Trung tâm dữ liệu - Còn nhiều dư địa để phát triển ở Châu Á Thái Bình Dương


Các trung tâm dữ liệu trên khắp Châu Á Thái Bình Dương đang phát triển liên tục về quy mô và các nhà khai thác đang liên tục tìm kiếm thị trường mới để mở rộng khi dự đoán nhu cầu ngày càng tăng từ việc hoạt động số hóa và áp dụng trí tuệ nhân tạo.
Nhu cầu phát triển trí tuệ nhân tạo
Theo Báo cáo Trung tâm Dữ liệu Châu Á - Thái Bình Dương mới nhất của Cushman & Wakefield, năm thành phố hàng đầu gồm Bắc Kinh, Thượng Hải, Singapore, Sydney và Tokyo chiếm 62% công suất hoạt động của tất cả trung tâm dữ liệu trên toàn Châu Á - TBD. Trong đó Sydney, Tokyo, Bắc Kinh và Thượng Hải sẽ trở thành nhóm thành phố có công suất hoạt động vượt qua mức 1 Gigawatt (GW) trong 2,3 năm tới.
Ngoài ra, báo cáo của Cushman & Wakefield  cũng cho thấy quy mô ngày càng tăng của các trung tâm dữ liệu. Trong 5 thị trường hàng đầu, quy mô trung bình của các trung tâm dữ liệu đang được xây dựng tăng 32% lên 20MW, từ mức trung bình 15MW của các cơ sở hiện đang hoạt động.
Chỉ tính trên toàn khu vực Châu Á - TBD, tỷ lệ chênh lệch thậm chí còn cao hơn, với quy mô trung bình của các trung tâm dữ liệu đang được xây dựng (14,5MW) cao hơn 57% so với quy mô trung bình của các trung tâm dữ liệu đang vận hành (9,2MW).
Biểu đồ so sánh 29 thị trường trung tâm dữ liệu do Cushman & Wakefield dựa trên các thông số bao gồm công suất MW đang hoạt động, đang xây dựng, đã lên kế hoạch và quỹ đất.
Biểu đồ so sánh 29 thị trường trung tâm dữ liệu do Cushman & Wakefield dựa trên các thông số bao gồm công suất MW đang hoạt động, đang xây dựng, đã lên kế hoạch và quỹ đất
Báo cáo cũng bao gồm Bảng xếp hạng Chỉ số trưởng thành, dựa theo 21 thông số dữ liệu để so sánh các thị trường theo hiện trạng cũng như tiềm năng phát triển trong 5 - 7 năm tới, Cushman & Wakefield đã phân loại 29 thành phố khai thác trung tâm dữ liệu theo bốn hạng: Mới nổi, Đang phát triển, Đã trưởng thành và Siêu cấp,
Cụ thể, (1) Siêu cấp (Powerhouse): Gồm Bắc Kinh, Mumbai, Thượng Hải, Sydney và Tokyo. Năm thị trường này chiếm hơn 50% công suất của toàn bộ trung tâm dữ liệu đang hoạt động ở Châu Á - TBD và khoảng 45% công suất đang được xây dựng theo kế hoạch. Tuy nhiên, theo Cushman & Wakefield thì “Việc tìm kiếm quỹ đất phù hợp để tiếp tục phát triển trung tâm dữ liệu có thể là một thách thức, khi Khu vực này thu hút nhu cầu cao”.
(2) Trưởng thành (Established): gồm các thành phố Chennai, Hồng Kông, Hyderabad, Jakarta, Johor, Melbourne, Seoul và Singapore, chiếm khoảng 25% tổng công suất hoạt động trong khu vực nhưng đều đang tăng trưởng nhanh chóng khi nhiều nhà khai thác đang trong quá trình mở rộng hoặc thiết lập trung tâm dữ liệu đầu tiên của họ. Các thị trường ở cấp này này vẫn có nhiều quỹ đất để phát triển hơn các thị trường Siêu Cấp.
(3) Đang phát triển (Developing): Gồm Bangkok, Delhi NCR, Quảng Châu, Kuala Lumpur, Manila và Osaka, chiếm chưa đến 10% công suất trong khu vực nhưng có gần 90% trung tâm dữ liệu có quy mô nhỏ hơn 10MW. Tuy nhiên đây là là khu vực thường có tỷ lệ trống cao hơn, vì tốc độ hấp thụ còn chậm so với nguồn cung mới được bổ sung.
(4) Mới nổi (Emerging): Các thị trường mới nổi đang ở giai đoạn trưởng thành non trẻ nhưng đã thu hút được sự quan tâm của các nhà khai thác trung tâm dữ liệu do các yếu tố bao gồm nhu cầu của doanh nghiệp địa phương và ngành bán lẻ, vị trí địa lý nổi bật. Các thành phố này là: Auckland, Bengaluru, Brisbane, Busan, Canberra, Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Pune, Perth và Đài Bắc, chỉ chiếm khoảng 6% tổng công suất hoạt động ở khu vực. Nguồn cung cấp trung tâm dữ liệu mới tại các thị trường này bị hạn chế do số lượng nhà khai thác cho các thị trường này còn thấp.
Việt Nam cơ hội lớn để phát triển khu dữ liệu
Ông Pritesh Swamy - Giám đốc Nghiên cứu & Tư vấn Trung tâm Dữ liệu của Cushman & Wakefield APAC và EMEA cho biết Bảng xếp hạng Chỉ số Trưởng thành cho thấy vẫn còn nhiều dư địa phát triển trung tâm dữ liệu ở Châu Á Thái Bình Dương so với các khu vực khác. Nhất là tại các thị trường thuộc phân hạng (2,3,4).
“Cơ hội tăng trưởng cho Châu Á Thái Bình Dương không hề nhỏ. Nếu chúng ta nhìn vào Hoa Kỳ, chỉ riêng Bắc Virginia đã có khoảng 3GW, chiếm 1/3 công suất tích lũy trên khắp Châu Á Thái Bình Dương và toàn bộ thị trường Hoa Kỳ có công suất hoạt động gần 10GW. Xét rằng dân số Châu Á Thái Bình Dương lớn hơn dân số Hoa Kỳ khoảng mười lần, chúng ta còn kém xa về năng lực tổng thể trung tâm dữ liệu mà chúng ta có thể cần”. Ông Swamy nói thêm.
Là một nền kinh tế sôi động, Tp.HCM p.HCM đã triển khai hơn một nửa công suất hoạt động điện của toàn quốc gia
Quá trình số hóa và nhu cầu về dịch vụ đám mây gia tăng, cùng nền kinh tế sôi động góp phần thúc đẩy Tp.HCM đã triển khai hơn một nửa công suất hoạt động điện của toàn quốc gia (Ảnh:Bảo Lan)
Theo Cushman & Wakefield, Việt Nam là thị trường trung tâm dữ liệu mới nổi do chỉ có một số ít công ty đa quốc gia tại Việt Nam có nhu cầu dữ liệu cao. Tuy nhiên, do Việt Nam còn thiếu cơ sở hạ tầng trung tâm dữ liệu nhất trong khu vực, mở ra cơ hội lớn cho các nhà đầu tư.
Chỉ riêng tại Tp.HCM đã triển khai hơn một nửa công suất hoạt động điện của toàn quốc gia và nền kinh tế sôi động của thành phố, quá trình số hóa và nhu cầu về dịch vụ đám mây ngày càng tăng đã góp phần thúc đẩy số lượng phát triển trung tâm dữ liệu ngày càng tăng.
“Nền kinh tế kỹ thuật số của Việt Nam đã tăng 28% so với cùng kỳ năm 2022. Báo cáo của Google, Temasek và Bain & Company ước tính tốc độ tăng trưởng hàng năm sẽ tiếp tục ở mức 31% cho đến năm 2025”. Giám đốc Nghiên cứu & Tư vấn Trung tâm Dữ liệu của Cushman & Wakefield APAC và EMEA cho hay.
Trong khi các nhà mạng quốc tế như NTT Global Data Centers, Telehouse và VNG Cloud do GIC hậu thuẫn đã có mặt trên thị trường, cách tiếp cận chung của những nhà khai thác mới tham gia thị trường là hợp tác với các công ty viễn thông địa phương như FPT Telecom, Viettel, VNPT và CMC Telecom.
Chuyên gia Cushman & Wakefield  nhận định, khung pháp lý cho trung tâm dữ liệu ở Việt Nam vẫn chưa được hoàn thiện, nhưng chính phủ đang tích cực xây dựng các quy định rõ ràng hơn về bảo vệ dữ liệu và dịch vụ trung tâm dữ liệu trong nước và việc ban hành nghị định mới có thể ảnh hưởng đến thị trường trong ngắn hạn nhưng được kỳ vọng, sẽ củng cố nền tảng bảo mật thông tin của thị trường trong dài hạn.
Còn lại: 1000 ký tự
Kinh nghiệm về tổ chức bộ máy ngành Hải quan của một số quốc gia

Bài báo nghiên cứu "Kinh nghiệm về tổ chức bộ máy ngành Hải quan của một số quốc gia" do ThS. Nguyễn Trà My (Trường Đại học Sunderland London Campus, Vương quốc Anh) thực hiện.

Xem chi tiết
Giải pháp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Tài chính ngân hàng

Đề tài Giải pháp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Tài chính ngân hàng do ThS. Đặng Thu Trang (Khoa Tài chính – Ngân hàng & Bảo hiểm - Trường Đại học Kinh tế kỹ thuật công nghiệp) thực hiện.

Xem chi tiết
Nguồn vốn cho doanh nghiệp du lịch chuyển đổi số

Đề tài Nguồn vốn cho doanh nghiệp du lịch chuyển đổi số do ThS. Trần Thúy Nga (Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội) thực hiện.

Xem chi tiết
Nâng cao năng lực bảo vệ môi trường cho các doanh nghiệp ngành Công Thương khu vực Nam Trung Bộ

(CHG) Ngày 14/11, tại Đà Nẵng, Cục kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp (Bộ Công Thương) phối hợp với Hiệp hội Công nghiệp môi trường Việt Nam tổ chức Hội nghị tập huấn “Nâng cao năng lực bảo vệ môi trường cho các cơ quan, doanh nghiệp khu vực miền Trung”.

Xem chi tiết
Khu thương mại tự do - Động lực mới phát triển ngành logistics thành phố Đà Nẵng

(CHG) Ngày 14/11, Sở Công Thương phối hợp với Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam tổ chức Diễn đàn “Khu thương mại tự do Đà Nẵng - Động lực mới phát triển ngành logistics thành phố Đà Nẵng”.

Xem chi tiết
2
2
2
3