3 xu hướng nổi bật tác động đến thị trường tiêu dùng Việt Nam


(CHG) Người tiêu dùng Việt Nam đang cân bằng lại các ưu tiên mua sắm, đánh đổi các thuộc tính về giá cả để có những cân nhắc phù hợp hơn về chất lượng, hương vị và sự đa dạng của sản phẩm, từ đó gợi ý một số giải pháp khả thi về mặt thương mại giúp các công ty tiêu dùng có thể tăng doanh số bán hàng và lợi nhuận.
2.png

Niềm tin của người tiêu dùng đang phục hồi 

Theo khảo sát “Người tiêu dùng Việt Nam - Phục hồi, tái cân bằng và đổi mới” của Deloitte, 56% số người trả lời khảo sát cảm thấy lạc quan đối với triển vọng kinh tế ngắn hạn (trong 12 tháng tới) và 77% đưa ra quan điểm lạc quan về triển vọng kinh tế trung hạn (1-3 năm tiếp theo). 

Đáng chú ý, mức độ lạc quan cao này tỷ lệ thuận với mức độ tham gia vào các hoạt động kinh tế chính như đi làm và mua sắm tại cửa hàng. Đây được xem là kết quả của cảm giác an toàn cao khi gần như toàn bộ dân số đã được tiêm vắc-xin và sẵn sàng chuyển dịch sau dư chấn của đại dịch.

1(2).png

Tuy nhiên, “thận trọng” vẫn là từ khóa chính khi 82% người trả lời khảo sát mong đợi mức thu nhập hộ gia đình hằng tháng của họ tăng lên trong khi 12% còn lại có ý định tăng mức chi tiêu hiện tại và 96% trong số họ dự định tăng hoặc duy trì mức tiết kiệm của mình.

Về thói quen chi tiêu, Khảo sát đã cho thấy sự phân bổ lại chi tiêu hằng tháng của người dân khi chuyển từ nhu cầu thiết yếu (trong giai đoạn bị ảnh hưởng bởi đại dịch) sang các danh mục sản phẩm tùy thích như hàng tiêu dùng giải trí và sản phẩm định hình phong cách sống. 

Lý do quan trọng cho điều này đến từ việc giảm mua sắm tích trữ trong thời kỳ cao điểm đại dịch và chuỗi cung ứng bị gián đoạn dẫn đến hết hàng nhu yếu phẩm. Khi nguồn cung của các nhu yếu phẩm đã ổn định, người tiêu dùng sẽ giảm nhu cầu mua nhu yếu phẩm với số lượng lớn.

3.png

Mặc dù vậy, vẫn có 34% số người trả lời khảo sát có ý định tăng mức chi tiêu cho các nhu cầu thiết yếu nhưng theo hướng sẵn sàng trả nhiều tiền hơn cho các sản phẩm chất lượng tốt hoặc cao cấp hơn thay vì để tích trữ. Điều này cho thấy sự thay đổi trong tâm lý người tiêu dùng từ số lượng sang chất lượng. 

Bên cạnh đó, ý định tăng chi tiêu cho các sản phẩm định hình phong cách sống như thể dục thể thao, mỹ phẩm và chăm sóc sắc đẹp cũng là một dấu hiệu khác cho thấy ngành tiêu dùng Việt Nam đang nhanh chóng phục hồi sau đại dịch. 

Đáng chú ý, 67% người khảo sát rất sẵn lòng trả nhiều tiền hơn cho các sản phẩm chất lượng tốt hơn hoặc cao cấp hơn trong danh mục sản phẩm định hình phong cách sống. 

Tái cân bằng các ưu tiên của người tiêu dùng

Nghiên cứu của Deloitte đã chỉ ra rằng, việc cân nhắc về giá cả vẫn đóng vai trò quan trọng nhưng nó đã xếp sau các thuộc tính khác của sản phẩm. Điều này cho thấy người tiêu dùng Việt Nam đang cân bằng lại ưu tiên của họ và đánh đổi các thuộc tính về giá cả để có những cân nhắc phù hợp hơn, chẳng hạn như chất lượng, hương vị và sự đa dạng của sản phẩm. 

4.png

Cân nhắc về chất lượng chiếm ưu thế đối với nhóm sản phẩm thuộc danh mục thực phẩm, đồ uống (không cồn) và bánh kẹo. Tuy nhiên, những cân nhắc này dường như ít nổi bật hơn đối với các sản phẩm đồ uống có cồn và thuốc lá. Điều này không có nghĩa yếu tố giá cả không quan trọng. Nhìn chung, giá cả vẫn nằm trong ba yếu tố hàng đầu thúc đẩy hành vi mua hàng và hai yếu tố hàng đầu thúc đẩy kênh mua (xếp sau sự đa dạng của sản phẩm).

Khác với nhóm thực phẩm và đồ uống, các yếu tố thúc đẩy mua hàng đối với nhóm sản phẩm không ăn được lại có phần đa dạng hơn. Chẳng hạn, với nhóm giáo dục, yếu tố chất lượng và thương hiệu chiếm ưu thế, nhóm giao thông vận tải, nhà ở và chăm sóc sức khỏe lại đề cao 2 yếu tố chất lượng và an toàn. Còn với danh mục đồ điện tử, chất lượng, giá cả và công nghệ là 3 yếu tố hàng đầu thúc đẩy hành vi mua hàng.

5.png

Không chỉ vậy, kích thước đóng gói trung bình cũng được ưu chuộng trong tất cả các danh mục sản phẩm vì nó được coi là “dễ mang theo” và giá cả phải chăng. Với thực phẩm, người tiêu dùng ưu tiên các gói đồ nhiều món hơn để tiết kiệm chi phí và phục vụ cho nhu cầu của cả gia đình. 

Hơn nữa, do tính chất dễ hỏng của các sản phẩm này, các thương hiệu cũng thường kết hợp nhiều ѕản phẩm lại với nhau và bán chúng theo các gói khuyến mại để thu hút người tiêu dùng mua nhiều gói. Ngược lại, trong danh mục sản phẩm vệ sinh cá nhân và mỹ phẩm, 93% người tiêu dùng ưa thích các gói đơn lẻ.

Ngành bán lẻ tích cực đổi mới 

Kết quả khảo sát tại 4 thành phố Hà Nội, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh và Cần Thơ cho thấy, các kênh bán hàng hiện đại đang chiếm ưu thế trong sở thích của người tiêu dùng. Đây là một sự thay đổi đáng kể so với việc phần lớn người tiêu dùng ưa thích các kênh bán hàng truyền thống theo khảo sát 4 năm trước. Mặc dù các kênh thương mại điện tử vẫn đi sau so với kênh bán hàng hiện đại và kênh bán hàng truyền thống nhưng đã có một số dấu hiệu tăng trưởng rõ rệt trong vòng hai năm qua.

       Theo ước tính của OpenGov Asia, thị trường thương mại điện tử của Việt Nam dự kiến sẽ tăng gấp ba lần, từ 13 tỷ USD vào năm 2021 lên 39 tỷ USD vào năm 2025.

Xét về thứ tự ưu tiên đối với kênh mua hàng theo danh mục sản phẩm, kênh bán hàng hiện đại được ưa chuộng rộng rãi trong các danh mục sản phẩm không ăn được. Còn các kênh thương mại điện tử tạo được sự thu hút trong danh mục mỹ phẩm và chăm sóc sắc đẹp.

Đối với các sản phẩm ăn được, kênh thương mại truyền thống tiếp tục được đa số người trả lời khảo sát ưa thích với lý do kênh này gần khu dân cư, cho phép người tiêu dùng thuận tiện ghé qua trên đường về nhà, hoặc mua sắm hàng tạp hóa mà không cần phải đi xa. Tuy nhiên, sự đa dạng của sản phẩm, giá cả cạnh tranh và tiện lợi sẽ là những động lực chính thúc đẩy kênh bán hàng hiện đại cho các danh mục sản phẩm ăn được.

6.png

Trong số các kênh mua hàng trực tuyến khác nhau, các sàn thương mại điện tử và nền tảng truyền thông mạng xã hội nổi lên như những kênh phổ biến nhất, với 68% và 54% người trả lời khảo sát chỉ ra rằng họ đã thực hiện ít nhất một giao dịch mua thông qua các kênh này. Sự tăng trưởng này không chỉ được thúc đẩy bởi sự thay đổi trong hành vi mua hàng do đại dịch mà còn do các hoạt động khuyến mại lớn nhằm tăng số lượng người dùng và tổng giá trị hàng bán để mở rộng thị phần.

Bên cạnh đó, các kênh kỹ thuật số gia tăng cũng ảnh hưởng đến quyết định mua hàng do sự tương tác hai chiều được đẩy mạnh cho phép các thương hiệu vừa giao tiếp với người tiêu dùng vừa nhận được phản hồi từ họ. Xu hướng này được thể hiện rõ nhất trong các danh mục mỹ phẩm chăm sóc sắc đẹp, vệ sinh cá nhân, thể thao, giải trí, thiết bị gia dụng. 

Hơn nữa, với việc sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) và các công cụ học máy (Machine Learning), các kênh truyền thông xã hội và kỹ thuật số cũng cho phép các thương hiệu tùy chỉnh nội dung cho người tiêu dùng của họ dựa trên hành vi duyệt web và mua hàng trước đây. Chính vì vậy, doanh nghiệp không chỉ nâng cao tỷ lệ chuyển đổi trong việc bán hàng mà còn nâng cao trải nghiệm tổng thể của khách hàng với nội dung quảng cáo phù hợp hơn./.

Nguồn: BÁO KIỂM TOÁN

Còn lại: 1000 ký tự
Khắc phục "khoảng trống" pháp lý trong xử lý tội sản xuất, buôn bán hàng giả

(CHG) TS. Nguyễn Thanh Mai, Trưởng bộ môn Kỹ năng tham gia giải quyết vụ án hình sự, Học viện Tư pháp, đã có những phân tích sâu sắc về hành vi khách quan của tội sản xuất, buôn bán hàng giả, cũng như những “vùng trống” pháp lý còn tồn tại trong Bộ luật Hình sự hiện hành.

Xem chi tiết
Tạp chí Điện tử Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại tổ chức buổi gặp mặt nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam

(CHG) Ngày 21/6/2025, tại Hà Nội, Tạp chí điện tử Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại (CHG) đã tổ chức buổi gặp mặt thân mật nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam. Đây là dịp để tri ân, ôn lại truyền thống vẻ vang của nền báo chí cách mạng, đồng thời khẳng định vai trò, sứ mệnh và trách nhiệm xã hội của Tạp chí trong công cuộc phòng, chống hàng giả, gian lận thương mại và buôn lậu trong thời kỳ mới.

Xem chi tiết
100 năm Báo chí cách mạng Việt Nam, từ ngọn đèn nhỏ đến ngọn lửa thời đại

(CHG) Ngày 21/6/1925, tờ báo Thanh Niên do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc sáng lập đã chính thức ra đời, đánh dấu sự khai sinh của nền báo chí cách mạng Việt Nam. Từ đó đến nay, 100 năm đã trôi qua, một thế kỷ của bản lĩnh, dấn thân, sáng tạo và đồng hành cùng dân tộc. Nhìn lại chặng đường vẻ vang ấy, chúng ta không chỉ tri ân những người làm báo qua các thời kỳ mà còn thấy rõ vai trò của báo chí trong việc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và chấn hưng đất nước trong thời kỳ mới.

Xem chi tiết
Báo chí cách mạng, ngòi bút kiên cường trên mặt trận chống hàng giả, gian lận thương mại

(CHG) Năm 2025 đánh dấu một cột mốc lịch sử đặc biệt: tròn 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam. Trên hành trình một thế kỷ đồng hành cùng sự nghiệp cách mạng, phát triển và bảo vệ Tổ quốc, báo chí cách mạng Việt Nam không chỉ là “vũ khí tư tưởng” sắc bén, mà còn là tuyến đầu trong nhiều cuộc đấu tranh không tiếng súng. Đặc biệt, trong bối cảnh hàng giả, hàng nhái, gian lận thương mại và buôn lậu ngày càng tinh vi, báo chí tiếp tục phát huy vai trò tiên phong, trở thành cánh tay nối dài của các lực lượng chức năng, cùng xã hội xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh, bảo vệ quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng.

Xem chi tiết
“Tiền phạt như một phần chi phí kinh doanh”, báo động về tư duy làm ăn phi pháp

(CHG) Tại buổi họp báo về tình hình kinh tế, xã hội TP HCM chiều 5/6/2025, câu phát biểu ngắn gọn nhưng đầy trăn trở của ông Nguyễn Quang Huy, Chi cục phó Quản lý thị trường TP HCM đã gây chú ý mạnh mẽ trong dư luận: “Nhiều tiểu thương coi tiền phạt như một phần chi phí kinh doanh”.

Xem chi tiết
2
2
2
3