Sửa Luật Thuế Giá trị gia tăng đảm bảo tính đồng bộ của hệ thống pháp luật


(CHG) Dự án Luật Thuế giá trị gia tăng (GTGT) sửa đổi được xây dựng nhằm đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật và phù hợp với thông lệ quốc tế cũng như xu hướng phát triển.
Bộ Tài chính đang xây dựng Dự án Luật Thuế GTGT sửa đổi.
Bộ Tài chính cho biết, Luật Thuế GTGT hiện hành đang có một số nội dung chưa đồng bộ với các luật liên quan. Theo đó, hiện nay tại Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu quy định đối tượng miễn thuế nhập khẩu bao gồm: tài sản di chuyển; hàng hóa mua bán trao đổi của cư dân biên giới theo định mức. Tuy nhiên, Luật Thuế GTGT hiện hành vẫn chưa quy định các đối tượng này thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.
Ngoài ra, với Luật Thuế GTGT hiện nay cũng cần thiết nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung quy định đối với vũ khí, khí tài chuyên dùng phục vụ quốc phòng, an ninh; hàng hóa trung chuyển;... để đồng bộ với một số quy định tại Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
Cũng theo Bộ Tài chính, Luật Thuế GTGT quy định tên cụ thể một số mặt hàng, sản phẩm trồng trọt, dịch vụ chứng khoán thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT. Tuy nhiên, câu chữ chưa đồng bộ với quy định tại Luật Chứng khoán, Luật Trồng trọt. Hay như một bất cập khác đó là tại Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt đã có quy định về giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt đối với kinh doanh casino, trò chơi điện tử có thưởng, kinh doanh đặt cược. Trong khi đó, tại Luật Thuế GTGT chưa có quy định cụ thể về giá tính thuế đối với các đối tượng này.
Chính vì vậy, tại Dự án Luật Thuế GTGT sửa đổi, Bộ Tài chính đã đề xuất nghiên cứu sửa đổi, bổ sung quy định tại Điều 5 và Điều 7 Luật Thuế GTGT để sửa đổi, bổ sung một số quy định về đối tượng không chịu thuế và giá tính thuế để đồng bộ với quy định của các luật khác có liên quan (Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt; Luật Trồng trọt; Luật Chứng khoán). Việc sửa Luật sẽ đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật và tạo thuận lợi cho người nộp thuế. Cùng với đó cũng đảm bảo minh bạch chính sách, tránh vướng mắc trong thực hiện.
Một nội dung quan trọng khác tại Dự án Luật Thuế GTGT sửa đổi đó chính là nhằm mục đích phù hợp với thông lệ quốc tế và xu hướng phát triển. Theo Bộ Tài chính, Luật Thuế GTGT hiện hành quy định mức thuế suất 0% áp dụng đối với dịch vụ xuất khẩu. Tuy nhiên, do dịch vụ có tính vô hình nên trong quá trình thực hiện đã phát sinh vướng mắc trong việc xác định dịch vụ xuất khẩu, gây khó khăn cho cả cơ quan Thuế và người nộp thuế. Chính vì vậy, cần nghiên cứu sửa đổi quy định về dịch vụ xuất khẩu để tránh vướng mắc trong thực hiện.
Cùng với đó, Nghị quyết số 07-NQ/TƯ ngày 18/11/2016 của Bộ Chính trị (về chủ trương, giải pháp cơ cấu lại ngân sách nhà nước, quản lý nợ công để bảo đảm nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững) đã nêu định hướng mở rộng cơ sở thuế, hạn chế tối đa việc lồng ghép chính sách xã hội trong các sắc thuế và chính sách miễn, giảm, giãn thuế, đảm bảo tính trung lập của thuế. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030, Phương hướng nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025 trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng cũng đưa ra phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội về thuế, phí. Theo đó, cần sửa đổi, bổ sung các luật về thuế, phí theo nguyên tắc thị trường, phù hợp với thông lệ quốc tế, gắn với cơ cấu lại nguồn thu, mở rộng cơ sở thuế,...
Qua tham khảo kinh nghiệm quốc tế, Bộ Tài chính thấy rằng xu hướng các nước phát triển và các nước đang phát triển đều thực hiện cơ cấu lại thu ngân sách nhà nước là tăng cường vai trò của thuế GTGT. Số lượng quốc gia áp dụng thuế GTGT/thuế hàng hóa và dịch vụ ngày càng tăng, từ khoảng 140 nước năm 2004 lên 160 nước năm 2014, 166 nước năm 2016, 195 nước năm 2020, với xu thế phổ biến là tăng mức thuế suất GTGT.
Tại Dự án Luật Thuế GTGT sửa đổi, Bộ Tài chính đã đề xuất nghiên cứu sửa đổi, bổ sung quy định tại Điều 8 Luật Thuế GTGT để sửa đổi, bổ sung quy định về thuế suất đối với dịch vụ xuất khẩu để tránh vướng mắc trong thực hiện; nghiên cứu áp dụng mức thuế suất phổ thông phù hợp. Việc sửa Luật sẽ bảo đảm nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững trong quá trình cơ cấu lại ngân sách nhà nước, quản lý nợ công theo Nghị quyết số 07-NQ/TƯ của Bộ Chính trị và Nghị quyết số 23/2021/QH15 của Quốc hội. Đồng thời phù hợp với thông lệ và xu hướng cải cách thuế GTGT quốc tế cũng như đảm bảo chính sách rõ ràng, dễ hiểu, dễ thực hiện.

Nguồn: https://haiquanonline.com.vn/sua-luat-thue-gia-tri-gia-tang-dam-bao-tinh-dong-bo-cua-he-thong-phap-luat-172496-172496.html

Còn lại: 1000 ký tự
Cơ cấu lại ngành công nghiệp vùng Đông Nam Bộ theo tinh thần Nghị quyết số 24-NQ/TW của Bộ Chính trị

CHG - Là vùng kinh tế năng động, sáng tạo, đi đầu trong sự nghiệp đổi mới, đóng góp lớn vào tăng trưởng kinh tế và giải quyết việc làm… cho cả nước, vùng Đông Nam Bộ trở thành “đầu tàu” phát triển kinh tế của cả nước nói chung và ngành công nghiệp nói riêng. Thời gian tới, cơ cấu lại ngành công nghiệp theo chiều sâu để tạo đột phá về năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh là định hướng phát triển quan trọng để ngành công nghiệp của vùng tham gia sâu vào mạng lưới sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu.

Xem chi tiết
Cơ cấu tổ chức và nhân lực hệ thống bảo đảm chất lượng bên trong Học viện Ngân hàng - Từ lý luận đến thực tiễn

Bài báo nghiên cứu "Cơ cấu tổ chức và nhân lực hệ thống bảo đảm chất lượng bên trong Học viện Ngân hàng - Từ lý luận đến thực tiễn" do Đỗ Huyền Linh (Học viện Ngân hàng) thực hiện.

Xem chi tiết
TP. Hồ Chí Minh: Doanh nghiệp kêu cứu vì bị xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ

Một doanh nghiệp tại TP. Hồ Chí Minh thời gian qua liên tục bị xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với sản phẩm kính mắt nhãn hiệu Phoenix.

Xem chi tiết
Đảng lãnh đạo phát triển kinh tế đất nước trong thời kỳ đổi mới (kỳ 2)

​CHG - Trong giai đoạn tới, tuy còn nhiều biến động về địa - chính trị, nhưng xu thế chung là khoa học - công nghệ trên thế giới sẽ phát triển rất nhanh cùng với toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, tác động mạnh mẽ đến quá trình phát triển của các quốc gia. Các quốc gia đều điều chỉnh chiến lược phát triển, tăng cường liên kết, vừa hợp tác, vừa cạnh tranh, nhất là trong thương mại, đầu tư, nhân lực, khoa học - công nghệ. Tình hình này đòi hỏi Đảng ta tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, hành động quyết liệt, năng động và sáng tạo, tranh thủ thời cơ thuận lợi, vượt qua khó khăn, thách thức để lãnh đạo phát triển kinh tế, đưa đất nước phát triển nhanh, bền vững.

Xem chi tiết
Việc thừa nhận tư cách pháp lý cho luật sư robot - góc nhìn của các quốc gia và thực tiễn tại Việt Nam

Đề tài Việc thừa nhận tư cách pháp lý cho luật sư robot - góc nhìn của các quốc gia và thực tiễn tại Việt Nam do Thái Lâm Ngọc (Sinh viên Trường Đại học Luật Hà Nội) thực hiện.

Xem chi tiết
2
2
2
3