TP.HCM: Phấn đấu đến cuối năm 2024 phải hoàn thành cầu nối Nhà Bè và Quận 7


(CHG) - Hôm 15/9, Ban Quản lý đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP.HCM đã chính thức chốt kế hoạch hoàn thành công trình cầu Rạch Đỉa vào cuối năm 2024.
Theo chủ đầu tư, tiến độ thi công công trình cầu Rạch Đỉa nối huyện Nhà Bè và Quận 7, hiện nay khối lượng công việc đã đạt khoảng 81%.
Phần móng trụ cầu đã được khởi công từ tháng 7/2023. Đến nay với 7/9 nhịp dầm cầu đã được lắp đặt. Công tác thi công mặt cầu và các nhịp dầm còn lại đang diễn ra khẩn trương để kịp thời gian hoàn thành.
cau rAch dia
Hiện nay khối lượng công việc của cầu Rạch Đỉa đã hoàn thành được 81% so với kế hoạch (Ảnh: Anh Tú)
Đối với phần đường dẫn vào cầu, công việc đã bắt đầu từ tháng 9/2023 với nền đường và hệ thống thoát nước đã hoàn thành, hiện các đơn vị đang tiếp tục thi công phần móng đường và vỉa hè.
“Hiện nay chúng tôi đang yêu cầu các nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thi công, để hoàn thành toàn bộ công trình vào tháng 12 năm nay theo đúng kế hoạch”. Đại diện phía Chủ đầu tư cho hay.
Được biết, Cầu Rạch Đỉa trên đường Lê Văn Lương thuộc xã Phước Kiểng huyện Nhà Bè kết nối quận 7 và huyện Nhà Bè, mặt cầu chỉ rộng 3-4m nên thường xuyên bị ùn tắc do lượng xe lưu thông lớn. Cùng với đó là sau hàng chục năm khai thác cầu đang xuống cấp và không đảm bảo an toàn.
Do vậy, TP.HCM đã nhanh chóng hoàn tất việc bồi thường giải phóng mặt bằng và giao cho chủ đầu tư. Chỉ trong thời gian ngắn cầu đã khởi công vào 20/7/2024 đúng kế hoạch.
Công trình mới được thiết kế với chiều dài 317,8m và bao gồm 9 nhịp cầu, phần rộng nhất của cầu vượt qua sông khoảng 10,5m. Đường dẫn vào cầu dài 233m, rộng từ 14m - 27m, cùng với hệ thống thoát nước và chiếu sáng hoàn thiện.
Dự án có mức đầu tư 512 tỉ đồng. Công trình được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách của thành phố. Trong đó, chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng và di dời hạ tầng kỹ thuật là 290 tỷ đồng.
RD 2
Cầu Rạch Đỉa cũ bề mặt nhỏ và đang xuống cấp khó đáp ứng được nhu cầu lưu thông của người dân (Ảnh: Hải Uyên)
Cầu được xây dựng nhằm thay thế cây cầu sắt hiện hữu đã xuống cấp, không còn đáp ứng nhu cầu vận tải. Công trình do Ban Quản lý đầu tư xây dựng các công trình giao thông TPHCM làm chủ đầu tư.
Theo chủ đầu tư, công trình này được xem là giải pháp quan trọng giúp giảm ùn tắc giao thông, tăng khả năng lưu thông trên tuyến đường huyết mạch Lê Văn Lương. Tuyến đường này vốn có nhiều cây cầu sắt yếu khác như cầu Rạch Tôm và cầu Rạch Dơi, khiến việc lưu thông qua đây gặp nhiều khó khăn.
Khi cầu Rạch Đỉa hoàn thành, năng lực kết nối giao thông giữa huyện Nhà Bè và quận 7 sẽ được tăng cường, góp phần kết nối với tỉnh Long An và khai thác đồng bộ hạ tầng giao thông phía Nam thành phố.
Đồng thời, khi cầu hoàn thành, khả năng kết nối giữa các khu đô thị, khu dân cư và các khu công nghiệp phía Nam thành phố sẽ được nâng cao, tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa và di chuyển của người dân.
Còn lại: 1000 ký tự
Khắc phục "khoảng trống" pháp lý trong xử lý tội sản xuất, buôn bán hàng giả

(CHG) TS. Nguyễn Thanh Mai, Trưởng bộ môn Kỹ năng tham gia giải quyết vụ án hình sự, Học viện Tư pháp, đã có những phân tích sâu sắc về hành vi khách quan của tội sản xuất, buôn bán hàng giả, cũng như những “vùng trống” pháp lý còn tồn tại trong Bộ luật Hình sự hiện hành.

Xem chi tiết
Tạp chí Điện tử Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại tổ chức buổi gặp mặt nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam

(CHG) Ngày 21/6/2025, tại Hà Nội, Tạp chí điện tử Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại (CHG) đã tổ chức buổi gặp mặt thân mật nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam. Đây là dịp để tri ân, ôn lại truyền thống vẻ vang của nền báo chí cách mạng, đồng thời khẳng định vai trò, sứ mệnh và trách nhiệm xã hội của Tạp chí trong công cuộc phòng, chống hàng giả, gian lận thương mại và buôn lậu trong thời kỳ mới.

Xem chi tiết
100 năm Báo chí cách mạng Việt Nam, từ ngọn đèn nhỏ đến ngọn lửa thời đại

(CHG) Ngày 21/6/1925, tờ báo Thanh Niên do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc sáng lập đã chính thức ra đời, đánh dấu sự khai sinh của nền báo chí cách mạng Việt Nam. Từ đó đến nay, 100 năm đã trôi qua, một thế kỷ của bản lĩnh, dấn thân, sáng tạo và đồng hành cùng dân tộc. Nhìn lại chặng đường vẻ vang ấy, chúng ta không chỉ tri ân những người làm báo qua các thời kỳ mà còn thấy rõ vai trò của báo chí trong việc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và chấn hưng đất nước trong thời kỳ mới.

Xem chi tiết
Báo chí cách mạng, ngòi bút kiên cường trên mặt trận chống hàng giả, gian lận thương mại

(CHG) Năm 2025 đánh dấu một cột mốc lịch sử đặc biệt: tròn 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam. Trên hành trình một thế kỷ đồng hành cùng sự nghiệp cách mạng, phát triển và bảo vệ Tổ quốc, báo chí cách mạng Việt Nam không chỉ là “vũ khí tư tưởng” sắc bén, mà còn là tuyến đầu trong nhiều cuộc đấu tranh không tiếng súng. Đặc biệt, trong bối cảnh hàng giả, hàng nhái, gian lận thương mại và buôn lậu ngày càng tinh vi, báo chí tiếp tục phát huy vai trò tiên phong, trở thành cánh tay nối dài của các lực lượng chức năng, cùng xã hội xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh, bảo vệ quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng.

Xem chi tiết
“Tiền phạt như một phần chi phí kinh doanh”, báo động về tư duy làm ăn phi pháp

(CHG) Tại buổi họp báo về tình hình kinh tế, xã hội TP HCM chiều 5/6/2025, câu phát biểu ngắn gọn nhưng đầy trăn trở của ông Nguyễn Quang Huy, Chi cục phó Quản lý thị trường TP HCM đã gây chú ý mạnh mẽ trong dư luận: “Nhiều tiểu thương coi tiền phạt như một phần chi phí kinh doanh”.

Xem chi tiết
2
2
2
3