Tháng 10/2023, Việt Nam là thị trường duy nhất có lượng và trị giá xuất khẩu thủy sản sang Hàn Quốc tăng


(CHG) Tháng 10/2023, trong 3 thị trường cung cấp thủy sản lớn nhất cho Hàn Quốc, Việt Nam là thị trường duy nhất có lượng và trị giá tăng.
Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) dẫn số liệu thống kê của cơ quan Hải quan Hàn Quốc cho biết, trong tháng 10/2023, nhập khẩu thủy sản của Hàn Quốc đạt 102,51 nghìn tấn, trị giá 451,4 triệu USD, giảm 18,8% về lượng và giảm 8,1% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022.

Việt Nam là thị trường duy nhất có lượng và trị giá xuất khẩu thủy sản sang Hàn Quốc tăng
Tính chung 10 tháng năm 2023, nhập khẩu thủy sản của Hàn Quốc đạt 1,09 triệu tấn, trị giá 4,873 tỷ USD, giảm 17,6% về lượng và giảm 8,7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022.
Kinh tế tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn khiến nhu cầu nhập khẩu thủy sản của Hàn Quốc chưa có dấu hiệu phục hồi.
Trung Quốc, Nga và Việt Nam là 3 thị trường cung cấp thủy sản lớn nhất cho Hàn Quốc trong tháng 10 và 10 tháng đầu năm 2023.
Tháng 10/2023, trong 3 thị trường cung cấp thuỷ sản lớn nhất cho Hàn Quốc, Việt Nam là thị trường duy nhất có lượng và trị giá tăng.
Theo đó, tháng 10/2023, nhập khẩu thủy sản của Hàn Quốc từ Việt Nam đạt 15,26 nghìn tấn, trị giá 77,07 triệu USD, tăng 10,2% về lượng và tăng 6,0% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022.
Tính chung 10 tháng đầu năm 2023, nhập khẩu thủy sản của Hàn Quốc từ Việt Nam đạt 121,7 nghìn tấn, trị giá 652,99 triệu USD, giảm 7,7% về lượng và giảm 13,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022.
Thị phần thủy sản của Việt Nam tính theo trị giá trong tổng nhập khẩu của Hàn Quốc 10 tháng đầu năm 2023 giảm xuống còn 13,4% từ mức 14,1% của 10 tháng đầu năm 2022.
Dự báo, nhu cầu nhập khẩu thủy sản của Hàn Quốc những tháng cuối năm 2023 và tháng 1/2024 sẽ dần phục hồi khi nhu cầu tiêu dùng cho các kỳ nghỉ lễ đón năm mới tăng lên.
 
 

Nguồn: Báo Công Thương

Còn lại: 1000 ký tự
Kiên Giang: Xử phạt 140 triệu đồng kinh doanh trưng bày bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu.

(CHG) Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang ký Quyết định xử phạt với số tiền 140 triệu đồng đối với doanh nghiệp có hành vi vi phạm về trưng bày để bán trang sức có gắn nhãn hiệu giả mạo nhãn hiệu.

Xem chi tiết
Đồng Tháp: Xử phạt 80 triệu đồng kinh doanh vàng không gắn tên doanh nghiệp tại trụ sở chính

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Đồng Tháp thực hiện kiểm tra về kinh doanh mua bán vàng trang sức, phát hiện tại 02 doanh nghiệp không gắn tên doanh nghiệp tại trụ sở chính, xử phạt với số tiền 80 triệu đồng.

Xem chi tiết
Trà Vinh: Xử phạt hơn 70 triệu đồng kinh doanh buôn bán vàng trang sức không công bố tiêu chuẩn theo quy định.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Trà Vinh thực hiện kiểm tra, phát hiện doanh nghiệp buôn bán vàng trang sức, không công bố tiêu chuẩn áp dụng theo quy định, không thể hiện đầy đủ trên biển hiệu tên cơ sở sản xuất kinh doanh theo đúng giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, xử phạt với số tiền hơn 70 triệu đồng.

Xem chi tiết
Tiền Giang: Xử phạt gần 95 triệu đồng vi phạm kinh doanh phân bón giả.

(CHG) Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính tổng số tiền gần 95 triệu đồng, với các hành vi vi phạm là không niêm yết giá, buôn bán phân bón giả về giá trị sử dụng, công dụng và có chất lượng không phù hợp quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.

Xem chi tiết
Quảng Trị: Xử phạt và tịch thu 5 tấn đường cát trắng nhập lậu

(CHG) Ngày 02/5/2024, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với hộ kinh doanh có hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu, với số tiền 70 triệu đồng.

Xem chi tiết
2
2
2
3