Tháo gỡ khó khăn trong triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia


(CHG) Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký Công điện số 71/CĐ-TTg ngày 23/2/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025.

Nội dung công điện như sau:

Các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025 về xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững và phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội và giải quyết những vấn đề cấp thiết, bức bách nhất của đời sống Nhân dân, được Đảng, Quốc hội, Chính phủ và người dân đặc biệt quan tâm.
Từ đầu năm 2022 đến nay, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Ban Chỉ đạo Trung ương các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 – 2025 (Ban Chỉ đạo Trung ương) đã ban hành 11 Nghị quyết, 02 Chỉ thị, 05 Công điện, 04 Thông báo kết luận và nhiều văn bản chỉ đạo khác; tổ chức 06 Hội nghị trực tuyến với các bộ, ngành, địa phương; tổ chức 03 Đoàn khảo sát và 03 Hội nghị trực tuyến với các tỉnh Vùng Trung du và Miền núi phía Bắc, Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long trong tháng 02 năm 2023 để nắm bắt tình hình, đôn đốc tiến độ thực hiện 03 Chương trình và đề xuất, thực hiện các giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia ở các địa phương.

Đến nay, Trung ương đã ban hành cơ bản đầy đủ các văn bản quy phạm pháp luật, hệ thống cơ chế, chính sách khung để thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia với 71/73 văn bản; 02 văn bản còn lại đang được các Bộ, cơ quan khẩn trương hoàn thiện hồ sơ trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và cơ bản hoàn thành trong Quý I năm 2023.
Tuy nhiên, công tác giải ngân vốn từ nguồn ngân sách trung ương đến nay vẫn còn hạn chế; việc ban hành các văn bản quản lý và triển khai tổ chức thực hiện ở các địa phương vẫn còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, tập trung vào một số nhóm lĩnh vực sau:
(1) Một số nội dung thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia chưa được các Bộ, ngành Trung ương hướng dẫn; (2) Một số nội dung đã có văn bản hướng dẫn nhưng chưa rõ ràng hoặc chưa có sự thống nhất giữa các văn bản hướng dẫn của Trung ương;
(3) Một số nhiệm vụ, chỉ tiêu Trung ương giao chưa phù hợp với thực tiễn của địa phương; (4) Chưa có sự thống nhất về cách hiểu và triển khai thực hiện các văn bản hướng dẫn của Trung ương tại các địa phương; (5) Các dự án đầu tư nhỏ lẻ, dàn trải dẫn đến số lượng hồ sơ, thủ tục phải triển khai lớn, trong khi đó năng lực đội ngũ cán bộ ở một số nơi chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ;
(6) Một số địa phương chưa phân bổ hết nguồn vốn ngân sách trung ương giao năm 2023; (7) Vốn được giao năm 2023 và vốn được kéo dài thời gian thực hiện giải ngân từ năm 2022 khá lớn, tạo áp lực đối với việc triển khai và giải ngân.

Để đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia và kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc của các địa phương, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và Thủ trưởng các cơ quan liên quan chỉ đạo thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm sau:

1. Các Bộ, cơ quan Trung ương theo thẩm quyền, chức năng và nhiệm vụ được giao khẩn trương chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu, xử lý các khó khăn, vướng mắc của các địa phương; có văn bản trả lời, hướng dẫn, diễn giải cụ thể và đồng gửi 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để các địa phương tham khảo, triển khai thực hiện bảo đảm thời hạn được giao; kịp thời báo cáo cấp có thẩm quyền những nội dung vượt thẩm quyền.

2. Các Bộ, cơ quan Trung ương là chủ dự án thành phần của các chương trình mục tiêu quốc gia tích cực theo dõi, giám sát việc triển khai thực hiện các dự án thành phần được giao chủ trì quản lý tại các địa phương để chủ động rà soát, nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung các văn bản hướng dẫn theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành các cơ chế, chính sách theo tinh thần tháo gỡ các "nút thắt", khơi thông các "điểm nghẽn", phù hợp tình hình thực tiễn, tạo điều kiện cho các địa phương tổ chức triển khai thực hiện thuận lợi, thông suốt, hoàn thành các mục tiêu đề ra.

3. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cần chủ động, quyết liệt hơn nữa trong công tác triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia; phát huy các kết quả đã đạt được, khắc phục các tồn tại, hạn chế, trong đó tập trung thực hiện tốt một số nhiệm vụ sau:

- Khẩn trương ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành đầy đủ các quy định khung, văn bản quản lý, điều hành để triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia ở địa phương; hoàn thành trong Quý I năm 2023.

- Tăng cường công tác chia sẻ, trao đổi thông tin, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau để cùng hoàn thiện, thống nhất trong công tác triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn, đặc biệt là trong công tác xây dựng cơ chế, chính sách thuộc thẩm quyền và trách nhiệm của địa phương; nghiên cứu xây dựng sổ tay hướng dẫn chi tiết cụ thể và hồ sơ Mẫu để phổ biến, tập huấn, đào tạo cho cấp cơ sở.

- Rà soát, tổng hợp các văn bản quản lý, điều hành đã ban hành để triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia ở địa phương, gửi báo cáo về Bộ Kế hoạch và Đầu tư trước ngày 05 tháng 03 năm 2023; trong đó nêu rõ căn cứ pháp lý, thẩm quyền ban hành, kết quả triển khai trong thực tiễn, khó khăn, vướng mắc và các đề xuất, kiến nghị (nếu có).

- Đồng chí Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực tiếp chỉ đạo, điều phối hoạt động giữa các sở, ngành đơn vị trong việc xây dựng, ban hành cơ chế, chính sách và văn bản triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn; rà soát danh mục các dự án đầu tư, sắp xếp theo thứ tự ưu tiên về tính khả thi, hiệu quả, khả năng giải ngân để tập trung thực hiện bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả, tránh dàn trải, rủi ro trong quá trình tổ chức thực hiện.

3. Các Bộ, ngành, địa phương tăng cường công tác kiểm tra, giám sát để kịp thời hướng dẫn các đơn vị triển khai thực hiện các nhiệm vụ được giao bảo đảm đúng quy định hiện hành và tiến độ được giao; phối hợp chặt chẽ với các cơ quan thanh tra, kiểm tra cùng cấp để công tác kiểm tra, giám sát phải thực chất, hiệu quả và đề xuất các giải pháp tháo gỡ kịp thời khó khăn, vướng mắc cho các đơn vị trực tiếp tổ chức thực hiện.

4. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Lao động – Thương binh và Xã hội, Ủy ban dân tộc và các bộ, ngành, địa phương liên quan theo dõi, đôn đốc, kiểm tra và định kỳ hàng tháng báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả triển khai thực hiện Công điện này./.

Nguồn: https://baochinhphu.vn/thao-go-kho-khan-trong-trien-khai-thuc-hien-cac-chuong-trinh-muc-tieu-quoc-gia-102230223181635789.htm

Còn lại: 1000 ký tự
Khắc phục "khoảng trống" pháp lý trong xử lý tội sản xuất, buôn bán hàng giả

(CHG) TS. Nguyễn Thanh Mai, Trưởng bộ môn Kỹ năng tham gia giải quyết vụ án hình sự, Học viện Tư pháp, đã có những phân tích sâu sắc về hành vi khách quan của tội sản xuất, buôn bán hàng giả, cũng như những “vùng trống” pháp lý còn tồn tại trong Bộ luật Hình sự hiện hành.

Xem chi tiết
Tạp chí Điện tử Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại tổ chức buổi gặp mặt nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam

(CHG) Ngày 21/6/2025, tại Hà Nội, Tạp chí điện tử Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại (CHG) đã tổ chức buổi gặp mặt thân mật nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam. Đây là dịp để tri ân, ôn lại truyền thống vẻ vang của nền báo chí cách mạng, đồng thời khẳng định vai trò, sứ mệnh và trách nhiệm xã hội của Tạp chí trong công cuộc phòng, chống hàng giả, gian lận thương mại và buôn lậu trong thời kỳ mới.

Xem chi tiết
100 năm Báo chí cách mạng Việt Nam, từ ngọn đèn nhỏ đến ngọn lửa thời đại

(CHG) Ngày 21/6/1925, tờ báo Thanh Niên do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc sáng lập đã chính thức ra đời, đánh dấu sự khai sinh của nền báo chí cách mạng Việt Nam. Từ đó đến nay, 100 năm đã trôi qua, một thế kỷ của bản lĩnh, dấn thân, sáng tạo và đồng hành cùng dân tộc. Nhìn lại chặng đường vẻ vang ấy, chúng ta không chỉ tri ân những người làm báo qua các thời kỳ mà còn thấy rõ vai trò của báo chí trong việc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và chấn hưng đất nước trong thời kỳ mới.

Xem chi tiết
Báo chí cách mạng, ngòi bút kiên cường trên mặt trận chống hàng giả, gian lận thương mại

(CHG) Năm 2025 đánh dấu một cột mốc lịch sử đặc biệt: tròn 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam. Trên hành trình một thế kỷ đồng hành cùng sự nghiệp cách mạng, phát triển và bảo vệ Tổ quốc, báo chí cách mạng Việt Nam không chỉ là “vũ khí tư tưởng” sắc bén, mà còn là tuyến đầu trong nhiều cuộc đấu tranh không tiếng súng. Đặc biệt, trong bối cảnh hàng giả, hàng nhái, gian lận thương mại và buôn lậu ngày càng tinh vi, báo chí tiếp tục phát huy vai trò tiên phong, trở thành cánh tay nối dài của các lực lượng chức năng, cùng xã hội xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh, bảo vệ quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng.

Xem chi tiết
“Tiền phạt như một phần chi phí kinh doanh”, báo động về tư duy làm ăn phi pháp

(CHG) Tại buổi họp báo về tình hình kinh tế, xã hội TP HCM chiều 5/6/2025, câu phát biểu ngắn gọn nhưng đầy trăn trở của ông Nguyễn Quang Huy, Chi cục phó Quản lý thị trường TP HCM đã gây chú ý mạnh mẽ trong dư luận: “Nhiều tiểu thương coi tiền phạt như một phần chi phí kinh doanh”.

Xem chi tiết
2
2
2
3