Tác động của các yếu tố đến xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam: tiếp cận từ mô hình trọng lực


Đề tài Tác động của các yếu tố đến xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam: tiếp cận từ mô hình trọng lực do Lương Thị Minh Thu1 - Bùi Thị Ngọc Tú1 - Phạm Thị Thu Thủy1 - Vũ Quỳnh Trang1 - TS. Nguyễn Thị Thu Hiền2 (1Sinh viên K57F5, Trường Đại học Thương mại - 2Giảng viên, Trường Đại học Thương mại) thực hiện.

TÓM TẮT:

Nghiên cứu sử dụng mô hình trọng lực để xác định các yếu tố tác động đến xuất khẩu (XK) hàng may mặc của Việt Nam (VN). Kết quả cho thấy, GDP của nước nhập khẩu (NK), dân số nước NK, khoảng cách địa lý giữa VN và nước NK, tỷ giá hối đoái giữa đồng tiền nước NK và đồng tiền của VN, lãi suất cho vay của VN, tỷ lệ nội địa hóa nguyên liệu hàng may mặc của VN và FTA là những yếu tố ảnh hưởng đến XK hàng may mặc của Việt Nam. Nghiên cứu cũng đề xuất 2 nhóm giải pháp cơ bản đối với cơ quan quản lý nhà nước và đối với doanh nghiệp sản xuất và XK hàng may mặc, nhằm thúc đẩy XK hàng may mặc của Việt Nam trong thời gian tới.

Từ khóa: xuất khẩu, hàng may mặc, mô hình trọng lực, chính sách thương mại.

1. Đặt vấn đề

Tại Đại hội lần thứ VI của Đảng năm 1986 đã xác định XK hàng hóa là một trong ba mặt trận của nền kinh tế thời kỳ đổi mới. Cùng với sự thay đổi trong chính sách đối ngoại và hội nhập quốc tế, VN đã trở thành một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng XK lớn trên thế giới với tốc độ tăng trưởng XK trung bình hơn 17%/năm, làm cho vị trí của nước ta trên bản đồ thương mại toàn cầu cũng có sự vươn lên mạnh mẽ. Trong đó, ngành hàng May mặc trở thành một trong những ngành hàng XK chủ lực và nắm giữ vai trò quan trọng đối với kinh tế - xã hội. Ngành hàng này đã XK vào 66 quốc gia và vùng lãnh thổ, cùng với đó là số mặt hàng duy trì khoảng 47 - 50 mặt hàng vào thị trường toàn cầu và chiếm tỷ trọng lớn trong XK.

Để đạt được các kết quả thành công trong hoạt động XK hàng may mặc, đòi hỏi các chủ thể là Nhà nước, các doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc XK, cần xem xét các yếu tố tác động đến XK ngành hàng này, tạo tiền đề đưa ra các giải pháp, phương hướng triển khai và vận dụng một cách có hiệu quả. Mặc dù, trên thực tế, đã có một số công trình nghiên cứu tìm hiểu về điều này. Tuy nhiên, nhìn chung, các nghiên cứu phân tích về tác động của các yếu tố tới XK hàng may mặc tại VN vẫn còn hạn chế, chủ yếu là nghiên cứu về XK hàng hóa nói chung. 

Từ khoảng trống đó, nhóm tác giả nhận thấy cần phải nghiên cứu, phân tích thực trạng XK hàng may mặc của VN giai đoạn 2008 - 2023, sử dụng mô hình trọng lực cùng với dữ liệu thu thập trong giai đoạn 2008 - 2022 để phân tích tác động của các yếu tố đến XK hàng may mặc của VN, từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm thúc đẩy XK hàng may mặc cho giai đoạn 2024 - 2030.

2. Khái quát về tình hình xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam

Về tốc độ tăng trưởng và kim ngạch XK hàng may mặc của VN: giai đoạn 2008 - 2023, XK hàng may mặc VN đã có những bước phát triển đáng kể với tốc độ tăng trưởng hàng may mặc XK liên tục tăng qua các năm. Kim ngạch XK hàng may mặc của VN giai đoạn 2008 - 2023 có xu hướng tăng trưởng tương đối ổn định, với mức tăng trưởng trung bình đạt khoảng 11%/năm (Biểu đồ 1). Năm 2008, kim ngạch XK hàng may mặc của VN đạt khoảng 8.7 tỷ USD. Đến năm 2023 đạt 32.1 tỷ USD, tăng gấp khoảng 3.7 lần so với năm 2008. Đáng chú ý, trong giai đoạn này kim ngạch XK hàng may mặc của VN năm 2020 có sự sụt giảm so với năm 2019. Lý do tác động đến sự suy giảm này là do những tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19 đến nền kinh tế thế giới, làm đứt gãy chuỗi cung ứng, thu hẹp thị trường tiêu thụ các sản phẩm may mặc dẫn tới nhu cầu sản phẩm may mặc giảm sút mạnh. Đến năm 2021, kim ngạch XK hàng may mặc của VN đã nhanh chóng phục hồi và tăng trưởng trở lại. Dịch Covid-19 vẫn còn ảnh hưởng, nhưng đến thời điểm này, các doanh nghiệp đã dần thích nghi hơn và tìm được nhiều cơ hội phát triển hơn trong giai đoạn khủng hoảng này (Biểu đồ 2).

xuất khẩu

Về thị phần và thị trường XK: Theo Báo cáo thống kê thương mại thế giới năm 2021 của WTO cho biết, VN đã vượt qua Bangladesh về XK hàng may mặc, là quốc gia XK hàng may mặc lớn thứ hai trên thế giới năm 2020, với giá trị XK đạt khoảng 29 tỷ USD. Bên cạnh đó, thị trường XK hàng may mặc chính của VN đang ngày càng đa dạng, với sự tham gia của nhiều nước khác nhau. Nhìn chung thị trường XK hàng may mặc của VN vẫn chủ yếu là quốc gia phát triển. Năm 2022, Mỹ là thị trường tiêu thụ hàng may mặc VN lớn nhất với kim ngạch XK hàng may mặc VN sang Mỹ lên tới 17.76 tỷ USD, chiếm hơn 50.24% tổng kim ngạch XK hàng may mặc. Tính chung cả năm 2022, XK hàng may mặc của VN sang các thị trường chủ lực như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc… vẫn tăng khá so với năm 2021. Tuy nhiên, kim ngạch XK hàng may mặc của VN sang một số thị trường như Trung Quốc, Nga… lại giảm do chưa phục hồi sau đại dịch Covid-19. Đáng chú ý, so với thời điểm trước dịch Covid-19, XK hàng may mặc của VN sang các thị trường Canada, Australia... lại tăng trưởng ở mức cao, đều đạt hai con số (Bảng 2).

Bảng 2. Thị trường tiêu thụ hàng may mặc chính của Việt Nam năm 2022

Thị trường chủ yếu

Năm 2022

Tỷ trọng XK (%)

Kim ngạch (triệu USD)

So với năm 2021 (%)

Năm 2022

Năm 2021

Tổng

35346

15.35

100

100

Mỹ

17758

8.34

50.24

53.57

Nhật Bản

3931

25.19

11.12

10.25

Hàn Quốc

3268

12.53

9.25

9.49

Trung Quốc

984

-1.79

2.78

3.27

Canada

1348

42.65

3.81

3.09

Đức

1093

33.62

3.09

2.67

Hà Lan

1077

44.56

3.05

2.43

Anh

806

34.78

2.28

1.95

Pháp

694

20.07

1.96

1.89

Bỉ

509

24.45

1.44

1.34

Australia

447

28.45

1.26

1.14

Nga

223

-34.79

0.63

1.12

                                                                                                  Nguồn: UN Comtrade

Về cơ cấu chủng loại hàng may mặc XK của VN: XK các chủng loại hàng như Jacket, quần áo vest, áo sơ mi… là các mặt hàng giảm trong giai đoạn Covid-19, nay đã tăng mạnh và hồi phục trở lại. Trong năm 2022, áo jacket là mặt hàng XK hàng đầu của VN, chiếm 19.15% tổng kim ngạch XK. Áo thun xếp thứ hai, chiếm 18.84% tổng kim ngạch XK (Bảng 3).

Bảng 3. Chủng loại hàng may mặc xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam năm 2022

 

Chủng loại chủ yếu

Năm 2022

Tỷ trọng XK năm 2022 (%)

 

Kim ngạch (triệu USD)

So với năm 2021 (%)

Tổng

35346

14.69

100

Áo Jacket

6767.99

30.87

19.15

Áo thun

6660.61

14.38

18.84

Quần

6540.26

13.86

18.50

Quần áo trẻ em

2761.61

11.02

7.81

Vải

2326.00

-10.23

6.58

Áo sơ mi

2171.09

32.01

6.14

Đồ lót

2111.05

4.51

5.97

Quần Short

1556.86

15.89

4.40

Váy

1486.36

33.98

4.21

Quần áo bảo hộ lao động

604.15

9.47

1.71

Vest

332.23

71.56

0.94

                                                                                                               Nguồn: Vitas

3. Mô hình và dữ liệu nghiên cứu

Nhóm tác giả sử dụng mô hình trọng lực để ước tính tác động của các yếu tố đối với XK hàng may mặc của Việt Nam. Phương trình ước lượng như sau:

xuất khẩu

 

Kỳ vọng về dấu của các biến như sau: Biến GDP đại diện cho khả năng tiêu thụ của nước ngoài về hàng may mặc NK. Khi GDP tăng sẽ làm tăng cầu NK và tác động tích cực đến XK hàng may mặc của VN, vì vậy hệ số β1 > 0. Dân số của nước NK làm tăng cầu về mặc hàng may mặc XK của VN, vì vậy hệ số β> 0. Khoảng cách địa lý giữa nước XK và nước NK càng xa thì chi phí vận chuyển càng tăng, do đó xuất khẩu có xu hướng giảm, vì vậy hệ số β3 < 0. Thuế suất nước NK tăng làm giá cả của hàng hóa NK cao hơn, khả năng cạnh tranh của hàng NK tại quốc gia đó có xu hướng giảm mạnh, từ đó giảm lượng XK hàng may mặc tại VN, vì vậy hệ số β4 < 0. Biến  đại diện cho tỷ giá hối đoái giữa đồng tiền nước NK và đồng tiền của VN, kỳ vọng về dấu của hệ số này là âm (β5 < 0), vì khi tỷ giá hối đoái giảm, tức đồng tiền của VN giảm giá so với đồng tiền của các nước NK, mặt hàng may mặc XK của VN sẽ rẻ hơn trên thị trường thế giới có thể dẫn đến tăng sản lượng XK mặt hàng may mặc. Lãi suất cho vay của VN càng tăng thì XK hàng may mặc của VN càng giảm. Khi lãi suất cho vay tăng, các doanh nghiệp sẽ hạn chế việc vay vốn hơn, làm giảm nguồn vốn để đầu tư cho công nghệ, máy móc, từ đó làm giảm sức cạnh tranh về mặt hàng may mặc, dẫn đến XK giảm. Vì vậy, hệ số β6 < 0. Tỷ lệ nội địa hóa nguyên liệu thấp có thể ảnh hưởng tiêu cực đến hàng XK may mặc của VN do khi nhập nhiều nguyên liệu từ các quốc gia khác để sản xuất hàng may mặc, điều này có thể tăng chi phí sản xuất, từ đó giảm XK. Vì vậy, kỳ vọng về dấu của hệ số β7 < 0. Việc VN tham gia các FTA tạo ra các ưu đãi về cắt giảm thuế quan giúp tăng trưởng XK hàng may mặc VN, vì vậy kỳ vọng về dấu của hệ số β8 > 0.

Chúng tôi sử dụng phương pháp ước lượng tác động ngẫu nhiên REM (Random Effects Model) để ước lượng các hệ số của phương trình (1) cho sản phẩm may mặc của Việt Nam. Hệ số β0 biểu thị tác động cố định của các yếu tố khác ngoài mô hình. Dữ liệu hồi quy của mô hình là dữ liệu bảng, khoảng thời gian là 15 năm và số quốc gia là 33.  

Dữ liệu XK hàng may mặc được truy xuất từ Cơ sở dữ liệu Thống kê Thương mại Hàng hóa (UN Comtrade). Dữ liệu về GDP, dân số, tỷ giá hối đoái, lãi suất cho vay được truy xuất từ Nguồn dữ liệu mở của Ngân hàng Thế giới (data.worldbank.org). Dữ liệu về khoảng cách song phương được lấy từ trang web Distance Calculator. Thông tin về thuế được truy cập từ Cơ sở Dữ liệu Tích hợp của WTO (IDB) thông qua nền tảng trực tuyến Giải pháp Thương mại Tích hợp Thế giới (WITS). Việc lựa chọn mức thuế quan để đưa vào mô hình hồi quy được thực hiện trên cơ sở tuân theo quy tắc: thuế suất ưu đãi theo Hiệp định Thương mại song phương (PTA) sẽ được xem xét lựa chọn trước, nếu không có thông tin về thuế ưu đãi hoặc loại thuế này không được áp dụng thì sẽ thay thế bằng các mức thuế tối huệ quốc (MFN). Dữ liệu về tỷ lệ nội địa hóa nguyên liệu hàng dệt may được thu thập thông qua báo cáo chính thức của Bộ Công thương (https://moit.gov.vn/). Dữ liệu về FTA được lấy từ trang web https://trungtamwto.vn/ của Phòng Thương mại và Công nghiệp VN.

4. Kết quả nghiên cứu

Kết quả mô hình hồi quy về tác động của các yếu tố đến XK hàng may mặc của Việt Nam được thể hiện ở Bảng 4. Từ kết quả hồi quy có thể đưa ra những nhận xét sau đây:

GDP của nước XK, dân số nước NK, khoảng cách địa lý giữa VN và nước NK, tỷ giá hối đoái giữa đồng tiền nước NK và đồng tiền của VN, lãi suất cho vay của VN, tỷ lệ nội địa hóa nguyên liệu hàng may mặc của VN và biến giả FTA có ảnh hưởng đến XK hàng may mặc của VN. Còn lại 1 biến giải thích không ảnh hưởng đến XK hàng may mặc của VN là thuế suất của nước NK. Đây cũng chính là điểm khác biệt so với rất nhiều nghiên cứu trước đó như Đỗ Thị Hòa Nhã & cộng sự (2019); Đỗ Thị Hương & cộng sự (2021). Lý giải cho điều này, trong những năm gần đây, dưới sức ép của trào lưu hội nhập kinh tế quốc tế và tự do hóa thương mại, chức năng bảo hộ nền sản xuất trong nước của các quốc gia NK bằng thuế NK đang có xu hướng ngày càng giảm sút, cắt giảm dần và thay bằng các biện pháp phi thuế quan.

Bảng 4. Kết quả ước lượng mô hình

Biến

Hệ số hồi quy

P > |z|

 

1.69586

0.000

 

-0.37110

0.000

 

-0.56179

0.000

 

0.02747

0.373

 

-0.20012

0.000

ln

-0.41650

0.000

ln

2.59412

0.000

 

-0.14183

0.002

C

-29.60142

0.000

                                                                             Nguồn: Kết quả hồi quy từ mô hình (1)

Cụ thể, GDP của nước NK ảnh hưởng thuận chiều với XK may mặc với hệ số là 1.7. Điều này có nghĩa là khi GDP của nước NK tăng thêm 1% thì XK hàng may mặc của VN tăng 1.7%. Kết quả nghiên cứu đạt được theo kỳ vọng ban đầu của nhóm tác giả và cùng dấu với kết quả của một vài nghiên cứu trước đó về các yếu tố ảnh hưởng đến XK hàng hóa nói chung.

Dân số nước NK có ảnh hưởng ngược chiều tới XK hàng may mặc của VN với hệ số là -0.56179; hệ số này cho biết khi dân số nước NK tăng lên 1% thì XK hàng may mặc của VN giảm 0.56179%. Điều này trái với dự đoán ban đầu về dấu cũng như các nghiên cứu trước đó (Mohamed A. Elshehawy & cộng sự, 2014; Bùi Thị Hồng Hạnh & cộng sự, 2017) cho rằng dân số nước NK có tác động tích cực đến XK.

Khoảng cách địa lý giữa VN và nước NK có ảnh hưởng ngược chiều tới XK hàng may mặc của VN với hệ số là -0.37110; hệ số này cho biết khi khoảng cách địa lý giữa VN và nước NK tăng lên 1% thì XK hàng may mặc của VN giảm 0.37110%. Kết quả này phù hợp với hầu hết các kết quả nghiên cứu trước đây và với dự đoán ban đầu của nhóm tác giả.

Tỷ giá hối đoái giữa đồng tiền nước NK và đồng tiền của VN tác động ngược chiều đến XK hàng may mặc của VN với hệ số là -0.20012, đúng với kỳ vọng ban đầu về dấu của hệ số. Đây là điểm tương đồng với nghiên cứu của Đỗ Thị Hương & cộng sự (2021), tuy nhiên lại trái ngược với các nghiên cứu Trần Trọng Đức & cộng sự (2021), Bùi Thị Hồng Hạnh & Quiting Chen (2015).

Lãi suất cho vay của VN với hệ số là -0.41650, kết quả chỉ ra biến giải thích này tác động ngược chiều đến XK hàng may mặc của VN hay khi lãi suất cho vay của VN tăng lên 1% thì XK hàng may mặc giảm 0.41650%. Kết quả nghiên cứu đạt được theo kỳ vọng ban đầu của nhóm tác giả và cùng dấu với kết quả của một vài nghiên cứu trước đó về ảnh hưởng của các chính sách hỗ trợ XK của Chính phủ đến XK (Harun & cộng sự, 2014; Vũ Thị Minh Ngọc & cộng sự, 2014).

Tỷ lệ nội địa hóa nguyên liệu hàng may mặc của VN có tác động thuận chiều đến XK hàng may mặc của VN. Cụ thể, từ kết quả phân tích, có thể thấy khi tỷ lệ nội địa hóa nguyên liệu hàng may mặc tăng lên 1% thì XK hàng may mặc của VN tăng 2.59412%. Như vậy, kết quả này hoàn toàn đúng theo kỳ vọng ban đầu về dấu của nhóm tác giả. Đây là điểm hoàn toàn mới so với các nghiên cứu trước đó về các yếu tố tác động đến XK hàng may mặc của VN. Các nghiên cứu trước đây hầu hết đều không đưa biến giải thích này vào mô hình nghiên cứu.

Biến giả FTA tác động ngược chiều đến XK hàng may mặc của VN với hệ số là -0.141834. Điều này cho thấy FTA có tác động tiêu cực đến XK hàng may mặc VN, trái với kỳ vọng về dấu ban đầu của nhóm tác giả, cũng như một vài nghiên cứu trước đó như Trần Trọng Đức & cộng sự (2021), Huỳnh Thị Diệu Linh & cộng sự (2019). Lý giải nguyên nhân cho việc FTA tác động ngược chiều có thể thấy đó là FTA có 2 hướng tác động: tạo lập thương mại và chuyển hướng thương mại. Trong trường hợp này thì tác động của chuyển hướng thương mại lớn hơn tạo lập thương mại do các quốc gia khác cùng tham gia FTA cũng có lợi thế cạnh tranh về công nghệ, nguyên liệu, quy trình sản xuất... trong sản xuất và XK hàng may mặc. Do đó, các quốc gia trong FTA sẽ có xu hướng NK hàng may mặc của các quốc gia đó thay vì NK hàng may mặc của VN. Bên cạnh đó, khi ký kết và tham gia FTA, thường có những yêu cầu khắt khe, hàng rào kỹ thuật, các điều khoản về môi trường gây ra sức ép, khó khăn cho một số quốc gia XK hàng may mặc, trong đó có cả VN, bởi chưa đủ điều kiện đáp ứng những quy định trong các FTA. 

5. Đề xuất giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam

Dựa trên kết quả nghiên cứu đã phân tích, một số hàm ý chính sách được đề xuất nhằm hỗ trợ thúc đẩy tăng trưởng XK hàng may mặc tại VN, cụ thể như sau:

  • Đối với cơ quan quản lý nhà nước
  • Cần tăng cường xúc tiến thương mại. Các cơ quan xúc tiến thương mại của Chính phủ cần chủ động cung cấp cho các doanh nghiệp các thông tin liên quan đến thị trường nước ngoài, thực hiện hoạt động khảo sát một số thị trường nước ngoài trọng điểm và hỗ trợ xây dựng và phát triển thương hiệu tại các thị trường mà VN có tiềm năng XK.
  • Chính phủ và các bộ, ngành cần xây dựng các chính sách giảm, hoãn thuế cho doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc XK, cho doanh nghiệp vay vốn với mức lãi suất thấp nhằm duy trì sản xuất và tiếp tục duy trì chính sách ổn định tỷ giá nhằm đảm bảo ổn định vĩ mô.
  • Chính phủ và các cơ quan chức năng cũng cần khuyến khích, hỗ trợ và thúc đẩy đầu tư sản xuất nguyên phụ liệu có chất lượng trong nước nhằm giảm việc NK và phụ thuộc quá mức vào thị trường cung ứng đầu vào.
  • Đẩy mạnh, phổ biến và nâng cao nhận thức cho các doanh nghiệp về tác động của các FTA, giúp các doanh nghiệp hạn chế được những rủi ro, hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp tận dụng tối đa lợi ích mà các FTA mang lại.
  • Đa dạng hóa thị trường XK; xác định một số thị trường tiềm năng để định hướng doanh nghiệp đẩy mạnh XK; hỗ trợ doanh nghiệp khai thác thông tin thị trường, chính sách xuất NK... giảm phụ thuộc vào các thị trường truyền thống.
  • Đối với doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu hàng may mặc
  • Doanh nghiệp cần nâng cao chất lượng hàng may mặc XK để có thể tận dụng được các cơ hội từ FTA. Đồng thời, cần lựa chọn nguồn nguyên liệu đáp ứng được tiêu chuẩn về chất lượng, sử dụng thiết bị tân tiến và đảm bảo tuân theo đúng và đủ theo yêu cầu của quốc gia đó.
  • Xây dựng chiến lược kinh doanh, phát triển thị trường. Đầu tư, nâng cao năng lực marketing; chủ động, tích cực theo dõi diễn biến thị trường, tiếp cận khách hàng; chú trọng xây dựng các tiêu chuẩn sản phẩm phù hợp với thông lệ quốc tế để chống hàng giả, hàng nhái, hàng nhập lậu, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ.
  • Cần tích cực nâng cao năng lực sản xuất; bắt kịp những xu hướng của thị trường, chuyển đổi xanh thích ứng với các yêu cầu của khách hàng; đầu tư máy móc, trang thiết bị sử dụng công nghệ số. Tăng cường đầu tư vào công nghệ mới, tiết kiệm năng lượng.

- Nâng cao chất lượng nguồn nguyên liệu đầu vào, cần phải chuyển đổi dần phương thức sản xuất từ gia công và FOB sang các hình thức như thiết kế trên ý tưởng có sẵn, sản xuất và bán thành phẩm và tiến tới hình thức tự thiết kế, sản xuất và bán thành phẩm.

Tuy nhiên, bài nghiên cứu còn tồn tại một số hạn chế nhất định:

  • Đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao, các doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc cần có những quy định rõ ràng về trình độ, kỹ năng của nguồn nhân lực.
  • Các doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc XK cần phải linh hoạt cơ cấu chuyển đổi các mặt hàng để đảm bảo đáp ứng nhu cầu của thị trường.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

  1. Diệp, V. B., Thảo, N. T. P., & Thu, N. H. (2018). Phân tích các yếu tố tác động đến XK hàng hóa của VN sang thị trường EU bằng mô hình trọng lực. Tạp chí Kinh tế và Quản trị kinh doanh số, 7, 2018.
  2. Đức, T. T., Vân, B. T., & Phương, H. M. (2021). Tiềm năng xuất khẩu sản phẩm may mặc của Việt Nam.
  3. Bui, T. H. H., & Chen, Q. (2017). An analysis of factors influencing rice export in Vietnam based on gravity model. Journal of the Knowledge Economy, 8, 830-844.
  4. Dlamini, S. G., Edriss, A. K., Phiri, A. R., & Masuku, M. B. (2016). Determinants of Swaziland’s sugar export: A gravity model approach. International Journal of Economics and Finance, 8(10), 71-81.
  5. Tinbergen, J. (1962). Shaping the world economy; suggestions for an international economic policy.

A gravity model approach to the factors affecting Vietnam's garment exports

Luong Thi Minh Thu1

Bui Thi Ngoc Tu1

 Pham Thi Thu Thuy1

Vu Quynh Trang1

Ph.D Nguyen Thi Thu Hien2

1Student, Thuongmai University

2Lecturer, Thuongmai University

ABSTRACT:

In this study, the gravity model was used to determine the factors affecting Vietnam's garment exports. The results showed that the importing country’s GDP, the importing country’s population, the geographical distance between Vietnam and the importing country, the exchange rate between the currency of the importing country and Vietnamese dong, the lending interest rate of Vietnam, the localization rate of Vietnam's garment materials, and free trade agreements all impact Vietnam's garment exports. The study proposed two basic groups of solutions for state management agencies and garment manufacturing and exporting companies to promote Vietnam's garment exports.

Keywords: export, garments, gravity model, trade policies.

[Tạp chí Công Thương - Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ, Số 4 tháng 3 năm 2024]

Nguồn: Tạp chí công thương

Còn lại: 1000 ký tự
Hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung theo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2023

Đề tài Hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung theo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2023 do ThS. Lê Thị Diễm Phương (Giảng viên Khoa Luật Dân sự, Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh) thực hiện.

Xem chi tiết
Kiểm tra, giám sát của hệ thống chính trị nhằm đấu tranh phòng, chống tham nhũng

Bài nghiên cứu "Kiểm tra, giám sát của hệ thống chính trị nhằm đấu tranh phòng, chống tham nhũng" do ThS. Trần Tường Thụy (Văn phòng Ủy ban nhân dân quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh) thực hiện.

Xem chi tiết
Giải pháp nâng cao năng lực làm việc của đội ngũ cán bộ quản lý tại thành phố Cần Thơ trong môi trường hội nhập quốc tế

Đề tài Giải pháp nâng cao năng lực làm việc của đội ngũ cán bộ quản lý tại thành phố Cần Thơ trong môi trường hội nhập quốc tế do ThS. Trần Thảo Vy (Giảng viên Khoa Nông nghiệp - Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Cần Thơ) - ThS. Nguyễn Thị Ngọc Anh (Phó trưởng Phòng Quản lý khoa học - Hợp tác quốc tế - Trường Đại học Kỹ thuật - Công nghệ Cần Thơ) thực hiện.

Xem chi tiết
Giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế dữ liệu tại Việt Nam

Đề tài Giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế dữ liệu tại Việt Nam do TS. Đặng Thị Bích Ngọc (Học viện Ngân hàng) thực hiện.

Xem chi tiết
Giải pháp đào tạo nguồn nhân lực khách sạn bền vững trong bối cảnh hội nhập

Bài báo nghiên cứu "Giải pháp đào tạo nguồn nhân lực khách sạn bền vững trong bối cảnh hội nhập" do ThS. Từ Tuấn Cường (Khoa Kinh tế - Quản trị, Trường Đại học Gia Định) thực hiện.

Xem chi tiết
2
2
2
3