TP.HCM: Khẩn trương hoàn tất kế hoạch khai thác Tuyến phà biển nối với Tiền Giang


(CHG) Hôm 19/2, Sở Giao thông vận tải (GTVT) Tp.HCM cho biết, đã hoàn chỉnh Báo cáo đề xuất phương án khai thác tuyến vận tải hành khách, hàng hóa theo tuyến cố định bằng phà biển nối giữa Tp.HCM và Tiền Giang
Theo Sở GTVT Tp.HCM, hiện nay trên địa bàn huyện Cần Giờ đã có 3 tuyến phà vận chuyển ôtô, gồm tuyến Cần Giờ - Nhà Bè; Tuyến Cần Giờ - Cần Giuộc (tỉnh Long An) và tuyến Cần Giờ - Vũng Tàu.
Còn tuyến Cần Giờ - Tiền Giang hiện nay vẫn chỉ khai thác bằng tàu gỗ, trọng tải thấp, chỉ vận chuyển được hành khách, hàng hóa và xe máy (không vận chuyển ôtô). Vì vậy, việc xây dựng tuyến phà biển có trọng tải lớn để có thể vận chuyển ô tô là nhu cầu cần thiết.

cần gio- vũng tàu
Tuyến đường thủy Cần Giờ- Vũng Tàu đưa vào khai thác tháng 1/2021, đã rút ngắn thời gian đi lại giữa hai địa phương chỉ còn 30 phút so với gần 2 giờ đi bằng đường bộ (Ảnh: Bảo Lan))
Việc, đề án xây dựng tuyến phà biển này cũng là bước đột phá lớn của GTVT Tp.HCM, không chỉ góp phần phát triển kinh tế -xã hội của Cần Giờ nói riêng và Tp.HCM nói chung, khi tăng cường kết nối giữa với các tỉnh thành khác trong khu vực bằng đường thủy, như du lịch của vùng biển Gò Công vẫn còn bị 'bỏ ngõ" khi có rất nhiều tiềm năng để phát triển. Mà còn làm giảm áp lực cho vận tải đường bộ, giảm ùn tắc giao thông trong các tuyến đường bộ hiện nay.
Theo đó, phương án mà Sở GTVT Tp.HCM đưa ra là tuyến phà biển bắt đầu từ xã Long Hòa (huyện Cần Giờ, Tp.HCM) đi đến thị trấn Vàm Láng (huyện Gò Công, Tiền Giang) với chiều dài 12km, thời gian hành trình khoảng 30 phút và ngược lại, đã được Sở gửi văn bản đề xuất đến UBND Tp.HCM về phương án khai thác.
Sở GTVT cũng cho hay, để có cơ sở trình UBND Tp.HCM xem xét chấp thuận phương án, Sở đã chủ trương xây dựng Tiêu chí và thành lập Tổ công tác lựa chọn doanh nghiệp khai thác.
Đồng thời, Sở cũng đã gửi văn bản gửi Sở GTVT tỉnh Tiền Giang đề nghị phối hợp các sở, ngành liên quan nghiên cứu, góp ý kiến nhằm hoàn chỉnh Báo cáo phương án, để sớm được chấp thuận theo kế hoạch là đưa vào khai thác trong cuối quý III năm nay.
Về nội dung phương án mà Sở GTVT TpHCM đưa ra, bao gồm một số yêu cầu như: tuyến phà phải có tối thiểu 2 phương tiện: mỗi phương tiện không thấp hơn 100 tấn, có khả năng chở không ít hơn 100 khách, trên 50 xe máy và trên 10 ôtô từ 4 đến 29 chỗ.
cần giờ cao tốc
Tuyến đường thủy Cần Giờ - Gò Công được khai thác sẽ mang lại giá trị rất lớn phát triển kinh tế - xã hội của địa phương 
Thời gian phà chỉ chạy vào ban ngày (6-18h), tối thiểu 4 chuyến một ngày, mỗi chuyến mất khoảng 30 phút với cự ly 12km (một chiều).
Ngoài ra, theo tính toán của Sở GTVT Tp.HCM, thì tổng vốn đầu tư dự án ở vào mức 120 tỷ đồng. Trong đó, vốn đầu tư xây dựng 2 đầu bến Cần Giờ - Vàm Láng khoảng 55 tỉ đồng, đầu tư 2 phương tiện thủy khoảng 60 tỉ đồng, đầu tư xây dựng nhà chờ, nhà giữ xe khoảng 5 tỉ đồng. Tuy nhiên, sẽ không sử dụng đến ngân sách của TP, mà nhà đầu tư sẽ tự đầu tư kinh phí để xây dựng bến bãi, phương tiện…
Dự kiến trong quý I/2024 hoàn thành việc lựa chọn nhà đầu tư. Sau đó, doanh nghiệp triển khai đầu tư trong 6 tháng. Hoàn thành đưa vào khai thác tuyến phà dự kiến cuối quý III/2024.
Thời gian hoạt động 15 năm, tính từ ngày công bố hoạt động 2 đầu bến.
Còn lại: 1000 ký tự
Thủ tướng: Mở đợt cao điểm đấu tranh, truy quét, đẩy lùi buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả

(CHG) Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo thành lập tổ công tác đặc biệt và triển khai đợt cao điểm đấu tranh, truy quét, ngăn chặn, đẩy lùi buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, lưu thông hàng giả, hàng nhái, hàng không rõ xuất xứ, vi phạm bản quyền, vi phạm sở hữu trí tuệ, xuất xứ hàng hóa trong thời gian từ ngày 15/5-15/6/2025.

Xem chi tiết
Ứng dụng mô hình kinh tế tuần hoàn tại doanh nghiệp Việt Nam

Bài báo Ứng dụng mô hình kinh tế tuần hoàn tại doanh nghiệp Việt Nam do Phạm Thị Mỵ (Khoa Kế toán Kiểm toán - Trường Đại học Kinh tế Kỹ thuật công nghiệp) thực hiện.

Xem chi tiết
Các giải pháp trọng tâm, đột phá bảo đảm thực hiện thắng lợi mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên trong năm 2025 và hai con số những năm tiếp theo

​CHG - Năm 2025 là năm đặc biệt quan trọng, có ý nghĩa then chốt, tạo nền tảng để đất nước bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên đất nước vươn mình phát triển giàu mạnh, văn minh, thịnh vượng, do đó cần tăng trưởng bứt phá 8% trở lên trong năm 2025 để về đích Kế hoạch 5 năm 2021 - 2025, tạo đà tăng trưởng hai con số trong giai đoạn 2026 - 2030. Để bảo đảm tăng trưởng 8% trở lên năm 2025 và hai con số các năm tiếp theo, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp với quyết tâm chính trị cao của cả hệ thống chính trị.

Xem chi tiết
Tiếp tục hoàn thiện thể chế thương mại trong bối cảnh nền kinh tế số: Thực trạng và giải pháp trong thời gian tới

CHG - Thể chế thương mại đã được triển khai xây dựng, ban hành và thực thi ngay sau ngày thống nhất đất nước. Trong bối cảnh nền kinh tế số, để Việt Nam tiếp tục hoàn thiện thể chế thương mại, cần tích cực triển khai đồng bộ nhiều giải pháp.

Xem chi tiết
Kỷ niệm trọng thể 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

CHG - Sáng 30/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và UBND Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền

Xem chi tiết
2
2
2
3