầu tư công trung hạn và các nhiệm vụ, dự án sử dụng nguồn vốn từ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội trong quá trình triển khai kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2023.
Nguồn: https://baochinhphu.vn/no-luc-day-nhanh-giai-ngan-von-dau-tu-cong-nam-2023-102230206103138751.htm
(CHG) Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo thành lập tổ công tác đặc biệt và triển khai đợt cao điểm đấu tranh, truy quét, ngăn chặn, đẩy lùi buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, lưu thông hàng giả, hàng nhái, hàng không rõ xuất xứ, vi phạm bản quyền, vi phạm sở hữu trí tuệ, xuất xứ hàng hóa trong thời gian từ ngày 15/5-15/6/2025.
Xem chi tiếtBài báo Ứng dụng mô hình kinh tế tuần hoàn tại doanh nghiệp Việt Nam do Phạm Thị Mỵ (Khoa Kế toán Kiểm toán - Trường Đại học Kinh tế Kỹ thuật công nghiệp) thực hiện.
Xem chi tiếtCHG - Năm 2025 là năm đặc biệt quan trọng, có ý nghĩa then chốt, tạo nền tảng để đất nước bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên đất nước vươn mình phát triển giàu mạnh, văn minh, thịnh vượng, do đó cần tăng trưởng bứt phá 8% trở lên trong năm 2025 để về đích Kế hoạch 5 năm 2021 - 2025, tạo đà tăng trưởng hai con số trong giai đoạn 2026 - 2030. Để bảo đảm tăng trưởng 8% trở lên năm 2025 và hai con số các năm tiếp theo, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp với quyết tâm chính trị cao của cả hệ thống chính trị.
Xem chi tiếtCHG - Thể chế thương mại đã được triển khai xây dựng, ban hành và thực thi ngay sau ngày thống nhất đất nước. Trong bối cảnh nền kinh tế số, để Việt Nam tiếp tục hoàn thiện thể chế thương mại, cần tích cực triển khai đồng bộ nhiều giải pháp.
Xem chi tiếtCHG - Sáng 30/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và UBND Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền
Xem chi tiết