Chợ Bỉm Sơn, thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa là nơi tập trung đông người dân kinh doanh, mua bán cả trong đình chính và bên ngoài. Thế nhưng, lâu nay, ở khu vực phía Nam chợ Bỉm Sơn có tuyến đường Hai Bà Trưng chạy dài theo sông Tam Điệp, thuộc địa bàn hai phường (Ngọc Trạo, Phú Sơn) luôn diễn ra tình trạng người dân, tiểu thương lấn chiếm vỉa hè, lòng đường làm nơi kinh doanh, buôn bán các loại hàng hóa. Không chỉ các hộ dân có nhà ở mặt đường lấn chiếm hành lang, vỉa hè mà tuyến đường Hai Bà Trưng còn có khá đông người dân buôn bán hàng rong. Họ tự ý đặt chỗ ngồi dọc hai bên đường, biến đường thành chợ cóc, bày bán vô số các mặt hàng, nhưng nhiều nhất vẫn là các loại rau, củ, cá, thịt...
Người dân địa phương cho biết, mặt đường Hai Bà Trưng nhỏ hẹp, thường xuyên có các phương tiện, người tham gia giao thông đông đúc, tình trạng lấn chiếm hành lang, vỉa hè làm nơi buôn bán khiến cho giao thông ở đây gây mất an toàn giao thông. Đặc biệt, vào giờ cao điểm đầu buổi sáng, giữa trưa và cuối chiều, lượng phương tiện tham gia giao thông qua đây càng nhiều, tình trạng ách tắc giao thông càng nhức nhối hơn, tiếng còi xe inh ỏi cả tuyến đường.
Ghi nhận của phóng viên vào thời điểm cuối buổi chiều, tình trạng buôn bán hàng rong hai bên đường Hai Bà Trưng diễn ra tấp nập, người bán, kẻ mua vô tư dừng xe, đậu xe ngay bên đường cho dù lòng đường khá hẹp. Những lúc này, khi có 2 xe ô tô đi ngược chiều, gần như lòng đường bị chiếm trọn, các phương tiện khác không thể đi qua, ách tắc giao thông cục bộ xảy ra thường xuyên. Nghiêm trọng hơn, cầu bê tông bắc qua sông Tam Điệp, nối giữa hai phường Phú Sơn và Ba Đình cũng bị người dân chiếm dụng, thản nhiên bày bán các loại hải sản, thực phẩm.
Qua trao đổi, chính quyền phường Ngọc Trạo và phường Phú Sơn thừa nhận, công tác tuyên truyền, xử lý vi phạm về trật tự an toàn giao thông, lấn chiếm vỉa hè chỉ thực sự có hiệu quả khi chính quyền tổ chức các đợt ra quân. Khi lực lượng chức năng rút đi, người dân tiếp tục tái lấn chiếm, rất khó xử lý.
Trước những bất cập trong việc giải tỏa an toàn giao thông, UBND các phường Ngọc Trạo, Phú Sơn đã kiến nghị với UBND thị xã Bỉm Sơn về tăng kinh phí thực hiện đảm bảo trật tự an toàn giao thông, đặc biệt là sớm trang bị xe chuyên dụng cho Phòng Quản lý đô thị thị xã. Sau khi có phương tiện, mỗi lần ra quân giải phóng hành lang, vỉa hè đảm bảo trật tự giao thông sẽ có sự phối hợp đồng bộ giữa các phường và Phòng Quản lý đô thị thị xã và làm được như vậy, việc duy trì trật tự sẽ đảm bảo hơn.
Trước đó, ngày 21/5/2023, Báo điện tử CAND có bài: "Nhức nhối tình trạng lấn chiếm vỉa hè bán hàng rong ở Bỉm Sơn". Ngay sau đó, Thường trực Thị uỷ Bỉm Sơn đã chỉ đạo UBND thị xã Bỉm Sơn kiểm tra, xác minh, làm rõ thông tin báo nêu, qua đó khẳng định, tình trạng lấn chiếm vỉa hè bán hàng rong trên địa bàn thị xã Bỉm Sơn như báo chí phản ánh là đúng thực tế. UBND thị xã Bỉm Sơn giao các địa phương ra quân xử lý vấn đề báo nêu.
Tuy nhiên, hiệu quả về trật tự chỉ được một thời gian ngắn, đến nay tình trạng người dân lấn chiếm và tái lấn chiếm vỉa hè, lòng, lề đường, làm nơi buôn bán, kinh doanh; đặc biệt là tại khu vực tuyến đường Hai Bà Trưng đoạn từ Quốc lộ 1A đến cầu Tam Điệp tiếp tục tái diễn.
Nguồn: BÁO CÔNG AN NHÂN DÂN
(CHG) Hiện nay, hành vi sản xuất và buôn bán hàng giả không chỉ gây tổn hại nghiêm trọng đến quyền lợi người tiêu dùng, làm suy giảm uy tín của các doanh nghiệp nhỏ và vừa, mà còn tác động tiêu cực đến môi trường cạnh tranh lành mạnh trong hoạt động thương mại điện tử. Theo quy định hiện hành, các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa, cần hiểu rõ các mức xử phạt vi phạm hành chính được quy định trong Nghị định số 98/2020/NĐ-CP liên quan đến vấn đề sản xuất, buôn bán hàng giả để tránh rủi ro pháp lý và bảo vệ thương hiệu của doanh nghiệp.
Xem chi tiết(CHG) Lực lượng chức năng thành phố Đà Nẵng kiểm tra đột xuất 02 cửa hàng kinh doanh có hành vi trưng bày bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu và xử phạt 24 triệu đồng.
Xem chi tiết(CHG) - Với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, trong 9 tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Kế hoạch 888) trên địa bàn quản lý, góp phần giữ vững ổn định thị trường tại địa phương.
Xem chi tiết(CHG) - Trong 9 tháng đầu năm 2024, Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (BCĐ 389) tỉnh Gia Lai đã quyết liệt thực hiện có hiệu quả các kế hoạch thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Xem chi tiết(CHG) – Lực lượng chức năng kịp thời phát hiện và ngăn chặn xe tải vận chuyển 1.563 chiếc áo, váy và áo vest có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu thương hiệu thời trang Zara, Mango đang trên đường đi tiêu thụ.
Xem chi tiết