79 hoạt chất thuốc bảo vệ thực vật được bổ sung sử dụng tại Việt Nam


(CHG) So với Thông tư số 19/2021, thông tư mới số 19/2022 vừa được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành, bổ sung thêm 79 hoạt chất với 301 tên thương phẩm thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam.
Lực lượng QLTT tăng cường kiểm tra mặt hàng thuốc bảo vệ thực vật.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (ngày 2/12) đã ban hành Thông tư số 19/2022/TT-BNHPTNT, về Danh mục thuốc Bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam, và Danh mục thuốc Bảo vệ thực vật cấm sử dụng tại Việt Nam, thay thế cho Thông tư số 19/2021/TT-BNNPTNT. Thông tư mới có hiệu lực thi hành kể từ ngày 16/1/2023.
Theo các phụ lục ban hành kèm thông tư này, danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam bao gồm 1.758 hoạt chất với 4.374 tên thương phẩm. Trong đó, nhóm thuốc trừ sâu chiếm nhiều nhất với 689 hoạt chất và 1.670 tên thương phẩm. Tiếp đến là thuốc trừ bệnh có 651 hoạt chất với 1.492 tên thương phẩm, thuốc trừ cỏ có 256 hoạt chất với 765 tên thương phẩm.
So với Thông tư cũ, thông tư mới có thêm 79 hoạt chất với 301 tên thương phẩm thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam, chủ yếu nằm trong nhóm thuốc trừ sâu, thuốc trừ bệnh và thuốc trừ cỏ. Thông tư này vẫn giữ nguyên 31 hoạt chất thuốc bảo vệ thực vật bị cấm sử dụng tại Việt Nam bao gồm các hoạt chất  2.4.5 T, Captan, Captafol, Methamidophos, Aldrin, Carbofuran, Chlordane, Methyl Parathion, Parathion Ethyl, BHC, Lindane…
Từ năm 2017 đến nay, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã loại bỏ 12 hoạt chất gồm Carbendazim, Thiophanate Methyl, Benomyl, Paraquat, 2, 4D, Acephate, Diazinon, Zinc Phosphide, Malathion, Chlorpyrifos ethyl, Fipronil, Glyphosate với 1.706 tên thương phẩm có nguy cơ cao ảnh hưởng đến sưc khỏe con người, vật nuôi và môi trường.
Cuối năm 2021, Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) có công văn gửi hiệp hội và các tổ chức, cá nhân kinh doanh về kế hoạch rà soát, loại bỏ thuốc bảo vệ thực vật. Theo kế hoạch dự kiến, các hoạt chất sẽ được ra khỏi danh mục trong quý II/2022 gồm hoạt chất Carbosulfan, Benfuracarb. Tuy nhiên, trong Thông tư mới, hai hoạt chất này vẫn nằm trong danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam.
Còn lại: 1000 ký tự
An Giang: Thu giữ số lượng lớn hàng hóa nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh An Giang thực hiện kiểm tra, thu giữ số lượng lớn hàng hóa nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng hóa nhập khẩu có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài nhưng không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam

Xem chi tiết
Cà Mau: Xử phạt hơn 270 triệu đồng vi phạm về kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Cà Mau ban hành Quyết định xử phạt hơn 270 triệu đồng vi phạm về kinh doanh hàng hóa xâm phạm quyền, giả mạo nhãn hiệu hàng hóa được bảo hộ CHANEL tại Việt Nam.

Xem chi tiết
Đồng Tháp: Phạt tiền 140 triệu đồng về hành vi vi phạm nhãn hàng hóa.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Đồng Tháp thực hiện kiểm tra, phát hiện cơ sở kinh doanh hàng hóa có nhãn ghi không đúng quy định về nhãn hàng hóa, hàng hóa thuốc bảo vệ thực vật, trên nhãn có hình ảnh, chữ viết không đúng bản chất, không đúng sự thật về hàng hóa, phạt tiền 140 triệu đồng.

Xem chi tiết
Tiền Giang: Xử phạt 180 triệu đồng vi phạm kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Tiền Giang thực hiện kiểm tra, phát hiện các cơ sở kinh doanh vi phạm hành chính là không thể hiện đầy đủ tên cơ sở kinh doanh theo đúng Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Xử phạt 180 triệu đồng vi phạm kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ.

Xem chi tiết
Bến Tre: Kiểm tra, xử lý vi phạm kinh doanh mỹ phẩm là hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Bến Tre thực hiện kiểm tra, phát hiện kinh doanh buôn bán dược phẩm nhưng không niêm yết công khai chứng chỉ hành nghề dược phẩm, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược tại cơ sở theo quy định pháp luật, kinh doanh mỹ phẩm là hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Xem chi tiết
2
2
2
3