Bất thường về nguồn gốc xuất xứ của một số sản phẩm hàng hóa tại hệ thống mỹ phẩm Bồ Công Anh Cosmetic


(CHG) Công khai bày bán công hàng hóa có chữ nước ngoài, nhưng không có nhãn phụ tiếng Việt, điều này khiến không ít người tiêu dùng lo ngại về nguồn gốc xuất xứ của những sản phẩm mà hệ thống mỹ phẩm Bồ Công Anh Cosmetic đang kinh doanh.

Không nhãn phụ tiếng Việt
Thời gian gần đây, người tiêu dùng tìm mua hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài về Việt Nam ngày càng tăng cao và trở thành xu hướng, nhất là những sản phẩm hóa- mỹ phẩm. Điều khiến không ít người tiêu dùng băn khoăn khi hàng hóa gắn mác nhập khẩu lại không tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam, trong đó, việc ghi nhãn phụ tiếng Việt là một điển hình. Điều đó không chỉ ảnh hưởng tới đời sống tiêu dùng của người dân, mà còn ảnh hưởng trực tiếp tới không ít doanh nghiệp kinh doanh hàng hóa nhập khẩu chân chính. Đặc biệt, đây là cơ hội khiến không ít gian thương cung cấp hàng hóa cho các hệ thống bán lẻ trà trộn hàng hóa kém chất lượng, giả mạo nhãn hiệu, hàng nhái... để trục lợi.

Hệ thống mang thương hiệu Bồ Công Anh Cosmetic tại thành phố Đà Nẵng bị người tiêu dùng "tố" hàng hóa bày bán tại đây có dấu hiệu không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Chính sự lo lắng đó, thời gian qua, người tiêu dùng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng thông tin tới Quỹ Chống hàng giả việc hệ thống mỹ phẩm thương hiệu Bồ Công Anh Cosmetic có dấu hiệu kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ. Quỹ Chống hàng giả đã bàn giao thông tin trên cho Tạp chí điện tử Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại (CHG) nhằm trao đổi thông tin tới doanh nghiệp, cũng như đăng tải thông tin.
Khảo sát thực tế một số đơn vị kinh doanh thuộc hệ thống kinh doanh mỹ phẩm thương hiệu Bồ Công Anh Cosmetic trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, nhận thấy thông tin do người tiêu dùng cung cấp tới Tổng đài Chống hàng giả là có cơ sở.
Cụ thể, tại một số cửa hàng mang thương hiệu Bồ Công Anh Cosmetic có địa chỉ số 157 Lê Duẩn, quận Hải Châu; số 548 Tôn Đức Thắng, quận Liên Chiểu; số 137 Nguyễn Văn Thoại, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng, phần lớn sản phẩm hàng tiêu dùng là mỹ phẩm được bày bán trên quầy kệ như: nước hoa, son môi, dầu gội, dầu xả, sữa tắm, sữa rửa mặt, kem dưỡng da, gel tẩy da chết, thời trang và phụ kiện trang điểm… Có những mặt hàng được giới thiệu là nhập khẩu và hàng xách tay từ nước ngoài về đều không có nhãn phụ tiếng Việt theo quy định.

Nếu người tiêu dùng chỉ cầm sản phẩm trên tay thì không thể biết được đây là sản phẩm gì vì toàn chữ nước ngoài "trắng" thông tin tiếng Việt theo quy định của pháp luật về việc ghi nhãn sản phẩm.

Theo quan sát tại đây đang bày bán nhiều loại sản phẩm nước hoa tự sang chia ra chai nhỏ 10ml và nhiều loại son thỏi đều có thương hiệu nổi tiếng trên thị trường, nhưng thiếu thông tin nhãn phụ tiếng Việt.

Điều này có thể gây khó khăn cho người tiêu dùng khi tìm hiểu thông tin về sản phẩm như cách sử dụng, cách bảo quản, đơn vị nhập khẩu, ngày sản xuất, hạn sử dụng… Thậm chí người tiêu dùng có quyền nghi vấn tại hệ thống Bồ Công Anh Cosmetic có dấu hiệu kinh doanh: hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ; hàng hóa gian lận thương mại; hàng hóa nhập lậu… và hàng hóa giả mạo một số thương hiệu nổi tiếng đã được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam
Nguy cơ tiềm ẩn về chất lượng sản phẩm
Trong quá trình tư vấn bán hàng, viên bán hàng khẳng định: “Đây là sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ hàng chính hãng, dùng rất tốt, Chị có thể hoàn toàn yên tâm vì thành phần đều có nguồn gốc từ thiên nhiên nên đảm bảo không gây kích ứng da, hay tác dụng phụ”.
Liên quan đến việc thông tin về hàng hóa “chi chít” chữ nước ngoài, nhưng không có nhãn phụ tiếng Việt, nhân viên cho biết “sản phẩm này là hàng xách tay”.

Trên quầy kệ đang bày bán một số sản phẩm thuốc hỗ trợ tăng chiều cao, thuốc bôi kích thích mọc tóc và nhiều sản phẩm thực phẩm chức năng,… nhưng “chi chít” chữ nước ngoài không tìm thấy thông tin nhãn phụ tiếng Việt ở đâu, theo nhân viên tư vấn trả lời“sản phẩm này là xách tay về”nên không có tiếng Việt.

Để có thông tin đa chiều sản phẩm đang bày bán tại đây, phóng viên Tạp chí CHG đã chuyển một số thắc mắc của người tiêu dùng tới đơn vị quản lý, vận hành chuỗi hệ thống kinh doanh mỹ phẩm mang thương hiệu Bồ Công Anh Cosmetic. Thế nhưng đơn vị này dường như đang “phớt lờ” những thắc mắc của người tiêu dùng và lựa chọn “im lặng là vàng”. Phải chăng đơn vị trên đang coi việc “sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi”, “phủi” trách nhiệm với chính những người thường xuyên mang giá trị lợi nhuận đến cho doanh nghiệp mình?

Hệ thống kinh doanh mỹ phẩm mang thương hiệu Bồ Công Anh Cosmetic có dấu hiệu vi phạm và vi phạm về quy định nhãn sản phẩm; hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ; hàng nhập lậu; hàng hóa gian lận thương mại... bởi thế, các cơ quan chức năng cần sớm vào cuộc, kiểm tra, xử lý nghiêm minh, góp phần bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, cũng như làm trong sạch thị trường, tạo tính cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp kinh doanh các sản phẩm hàng hóa cùng loại.

Liên quan đến vấn đề trên, ông Nguyễn Khắc Ngân, Phó Chủ tịch Quỹ Chống hàng giả cho biết: “Theo quy định của pháp luật, nhãn phụ cũng tương tự như nhãn gốc được gắn lên trên hàng hóa hoặc bao bì thương phẩm nhưng ngôn ngữ sử dụng phải là tiếng Việt, trên đó nêu rõ những nội dung bắt buộc trên nhãn gốc luật định các cá nhân, tổ chức phải dịch từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt hoặc là những nội dung mà nhãn gốc còn thiếu theo quy định của pháp luật Việt Nam cần phải bổ sung (được quy định tại khoản 4, Điều 3, Nghị định 43/2017/NĐ-CP).
Cùng với đó, tại Điều 10, Nghị định số 43/2017/NĐ-CP quy định nhãn hàng hóa bắt buộc phải thể hiện các nội dung về tên hàng hóa; tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa và xuất xứ hàng hóa”.
Theo đó, trường hợp không thể thể hiện tất cả nội dung bắt buộc trên nhãn thì các nội dung: Tên hàng hóa; Tên tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa; Định lượng; Ngày sản xuất; Hạn sử dụng; Xuất xứ hàng hóa... phải được ghi trên nhãn. Những nội dung bắt buộc khác phải được ghi trong tài liệu kèm theo và trên nhãn hàng hóa phải chỉ ra nơi ghi các nội dung đó.
Ngôn ngữ trình bày nhãn hàng hóa, những nội dung bắt buộc thể hiện trên nhãn phải được ghi bằng tiếng Việt (trừ một số quy định khác). Hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam mà trên nhãn chưa thể hiện hoặc thể hiện chưa đủ những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt thì phải có nhãn phụ thể hiện những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt và giữ nguyên nhãn gốc của hàng hóa. Nội dung ghi bằng tiếng Việt phải tương ứng với nội dung ghi trên nhãn gốc.
Như vậy, theo quy định pháp luật hiện hành, đối với sản phẩm là hàng hóa có xuất xứ từ nước ngoài khi lưu hành tại thị trường Việt Nam bắt buộc phải có nhãn phụ bằng tiếng Việt.
Còn lại: 1000 ký tự
Đắk Lắk: Phát hiện hơn 20 tấn giá đỗ ngâm chất cấm có thể gây tử vong

(CHG)-Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an tỉnh Đắk Lắk cho biết, vừa triệt phá thành công chuyên án đấu tranh làm rõ, bắt xử lý bốn vụ vi phạm quy định về an toàn thực phẩm với quy mô rất lớn. Đặc biệt điểm đến của một số thực phẩm này là Bách Hóa xanh khiến người tiêu dùng hoang mang.

Xem chi tiết
Tiền Giang: Xử lý 01 cơ sở kinh doanh điện thoại, linh kiện điện tử,…

(CHG) Trong các ngày 29/10, 06/11 và 19/11/2024, Đội QLTT số 1 (phụ trách địa bàn thành phố Mỹ Tho và huyện Châu Thành) đã tiến hành kiểm tra đột xuất và phát hiện 04 cơ sở kinh doanh vi phạm trên nền tảng điện tử…

Xem chi tiết
Đà Nẵng: Xử phạt 02 cửa hàng trưng bày để bán hàng giả mạo nhãn hiệu

(CHG) Lực lượng chức năng thành phố Đà Nẵng kiểm tra đột xuất 02 cửa hàng kinh doanh có hành vi trưng bày bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu và xử phạt 24 triệu đồng.

Xem chi tiết
Bình Định: Tập trung triển khai Kế hoạch 888 của Tổng cục Quản lý thị trường

(CHG) - Với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, trong 9 tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Kế hoạch 888) trên địa bàn quản lý, góp phần giữ vững ổn định thị trường tại địa phương.

Xem chi tiết
Gia Lai: Tăng cường công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả 03 tháng cuối năm 2024

(CHG) - Trong 9 tháng đầu năm 2024, Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (BCĐ 389) tỉnh Gia Lai đã quyết liệt thực hiện có hiệu quả các kế hoạch thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Xem chi tiết
2
2
2
3