Bến Tre: Hội thảo - Tập huấn thương mại điện tử và xây dựng thương hiệu sản phẩm cho phụ nữ và thanh niên


(CHG) - Thương mại điện tử (e-comm) đang trở thành xu thế tất yếu trong mọi hoạt động của nhiều doanh nghiệp, nhất là đối với các doanh nghiệp kinh doanh. Nắm bắt nhu cầu đó, Hội Liên Hiệp Phụ nữ tỉnh Bến Tre đã phối hợp với các Sở - Ngành tổ chức Hội thảo - Tập huấn “Thương mại điện tử và xây dựng thương hiệu quảng bá sản phẩm cho nữ và thanh niên”, vào ngày 26/9 vừa qua.
Đây là chương trình do Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) tỉnh Bến Tre, Quỹ Hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế (HTPNPTKT), Ban quản lý Dự án Phát triển chuỗi giá trị nông nghiệp thông minh thích ứng biến đổi khí hậu(Dự án CSAT) phối hợp cùng Viện Nghiên cứu Thị trường - Truyền thông Quốc tế (IMRIC) và Tạp chí Doanh nghiệp và Trang trại Việt Nam tổ chức
Cùng tham dự Hội thảo có Bà Nguyễn Thị Kim Thoa – Tỉnh uỷ viên – Chủ tịch Hội LHPN tỉnh, bà Đặng Thị Tuyết Hạnh – Uỷ viên BTV – Trưởng ban GĐXH – KT, bà Trần Diễm Thuý – Trưởng phòng quản lý chiến lược Dự án CSAT Bến Tre, bà Hồ Bích Hạnh – TV HĐQL – Giám đốc Quỹ HTPNPTKT, bà Bùi Thị Thuỳ Duy – Phó Giám đốc Quỹ HTPNPTKT, bà Bùi Thị Trúc Linh – Phó Giám đốc Quỹ HTPNPTKT cùng với đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành liên quan và các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh, hội viên Hội LHPN trên địa bàn tỉnh.
Bà Thao
Bà Nguyễn Thị Kim Thoa – Chủ tịch Hội LHPN tỉnh phát biểu khai mạc Hội thảo (Ảnh: Hải Uyên)
Khai mạc Hội thảo, bà Nguyễn Thị Kim Thoa – Tỉnh uỷ viên, Chủ tịch Hội LHPN tỉnh cho biết, những năm gần đây TMĐT đã đón vai trò rất lớn trong việc phát triển kinh tế, nhất là trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nhận thức được tầm quan trọng của TMĐT, Chính phủ Việt Nam đã rất quan tâm bằng việc ban hành nhiều bộ luật, chính sách về TMĐT, xây dựng khuôn khổ pháp lý và tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của TMĐT bền vững. 
Riêng tỉnh Bến Tre, hiện cũng có nhiều doanh nghiệp, Hội nông dân, nhà vườn .. là thành viên của Hội LHPN tỉnh với nhu cầu tiếp cận sàn TMĐT là cần thiết. Nắm bắt nhu cầu đó, Hội thảo hôm nay tôi tin chắc sẽ trang bị cho hội viên phụ nữ, thanh niên được trang bị kiến thức cơ bản về Thương mại điện tử phổ biến như Lazada, Shoppee, Tiki, Tiktok shop, Facebook… và các chiến lược xây dựng thương hiệu quảng bá sản phẩm, phát triển chuỗi giá trị tại địa phương
Bà Nguyễn Thị Kim Thoa cũng yêu cầu, các doanh nghiệp, nông hộ, hội viên, thanh niên trên địa bàn tỉnh bên cạnh việc nâng cao hiểu biết về việc kinh doanh bằng phương thức TMĐT, thì cũng phải mạnh dạn nêu lên những khó khăn trong quá trình triển khai. Từ đó, giúp cơ quan quản giúp các cơ quan quản lý hiểu rõ hơn những thách thức mà hội viên đang gặp phải để có những chính sách xây dựng, hỗ trợ cụ thể giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn, để bứt phá và tạo tiền đề cho việc ứng dụng TMĐT vào kinh doanh hiệu quả và bền vững.
HThao
Hội thảo cũng là cơ hội để giới thiệu, quảng bá các sản phẩm truyền thống đạt chuẩn OCOP của tỉnh (Ảnh: Hải Uyên)
Tại Hội thảo, Ts.Hồ Minh Sơn - Viện trưởng viện IMRIC, Phó TBT Tạp chí Doanh nghiệp và Trang trại Việt Nam cũng cho rằng, cuộc CMCN 4.0 và sự phát triển mạnh mẽ của Internet, các nền tảng số đã mở ra cơ hội lớn cho cộng đồng Doanh nghiệp. biệt, trong hình thức kinh doanh online, thì nữ giới và thanh niên là đội ngũ lao động rất lớn. Tuy nhiên, những hạn chế trong việc sử dụng CNTT vào hoạt động kinh doanh chưa hoàn toàn được nắm bắt, cũng là điểm bất lợi rất lớn trong hoạt động kinh doanh TMĐT.
Do đó để ứng dụng TMĐT vào kinh doanh, thì song song với việc tăng cường đầu tư các thiết bị cần thiết bị có thể truy cập ứng dụng internet. Thì công tác xây dựng chính sách, chiến lược kinh doanh cụ thể và đa dạng về hình thức bán hàng, phương thức thanh toán, chính sách chăm sóc khách hàng, quảng bá sản phẩm... cũng là những hoạt động cần thiết để đưa sản phẩm lên các nền tảng giao dịch TMĐT. Có như thế thì hoạt động kinh doanh theo phương thức TMĐT đạt mục tiêu và hiệu quả.
Ngoài ra, trong khuôn khổ 1 ngày của Hội nghị, ThS. Huỳnh Tấn Cảnh – Chuyên viên cao cấp công nghệ thông tin của Viện IMRIC cũng đã phổ cập các kiến thức về: Thương mại điện tử cho sản phẩm OCOP; Xu hướng thương mại điện tử, xác định Unique Selling Poin (Điểm bán hàng khác biệt), xây dựng hệ thống bán hàng liên kết (Affiliate), xây dựng lời chào bán hàng hấp dẫn, Tạo trang bán hàng trên các sàn TMĐT (Lazada, Shoppee, Tiki, Tik Tok Shop, FaceBook…).
Ngoài ra, các đại biểu cũng được hướng dẫn và tham gia thực hành về cách thiết kế tờ rơi, banner, card visit, video chuyên nghiệp; viết nội dung và cách đặt tiêu đề cho bài viết; ứng dụng AI để làm nội dung...
Hội nghị không chỉ mang lại những kiến thức thực tiễn và công cụ hỗ trợ hữu ích, mà còn mở ra cơ hội kết nối, hợp tác giữa các doanh nghiệp và đơn vị trên địa bàn. Đồng thời, hướng đến việc quảng bá các sản phẩm truyền thống và các sản phẩm đạt chuẩn OCOP của Bến Tre, góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững của địa phương.
Trong hoạt động thương mại, việc ứng dụng công nghệ thông tin cho các giao dịch đã làm nảy sinh một hình thức kinh doanh mới, đó là thương mại điện tử (TMĐT). Tuy mới ra đời không lâu, nhưng TMĐT đã trở thành một xu thế phát triển trên thế giới và làm biến đổi sâu sắc các phương thức kinh doanh.
Riêng tại Việt Nam, thống kê cho thấy, năm 2023, quy mô thị trường TMĐT bán lẻ tăng thêm khoảng 4 tỷ USD (tăng 25%) so với năm 2022, đạt 20,5 tỷ USD. Kết quả này cho thấy, TMĐT ngày càng khẳng định là cấu phần quan trọng của nền kinh tế số tại Việt Nam. Dự kiến đến năm 2025, quy mô thị trường thương mại điện tử bán lẻ đạt 35 tỷ USD, chiếm 10% tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng cả nước.
Còn lại: 1000 ký tự
Mô hình nghiên cứu ảnh hưởng của dân trí tài chính số tới quyết định sử dụng các dịch vụ tài chính số của GenZ tại Việt Nam

Mô hình nghiên cứu ảnh hưởng của dân trí tài chính số tới quyết định sử dụng các dịch vụ tài chính số của GenZ tại Việt Nam do Nguyễn Quỳnh Anh - Nguyễn Huyền Anh (Trường Đại học Điện lực) thực hiện

Xem chi tiết
Nghiên cứu phỏng vấn sự khác nhau về tâm lý khách hàng đối với ý định chuyển đổi sang mua online theo nhóm hàng

Nghiên cứu phỏng vấn sự khác nhau về tâm lý khách hàng đối với ý định chuyển đổi sang mua online theo nhóm hàng do TS. Phan Duy Hùng* (Trường Đại học Điện lực) thực hiện

Xem chi tiết
Khó khăn và thách thức khi áp dụng giá trị hợp lý trong công tác kế toán của các doanh nghiệp Việt Nam

Đề tài Khó khăn và thách thức khi áp dụng giá trị hợp lý trong công tác kế toán của các doanh nghiệp Việt Nam do ThS. Đỗ Ngọc Phương Anh (Khoa Kế toán – Kiểm toán, Học viện Chính sách và Phát triển) thực hiện.

Xem chi tiết
Thực trạng tăng trưởng xanh của các doanh nghiệp công nghiệp tại Hà Nội

Đề tài Thực trạng tăng trưởng xanh của các doanh nghiệp công nghiệp tại Hà Nội do Phạm Mai Chi 1- Nguyễn Quang Chương1 (1Viện Kinh tế và Quản lý - Trường Đại học Bách khoa Hà Nội ) thực hiện.

Xem chi tiết
Kinh nghiệm về tổ chức bộ máy ngành Hải quan của một số quốc gia

Bài báo nghiên cứu "Kinh nghiệm về tổ chức bộ máy ngành Hải quan của một số quốc gia" do ThS. Nguyễn Trà My (Trường Đại học Sunderland London Campus, Vương quốc Anh) thực hiện.

Xem chi tiết
2
2
2
3