TP.HCM: Đường ven sông Sài Gòn được điều chỉnh mới sẽ đi qua 6 dự án lớn


(CHG) - Đó là thông tin vừa được Sở Quy hoạch - Kiến trúc TP.HCM báo cáo UBND TP, sau khi rà soát về quy hoạch kết nối tuyến đường ven sông Sài Gòn đoạn từ cầu Ba Son (Q.1) đến cầu Sài Gòn (Q.Bình Thạnh).
Cụ thể, đoạn từ cầu Ba Son đến chân cầu Thủ Thiêm 1 đi qua 2 dự án là khu trung tâm phức hợp Sài Gòn - Ba Son (quận 1). Theo đồ án quy hoạch chung Tp.HCM cũ, thì tại khu vực dự án này chưa có quy hoạch tuyến đường ven sông Sài Gòn. 
Dự án thứ 2 mà đoạn này đi qua, chính là khu đất quốc phòng (số 234 đường Ngô Tất Tố, Q.Bình Thạnh) do Tổng công ty Ba Son - Tổng cục Công nghiệp quốc phòng đang quản lý, sử dụng.
Tuy nhiên, tại quyết định điều chỉnh cục bộ đồ án quy hoạch phân khu tỉ lệ 1/2000 khu trung tâm hiện hữu Tp.HCM (930ha) và đồ án quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/500,  tại vị trí khu đất này đã có quy hoạch tuyến đường ven sông Sài Gòn (lộ giới 35m, nằm trong hành lang an toàn bảo vệ sông Sài Gòn 50m).
Đường sông Sài gòn
Đường sông Sài Gòn được điều chỉnh theo quy hoạch mời sẽ đi qua 6 dự án lớn (Ảnh: HU)
Hiện khu trung tâm phức hợp Sài Gòn - Ba Son đang trong giai đoạn triển khai, nhưng đường ven sông chưa được đầu tư theo quy hoạch dự án.
Tiếp theo đoạn từ cầu Thủ Thiêm 1 đến cầu Sài Gòn sẽ đi qua 4 dự án. Trong đó, Dự án Vinhomes Dự án khu dân cư chỉnh trang đô thị khu vực đầu cầu Thủ Thiêm đường ven sông đã được đầu tư rộng 35m.
Dự án Saigon Pearl, đường ven sông đã làm rộng 15m (nằm trong hành lang bảo vệ bờ sông Sài Gòn 50m). Tuy nhiên, tuyến đường chưa đồng bộ với đồ án quy hoạch chung TP. 
Trường hợp khi làm đường ven sông rộng 35m sẽ ảnh hưởng một phần diện tích đất là công viên cây xanh (ven sông) theo quy hoạch chi tiết của dự án này.
Với Dự án trường học do Công ty TNHH một thành viên đầu tư và phát triển giáo dục SSG đầu tư, đường ven sông qua khu vực này có rộng 35m. Đoạn đường này chưa được đầu tư theo quy hoạch.
Theo Sở Quy hoạch - Kiến trúc Tp.HCM, đường ven sông đang được nghiên cứu để bổ sung quy hoạch để làm động lực cho sự phát triển chung TP, lấy sông Sài Gòn làm trung tâm, tổ chức giao thông dọc sông Sài Gòn, tăng cường năng lực kết nối giao thông (cả về giao thông thủy), khai thác cảnh quan, quỹ đất…
Tuy nhiên, đồ án điều chỉnh quy hoạch chung được duyệt chưa có định hướng quy hoạch đường ven sông Sài Gòn nối từ đường Tôn Đức Thắng đi dưới cầu Ba Son dọc sông Sài Gòn đến cầu Sài Gòn. 
Mặt khác, quyết định điều chỉnh cục bộ đồ án quy hoạch phân khu tỉ lệ 1/2000 khu trung tâm hiện hữu TP.HCM (930ha) đã xác định cụ thể tuyến đường này, nhưng chưa đồng bộ tại đồ án quy hoạch chung được duyệt. 
Do đó, cần thiết phải bổ sung tuyến đường trong điều chỉnh quy hoạch chung TP đang được xây dựng.
Cũng theo Sở Quy hoạch – Kiến trúc, hiện nay các dự án đã hoàn thành đầu tư có quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/500 chưa phù hợp với đồ án quy hoạch phân khu tỉ lệ 1/2000 được phê duyệt về hướng tuyến và lộ giới quy hoạch đường ven sông, thì cần được điều chỉnh các đồ án quy hoạch đã được duyệt và phù hợp tình hình triển khai trên thực tế.
Liên quan đến đề xuất của Sở Quy hoạch - Kiến trúc Tp.HCM đề nghị TP giao cho các Sở - Ngành để rà soát và có ý kiến đối với phương án quy hoạch đường ven sông Sài Gòn (đoạn từ đường Tôn Đức Thắng - qua cầu Ba Son đến cầu Sài Gòn, lộ giới 30-35m). Đặc biệt, đánh giá tác động đến tuyến metro số 1, việc kết nối giao thông và khả năng ảnh hưởng đến các dự án có liên quan tại khu vực.
Hiện UBND TP đã yêu cầu các sở ban ngành có ý kiến gửi đến Sở Quy hoạch - Kiến trúc TP trước ngày 20-3.
Còn lại: 1000 ký tự
Cơ cấu lại ngành công nghiệp vùng Đông Nam Bộ theo tinh thần Nghị quyết số 24-NQ/TW của Bộ Chính trị

CHG - Là vùng kinh tế năng động, sáng tạo, đi đầu trong sự nghiệp đổi mới, đóng góp lớn vào tăng trưởng kinh tế và giải quyết việc làm… cho cả nước, vùng Đông Nam Bộ trở thành “đầu tàu” phát triển kinh tế của cả nước nói chung và ngành công nghiệp nói riêng. Thời gian tới, cơ cấu lại ngành công nghiệp theo chiều sâu để tạo đột phá về năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh là định hướng phát triển quan trọng để ngành công nghiệp của vùng tham gia sâu vào mạng lưới sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu.

Xem chi tiết
Cơ cấu tổ chức và nhân lực hệ thống bảo đảm chất lượng bên trong Học viện Ngân hàng - Từ lý luận đến thực tiễn

Bài báo nghiên cứu "Cơ cấu tổ chức và nhân lực hệ thống bảo đảm chất lượng bên trong Học viện Ngân hàng - Từ lý luận đến thực tiễn" do Đỗ Huyền Linh (Học viện Ngân hàng) thực hiện.

Xem chi tiết
TP. Hồ Chí Minh: Doanh nghiệp kêu cứu vì bị xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ

Một doanh nghiệp tại TP. Hồ Chí Minh thời gian qua liên tục bị xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với sản phẩm kính mắt nhãn hiệu Phoenix.

Xem chi tiết
Đảng lãnh đạo phát triển kinh tế đất nước trong thời kỳ đổi mới (kỳ 2)

​CHG - Trong giai đoạn tới, tuy còn nhiều biến động về địa - chính trị, nhưng xu thế chung là khoa học - công nghệ trên thế giới sẽ phát triển rất nhanh cùng với toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, tác động mạnh mẽ đến quá trình phát triển của các quốc gia. Các quốc gia đều điều chỉnh chiến lược phát triển, tăng cường liên kết, vừa hợp tác, vừa cạnh tranh, nhất là trong thương mại, đầu tư, nhân lực, khoa học - công nghệ. Tình hình này đòi hỏi Đảng ta tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, hành động quyết liệt, năng động và sáng tạo, tranh thủ thời cơ thuận lợi, vượt qua khó khăn, thách thức để lãnh đạo phát triển kinh tế, đưa đất nước phát triển nhanh, bền vững.

Xem chi tiết
Việc thừa nhận tư cách pháp lý cho luật sư robot - góc nhìn của các quốc gia và thực tiễn tại Việt Nam

Đề tài Việc thừa nhận tư cách pháp lý cho luật sư robot - góc nhìn của các quốc gia và thực tiễn tại Việt Nam do Thái Lâm Ngọc (Sinh viên Trường Đại học Luật Hà Nội) thực hiện.

Xem chi tiết
2
2
2
3