Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam - Vietnam Accounting Standards (VAS) được Bộ Tài chính xây dựng trong giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2005 theo nguyên tắc vận dụng có chọn lọc các chuẩn mực kế toán quốc tế IAS/IFRS đảm bảo tính phù hợp với đặc điểm kinh tế - chính trị - xã hội và trình độ quản lý của các doanh nghiệp Việt Nam tại thời điểm ban hành. Tính tới thời điểm hiện tại, hệ thống chuẩn mực VAS bao gồm 26 chuẩn mực được Bộ Tài chính chia ra ban hành thành 5 đợt từ năm 2001 đến năm 2005.
Khung chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) là bộ chuẩn mực kế toán được biên soạn và ban hành bởi Hội đồng chuẩn mực Kế toán quốc tế (International Accounting Standard Board - IASB) và Ủy ban diễn giải các Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (International Financial Reporting Interpretations Committee - IFRIC. Có thể hiểu ngắn gọn, hệ thống chuẩn mực IFRS là tập hợp các chuẩn mực kế toán trong việc lập và trình bày BCTC được sử dụng rộng rãi trên quy mô toàn cầu với mục đích xóa bỏ những chênh lệch và khác biệt chuẩn mực kế toán trước đây, đồng thời nâng cao tính minh bạch, đáng tin cậy cho báo cáo tài chính của các doanh nghiệp.
Mặc dù tại thời điểm banh hành, hệ thống chuẩn mực VAS đã được xây dựng dựa trên khung chuẩn mực IFRS nhưng từ năm 2001 đến nay, VAS chưa hề có sự cập nhật, thay đổi, bổ sung nào đáng kể trong khi IFRS liên tục được thay đổi, cập nhật phù hợp với tình hình phát triển kinh tế thế giới. Thực tế cho thấy, hiện nay, IFRS có bao gồm 40 chuẩn mực, trong khi VAS vẫn chỉ giữ nguyên 26 chuẩn mực như thời điểm ban đầu. Chính vì vậy, có rất nhiều chuẩn mực quy định về các hoạt động và giao dịch phát triển mạnh mẽ thời gian gần đây không có trong các quy định của VAS, như: các quy định về Công cụ tài chính (IFRS 7, IFRS 9), Tổn thất tài sản (IAS 36) hay Thanh toán bằng cổ phiếu (IFRS 02),… Hay việc IFRS quy định viêc xác định giá trị tài sản dựa trên giá trị hợp lý - phản ánh đúng giá trị của tài sản theo giá trị thị trường tại từng thời điểm khác nhau; trong khi, VAS vẫn áp dụng giá trị gốc - giá trị của tài sản tại thời điểm ban đầu - là vô cùng bất cập. Thậm chí, đối với một số chuẩn mực tương đương giữa VAS và IFRS vẫn có những điểm khác nhau cơ bản, gây khó khăn cho doanh nghiệp trong quá trình áp dụng IFRS.
Hiểu rõ được những bất cập đó, ngày 16 tháng 03 năm 2020, Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định số 345/QĐ-BTC về việc Phê duyệt Đề án áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính tại Việt Nam với mục tiêu chính là xây dựng phương án, lộ trình và công bố, hỗ trợ áp dụng chuẩn mực IFRS tại Việt Nam cho từng nhóm đối tượng doanh nghiệp cụ thể, đồng thời ban hành mới và tổ chức thực hiện hệ thống chuẩn mực báo cáo tài chính Việt Nam (VFRS) trên nguyên tắc tiếp thu tối đa các thông lệ quốc tế và phát triển các chuẩn mực phù hợp với điều kiện đặc thù của nền kinh tế Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp Việt Nam nói riêng. Theo đó, việc áp dụng IFRS tại Việt Nam sẽ được thực hiện theo lộ trình 3 giai đoạn từ năm 2020 đến năm 2025. (Hình 1)
Theo số liệu thống kê trong khảo sát được thực hiện bởi Sở Giao dịch Chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh và Deloitte Việt Nam vào tháng 12/2020, cho thấy, có hơn 50% các doanh nghiệp tham gia khảo sát thực tế đã áp dụng IFRS hoặc đang có kế hoạch chuyển đổi theo IFRS; trong đó chủ yếu là các doanh nghiệp ODA, các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán hay các tập đoàn kinh tế Nhà nước (chiếm hơn 70% số lượng các doanh nghiệp tham gia khảo sát). Bởi lẽ, đây là nhóm doanh nghiệp có tỷ lệ tiếp cận nguồn vốn nước ngoài lớn nhất trong tổng thể các doanh nghiệp Việt Nam, cũng như có mức độ đòi hỏi về tính công khai minh bạch trong việc lập và trình bày BCTC lớn nhất. (Hình 2)
Về hình thức áp dụng IFRS trong quá trình lập và trình bày BCTC, kết quả khảo sát cho thấy có tới 70% các doanh nghiệp hiện đang áp dụng IFRS dưới hình thức áp dụng các bút toán chuyển đổi từ VAS sang IFRS khi lập và trình bày BCTC mà không áp dụng hình thức áp dụng ghi nhận tất cả các nghiệp vụ kế toán theo chuẩn mực IFRS ngay từ ban đầu. Khảo sát cũng thực hiện đánh giá phản hồi của các doanh nghiệp chưa áp dụng IFRS và cho thấy, có tới 55% các doanh nghiệp sẽ thực hiện chuyển đổi áp dụng IFRS trước năm 2025 để theo kịp tiến độ Đề án áp dụng IFRS của Bộ Tài chính, cũng như để đáp ứng yêu cầu ngày càng tăng trong việc lập và trình bày BCTC theo IFRS.
Thực tế đối với các doanh nghiệp hiện đang áp dụng IFRS cũng cho thấy việc áp dụng hệ thống chuẩn mực quốc tế là khá phức tạp cả về thời gian, chi phí thực hiện cũng như chi phí đào tạo nguồn nhân lực và chuẩn bị các hệ thống phần mềm,… Theo đó, phần lớn các doanh nghiệp phải mất từ 3 - 6 tháng để thực hiện quá trình chuyển đổi từ VAS sang IFRS, một số doanh nghiệp phải mất từ 6 - 12 tháng để thực hiện và thậm chí là hơn 12 tháng để quá trình này có thể hoàn thiện. Chính vì vậy, việc đạt được kết quả hơn 55% doanh nghiệp chưa thực hiện áp dụng IFRS sẽ tiến hành chuẩn bị chuyển đổi trước năm 2025 là vô cùng khả quan. (Hình 3)
Mức độ phức tạp của hệ thống chuẩn mực IFRS, hệ thống IFRS được xây dựng dựa trên hệ thống tiền thân là IAS, tuy nhiên các chuẩn mực của IFRS không loại bỏ hoàn toàn các chuẩn mực cũ theo hệ thống IAS mà vẫn sử dụng một số các chuẩn mực cũ song song với các chuẩn mực IFRS mới, đồng thời hệ thống các chuẩn mực IFRS hiện nay vẫn đang được cập nhật qua các năm dẫn tới khó khăn cho người tiếp cận không chỉ bởi số lượng đồ sộ 40 chuẩn mực, mà còn bởi tính tiếp nối và liên kết giữa các chuẩn mực này khá lớn.
Sự khác biệt quá lớn giữa IFRS và VAS, ngoài vấn đề thiếu hụt về số lượng chuẩn mực của VAS so với IFRS thì bản thân nội dung và các quy định trong hệ thống chuẩn mực VAS cũng có sự khác biệt khá lớn so với hệ thống chuẩn mực quốc tế. Rất nhiều các quy định mang tính cốt lõi và xuyên suốt toàn bộ hệ thống chuẩn mực VAS khác biệt hoàn toàn so với IFRS.
Thiếu hụt thông tin từ thị trường, như đã đề cập ở trên, giá trị tài sản theo quy định của IFRS cần được ghi nhận bởi giá trị hợp lý. Tuy nhiên, thực tế thị trường (chứng khoán, nhà đất) hiện nay cho thấy nguồn thông tin mà doanh nghiệp cần còn thiếu hụt rất lớn cả về mặt số lượng và chất lượng, thông tin nhiều lúc còn thiếu minh bạch và có độ trễ cao so với thị trường gây ảnh hưởng rất nhiều tới việc định giá tài sản của doanh nghiệp.
Trình độ nguồn nhân lực, ở đây không chỉ là đội ngũ kế toán viên tại các doanh nghiệp mà bao gồm cả đội ngũ kiểm toán viên - đối tượng trực tiếp thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính theo IFRS tại các doanh nghiệp tự nguyện hay bắt buộc áp dụng IFRS.
Hệ thống công nghệ thông tin, cũng giống như việc áp dụng công nghệ số đối với VAS, chuyển đổi IFRS buộc các doanh nghiệp phải thiết lập được cho mình hệ thống phần mềm và sổ sách kế toán theo chuẩn mực IFRS. Hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp đã áp dụng IFRS vẫn chưa xây dựng được hệ thống phần mềm chuẩn IFRS mà vẫn sử dụng song song hai hệ thống tài khoản và sổ sách kế toán riêng biệt phục vụ cho việc lập các bút toán chuyển đổi từ VAS sang IFRS khi lập báo cáo tài chính.
Nhận thức của đội ngũ quản lý/lãnh đạo, việc chuyển đổi từ VAS sang IFRS không phải chỉ là công việc của riêng đội ngũ kế toán viên mà cần cái nhìn bao quát và linh hoạt của đội ngũ quản lý và lãnh đạo trong việc đưa ra những quy định kịp thời và phù hợp cho sự chuyển đổi này. Đặc biệt, đội ngũ quản lý và lãnh đạo cần nhận thức được rằng quá trình chuyển đổi này là cần thiết cho bản thân doanh nghiệp chứ không chỉ đơn giản là một chiến lược kinh doanh nhất thời.
Về phía Nhà nước và các cơ quan quản lý
Về phía các cơ sở giáo dục - đào tạo nghề nghiệp
Về phía các doanh nghiệp Việt Nam
Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và tự do hóa thương mại, việc áp dụng khung chuẩn mực quốc tế IFRS là vô cùng cần thiết không chỉ cho nền kinh tế Việt Nam nói chung, mà còn cho một số lượng rất lớn các doanh nghiệp Việt Nam. Bởi lẽ, theo đà phát triển của nền kinh tế thếgiới, nhu cầu tiếp cận nguồn vốn quốc tế đang ngày càng nâng cao. Chính vì vậy, các doanh nghiệp Việt Nam cần chuyển mình một cách mạnh mẽ để có thể đáp ứng được những yêu cầu khắt khe của các nhà đầu tư quốc tế mà trước hết chính là thực hiện lập và trình bày BCTC một cách quy chuẩn theo chuẩn mực quốc tế, đảm bảo tính công bằng, cạnh tranh và minh bạch với các doanh nghiệp tại những quốc gia và vùng lãnh thổ khác.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
Current application of the IFRS at Vietnamese enterprises and some solutions to facilitate this application.
Master. Nguyen Minh Trang
Vietnam Maritime University
Abstract:
In the context of current global economic integration, it is an urgent task to adopt a common standards for the reparation and presentation of financial statements. Over 140 countries and territories are applying the nternational Financial Reporting Standards (IFRS) but Vietname and other eight countries are using different standards. Major international economic organizations such as the World Bank and the International Monetary Fund recommend Vietnam to adopt the IFRS. Regarding to this issue, on March 16, 2020, the Ministry of Finance issued Decision No. 345/QD-BTC approving the adoption scheme of Financial Reporting Standards in thre phases from 2020 to 2025. Vietnamese businessses are going to adopt the IFRS complusorily, except for some group of enterprises that are not eligible to apply the IFRS. This paper assesses the current application of the IFRS at Vietnamese enterprises and proposes some solutions to facilitate this application.
Keywords: shift, Vietnamese Accounting Standard (VAS), IFRS.
Nguồn: TẠP CHÍ CÔNG THƯƠNG
Đề tài Nguồn vốn cho doanh nghiệp du lịch chuyển đổi số do ThS. Trần Thúy Nga (Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội) thực hiện.
Xem chi tiết(CHG) Ngày 14/11, tại Đà Nẵng, Cục kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp (Bộ Công Thương) phối hợp với Hiệp hội Công nghiệp môi trường Việt Nam tổ chức Hội nghị tập huấn “Nâng cao năng lực bảo vệ môi trường cho các cơ quan, doanh nghiệp khu vực miền Trung”.
Xem chi tiết(CHG) Ngày 14/11, Sở Công Thương phối hợp với Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam tổ chức Diễn đàn “Khu thương mại tự do Đà Nẵng - Động lực mới phát triển ngành logistics thành phố Đà Nẵng”.
Xem chi tiết(CHG) Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Long An đã có tân Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh.
Xem chi tiếtBài báo nghiên cứu "Xu hướng tiêu dùng xanh trong phát triển bền vững tại Việt Nam" do TS. Nguyễn Thị Hạnh (Khoa Kinh tế và Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Hải Phòng) thực hiện.
Xem chi tiết