Vào cuộc quyết liệt để gỡ “thẻ vàng” cho thủy sản Việt Nam


(CHG) “Điều kiện tiên quyết để EC gỡ “thẻ vàng” cho thủy sản của Việt Nam là phải chấm dứt tình trạng tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài, nhưng ngay trong quý I/2023, chúng ta vẫn để xảy ra 6 vụ tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài”, ông Nguyễn Quang Hùng, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Thủy sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết tại buổi họp báo Quý I/2023 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tổ chức ngày 31/03 vừa qua.
Tính đến nay, Ủy ban châu Âu (EC) áp dụng “thẻ vàng” đối với sản phẩm thủy sản khai thác của Việt Nam được 5 năm, 5 tháng, 9 ngày.
Thực hiện Quyết định 81/QĐ-TTg ngày 13/02/2023 của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Kế hoạch hành động chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU), chuẩn bị làm việc với Đoàn Thanh tra của EC lần thứ 4.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có văn bản gửi các bộ, ngành, địa phương đề nghị xây dựng kế hoạch chi tiết, cụ thể triển khai Nghị quyết 81 của Thủ tướng Chính phủ và tổ chức hội nghị trực tuyến tới tất cả các bộ, ngành liên quan và các địa phương quán triệt, triển khai Quyết định 81, nêu rõ mục tiêu phải hoàn thành đến tháng 05/2023.
Thứ trưởng Phùng Đức Tiến chủ trì buổi họp báo thường kỳ Quý I của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Qua hội nghị, công tác phổ biến, tuyên truyền nội dung Nghị quyết 81 đã tới được cấp xã, cấp huyện và các đơn vị quản lý. Các tỉnh đều đã xây dựng kế hoạch chi tiết. Tại địa phương, các sở, ban, ngành và lực lượng thực thi pháp luật đều vào cuộc.
Trên thực tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đi kiểm tra trực tiếp 5 tỉnh: Thanh Hóa, Trà Vinh, Sóc Trăng, Thái Bình, Nam Định nhằm kiểm tra, hướng dẫn, bàn giải pháp khắc phục những tồn tại, hạn chế trong ngành khai thác thủy sản.
Theo Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Thủy sản, sau khi Quyết định 81 được ban hành, các ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống khai thác IUU đã xuống địa phương họp, bàn triển khai các nhiệm vụ.
Tại các cảng cá, hiện nay lực lượng văn phòng đại diện thanh tra, kiểm tra, kiểm soát nghề cá gồm lực lượng thanh tra, chi cục thủy sản, Biên phòng kiểm soát rất chặt chẽ tàu cá ra vào cảng.
Theo ông Hùng, việc chấm dứt hoàn toàn tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài vẫn rất khó khăn. Ngay trong quý I, vẫn để xảy ra 6 vụ tàu cá của các tỉnh Bình Thuận, Kiên Giang, Khánh Hòa, Bình Định vi phạm vùng biển Malaysia.
Ông Hùng nhấn mạnh, điều kiện tiên quyết để EC gỡ “thẻ vàng” cho khai thác thủy sản của Việt Nam là phải chấm dứt tình trạng tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài.
Hiện nay, các tỉnh đã rất tích cực vào cuộc thực hiện các khuyến nghị của EC nhưng khi kiểm tra vẫn còn nhiều sai sót, vướng mắc lớn nhất là nguồn nhân lực, kinh phí thực hiện. Điều này gây khó khăn cho việc gỡ “thẻ vàng” của EC.
Tại buổi họp báo, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến cho biết, cuối tháng 05/2023, Đoàn Thanh tra của EC sẽ sang Việt Nam kiểm tra lần thứ 4. Hiện, việc quản lý và giám sát đội tàu là 2 nhiệm vụ quan trọng nhất.
Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cho rằng, triển khai thực hiện Quyết định 81, trách nhiệm của người đứng đầu là rất lớn. Ở các địa phương, việc quản lý đội tàu phải có kế hoạch, giải pháp rất cụ thể. Hiện, 96% tàu cá có chiều dài 15m trở lên đã được định vị nhưng phải đảm bảo không bị mất kết nối; 4% tàu cá còn lại chưa được lắp thiết bị giám sát hành trình có nguy cơ cao vi phạm vùng biển nước ngoài.
EC đã khẳng định, nếu còn tàu vi phạm vùng biển nước ngoài thì sẽ không gỡ “thẻ vàng”. Vì vậy, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nhấn mạnh, để gỡ “thẻ vàng” của EC phải có sự vào cuộc hết sức quyết liệt của các ban, bộ, ngành, địa phương./.

Nguồn: https://www.bienphong.com.vn/vao-cuoc-quyet-liet-de-go-the-vang-cho-thuy-san-viet-nam-post460065.htm

Còn lại: 1000 ký tự
Giải pháp nâng cao năng lực làm việc của đội ngũ cán bộ quản lý tại thành phố Cần Thơ trong môi trường hội nhập quốc tế

Đề tài Giải pháp nâng cao năng lực làm việc của đội ngũ cán bộ quản lý tại thành phố Cần Thơ trong môi trường hội nhập quốc tế do ThS. Trần Thảo Vy (Giảng viên Khoa Nông nghiệp - Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Cần Thơ) - ThS. Nguyễn Thị Ngọc Anh (Phó trưởng Phòng Quản lý khoa học - Hợp tác quốc tế - Trường Đại học Kỹ thuật - Công nghệ Cần Thơ) thực hiện.

Xem chi tiết
Giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế dữ liệu tại Việt Nam

Đề tài Giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế dữ liệu tại Việt Nam do TS. Đặng Thị Bích Ngọc (Học viện Ngân hàng) thực hiện.

Xem chi tiết
Giải pháp đào tạo nguồn nhân lực khách sạn bền vững trong bối cảnh hội nhập

Bài báo nghiên cứu "Giải pháp đào tạo nguồn nhân lực khách sạn bền vững trong bối cảnh hội nhập" do ThS. Từ Tuấn Cường (Khoa Kinh tế - Quản trị, Trường Đại học Gia Định) thực hiện.

Xem chi tiết
Thực trạng thị trường dịch vụ kế toán hiện nay và những nội dung kiểm tra hoạt động dịch vụ kế toán

Bài báo nghiên cứu "Thực trạng thị trường dịch vụ kế toán hiện nay và những nội dung kiểm tra hoạt động dịch vụ kế toán" do ThS. Ngô Thị Mỹ Hạnh (Giảng viên Trường Đại học Hải Phòng) thực hiện.

Xem chi tiết
Tiềm năng và các giải pháp phát triển du lịch văn hóa bền vững tại Suối Giàng

Đề tài Tiềm năng và các giải pháp phát triển du lịch văn hóa bền vững tại Suối Giàng do NGUYỄN TRUNG SƠN (Giám đốc Hợp tác xã Enna Glamping Suối Giàng) - TS. HOÀNG SĨ THÍNH (Khoa Du lịch và Ngoại ngữ - Học viện Nông nghiệp Việt Nam) - ThS. PHẠM XUÂN PHÚ (Khoa Du lịch và Khách sạn, Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp) thực hiện.

Xem chi tiết
2
2
2
3