Triển khai đợt cao điểm 180 ngày chống khai thác IUU


(CHG) Tỉnh Quảng Ngãi đang tập trung đợt cao điểm 180 ngày để kiểm tra, kiểm soát, ngăn chặn, xử lý kịp thời vi phạm trong lĩnh vực thủy sản, các địa phương thường diễn ra vi phạm, có nguy cơ cao phải tập trung cả hệ thống chính trị vào cuộc.

Lực lượng biên phòng tăng cường kiểm tra, giám sát - Ảnh: VGP/Lưu Hương

Tăng cường kiểm tra, giám sát

Tỉnh Quảng Ngãi có 4.544 tàu cá, khoảng 38.000 ngư dân; trong đó, tàu cá có chiều dài từ 15 m trở lên hoạt động vùng khơi gần 3.300 chiếc. Công tác quản lý hoạt động khai thác hải sản của ngư dân trên biển luôn được tỉnh quan tâm, chỉ đạo.

Đến nay tỉnh đã hoàn thành 100% việc cập nhật dữ liệu tàu cá vào cơ sở dữ liệu nghề cá quốc gia. Việc cấp giấy phép khai thác thủy sản đạt hơn 77%, tỉ lệ đánh dấu tàu cá đạt 97%, tỉ lệ tàu cá lắp đặt thiết bị VMS đạt hơn 98%.

Những ngày qua, Bộ đội biên phòng tỉnh Quảng Ngãi triển khai Đoàn công tác trực tiếp giám sát quy trình kiểm soát, đăng ký, kiểm chứng con người, phương tiện tàu cá ra vào khu vực biên giới biển tại 10 trạm kiểm soát biên phòng. 

Đối với các đồn và hải đội biên phòng, kiểm tra hoạt động tuần tra trên biển, việc xây dựng các kế hoạch nghiệp vụ về đấu tranh, ngăn chặn phòng, chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU)..., chấm dứt tình trạng tàu cá địa phương vi phạm đánh bắt vùng biển nước ngoài; công tác điều tra cơ bản, phân loại nhóm tàu có nguy cơ cao vi phạm vùng biển nước ngoài và biện pháp quản lý...

Trung tá Lâm Văn Viễn, Đồn trưởng Đồn Biên phòng Sa Kỳ, TP. Quảng Ngãi cho hay, đơn vị đã bố trí 2 lực lượng kiểm tra, kiểm soát tại trạm. Tàu cá khi đi hành nghề phải vào trạm làm thủ tục, các phương tiện không đảm bảo giấy tờ, đơn vị kiên quyết yêu cầu chủ tàu quay trở về. Nếu phương tiện không đủ điều kiện nhưng cố tình vượt trạm để đi hành nghề thì có lực lượng bố trí ở cửa sông ngăn chặn và yêu cầu quay lại.

Các cấp ngành, địa phương đẩy mạnh tuyên truyền, yêu cầu ngư dân tuân thủ các quy định trong khai thác thủy sản - Ảnh: VGP/Lưu Hương

Giám sát chặt chẽ tại địa phương, tàu có nguy cơ cao

Theo Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Ngãi Hồ Trọng Phương, thời gian qua, các cấp ngành, địa phương đã đẩy mạnh tuyên truyền, yêu cầu ngư dân tuân thủ các quy định trong khai thác thủy sản. Song việc đăng ký, đăng kiểm, đánh dấu tàu cá, cấp giấy phép khai thác thủy sản, lắp đặt thiết bị VMS chưa đạt 100%.

Ở giai đoạn nước rút để chuẩn bị làm việc với Đoàn thanh tra của Ủy ban châu Âu lần thứ 4, ngành nông nghiệp sẽ tăng cường hơn nữa công tác phối hợp cùng các ngành, địa phương trong kiểm tra, xử lý đối với các hành vi khai thác IUU...

Đồng thời, tập trung tháo gỡ tồn tại, vướng mắc, nỗ lực cao nhất trong thực hiện, bảo đảm 12 đầu việc chống khai thác IUU quy định tại Quyết định số 81/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, hoàn thành 100%.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi cho rằng, để làm tốt công tác quản lý tàu cá giữa các địa phương, tỉnh Quảng Ngãi đang kiến nghị với Bộ NN&PTNT trong công tác phối hợp, đó là rất cần một đầu mối trung tâm để quản lý, giám sát tàu cá để tránh trường hợp chủ tàu thấy địa phương làm khó thì chạy qua địa phương khác, cảng cá này làm chặt chẽ thì đi qua cảng khác dễ hơn để hoạt động.

Ông Trần Phước Hiền, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi cho biết, biện pháp của tỉnh trong thời gian gần đây có sự thay đổi so với trước. Cụ thể là đi vào trọng tâm, trọng điểm, tập trung vào các địa phương, xã thường diễn ra vấn đề vi phạm, có nguy cơ cao; tỉnh xác định tàu nào có nguy cơ cao thì cả hệ thống chính trị phải vào cuộc, tăng cường công tác tuyên truyền, từ chính quyền đến các lực lượng đoàn thể.

Nguồn: https://baochinhphu.vn/quang-ngai-trien-khai-dot-cao-diem-180-ngay-chong-khai-thac-iuu-102230309204438696.htm

Còn lại: 1000 ký tự
Khắc phục "khoảng trống" pháp lý trong xử lý tội sản xuất, buôn bán hàng giả

(CHG) TS. Nguyễn Thanh Mai, Trưởng bộ môn Kỹ năng tham gia giải quyết vụ án hình sự, Học viện Tư pháp, đã có những phân tích sâu sắc về hành vi khách quan của tội sản xuất, buôn bán hàng giả, cũng như những “vùng trống” pháp lý còn tồn tại trong Bộ luật Hình sự hiện hành.

Xem chi tiết
Tạp chí Điện tử Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại tổ chức buổi gặp mặt nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam

(CHG) Ngày 21/6/2025, tại Hà Nội, Tạp chí điện tử Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại (CHG) đã tổ chức buổi gặp mặt thân mật nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam. Đây là dịp để tri ân, ôn lại truyền thống vẻ vang của nền báo chí cách mạng, đồng thời khẳng định vai trò, sứ mệnh và trách nhiệm xã hội của Tạp chí trong công cuộc phòng, chống hàng giả, gian lận thương mại và buôn lậu trong thời kỳ mới.

Xem chi tiết
100 năm Báo chí cách mạng Việt Nam, từ ngọn đèn nhỏ đến ngọn lửa thời đại

(CHG) Ngày 21/6/1925, tờ báo Thanh Niên do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc sáng lập đã chính thức ra đời, đánh dấu sự khai sinh của nền báo chí cách mạng Việt Nam. Từ đó đến nay, 100 năm đã trôi qua, một thế kỷ của bản lĩnh, dấn thân, sáng tạo và đồng hành cùng dân tộc. Nhìn lại chặng đường vẻ vang ấy, chúng ta không chỉ tri ân những người làm báo qua các thời kỳ mà còn thấy rõ vai trò của báo chí trong việc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và chấn hưng đất nước trong thời kỳ mới.

Xem chi tiết
Báo chí cách mạng, ngòi bút kiên cường trên mặt trận chống hàng giả, gian lận thương mại

(CHG) Năm 2025 đánh dấu một cột mốc lịch sử đặc biệt: tròn 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam. Trên hành trình một thế kỷ đồng hành cùng sự nghiệp cách mạng, phát triển và bảo vệ Tổ quốc, báo chí cách mạng Việt Nam không chỉ là “vũ khí tư tưởng” sắc bén, mà còn là tuyến đầu trong nhiều cuộc đấu tranh không tiếng súng. Đặc biệt, trong bối cảnh hàng giả, hàng nhái, gian lận thương mại và buôn lậu ngày càng tinh vi, báo chí tiếp tục phát huy vai trò tiên phong, trở thành cánh tay nối dài của các lực lượng chức năng, cùng xã hội xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh, bảo vệ quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng.

Xem chi tiết
“Tiền phạt như một phần chi phí kinh doanh”, báo động về tư duy làm ăn phi pháp

(CHG) Tại buổi họp báo về tình hình kinh tế, xã hội TP HCM chiều 5/6/2025, câu phát biểu ngắn gọn nhưng đầy trăn trở của ông Nguyễn Quang Huy, Chi cục phó Quản lý thị trường TP HCM đã gây chú ý mạnh mẽ trong dư luận: “Nhiều tiểu thương coi tiền phạt như một phần chi phí kinh doanh”.

Xem chi tiết
2
2
2
3