Hải Phòng: Hội nghị tập huấn về ghi nhãn hàng hóa và xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ


(CHG) Nhằm tập huấn, tuyên truyền và phổ biến chính sách pháp luật cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng hóa, Cục Hải quan Hải Phòng đã tổ chức Hội nghị tập huấn về Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), ghi nhãn hàng hóa, sở hữu trí tuệ.
Tham dự hội nghị có 150 cán bộ công chức các đơn vị thuộc, trực thuộc Cục Hải quan Hải Phòng và khoảng 300 đại biểu đại diện cộng đồng doanh nghiệp.
Tại hội nghị, Phó Cục trưởng Cục Hải quan Hải Phòng Trần  Mạnh Hùng nhấn mạnh đến nay, Việt Nam đã tham gia 15 hiệp định thương mại tự do như ATIGA, ACFTA, AKFTA… Đặc biệt, khi Hiệp định RCEP – thỏa thuận thương mại tự do lớn nhất thế giới có hiệu lực, đã giúp kết nối ASEAN nói chung và Việt Nam nói riêng và các nền kinh tế lớn trên thế giới như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Australia và New Zealand.  
Hội nghị tập huấn về ghi nhãn hàng hóa và xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ được Cục Hải quan Hải Phòng tổ chức.

Việc Hiệp định RCEP có hiệu lực sẽ góp phần đa phương hóa các hiệp định thương mại tự do mà ASEAN đã ký với từng nước đối tác trước đây, hài hòa các cam kết, quy định trong các hiệp định này, tối đa hóa các lợi ích kinh tế, đặc biệt là quy tắc xuất xứ và tạo thuận lợi cho thương mại, góp phần củng cố các chuỗi cung ứng khu vực và phục hồi kinh tế sau đại dịch Covid-19.
Trong tiến trình hội nhập kinh tế thế giới ngày càng sâu rộng, Việt Nam đã là thành viên của các điều ước quốc tế mang tính cốt lõi của hệ thống sở hữu trí tuệ thế giới như: Công ước Paris về bảo hộ sở hữu công nghiệp, Công ước Berne về bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật…; các điều ước quốc tế về thuận lợi hóa thủ tục đăng ký quốc tế quyền sở hữu trí tuệ như: Hiệp ước Hợp tác sáng chế (Hiệp ước PTC); Thỏa ước và Nghị định thư Madrid về đăng ký quốc tế nhãn hiệu và hệ thống La Hay về đăng ký quốc tế kiểu dáng công nghiệp.
Qua hội nghị lần này, sẽ tiếp tục triển khai các giải pháp đưa mối quan hệ đối tác giữa hải quan và cộng đồng doanh nghiệp chuyển từ đối tác quản lý sang đối tác dựa trên nguyên tắc minh bạch, công khai, tuân thủ pháp luật, lắng nghe, thấu hiểu, chia sẻ, hợp tác và đồng hành.
Hội nghị tập huấn được tổ chức nhằm tập huấn, tuyên truyền và phổ biến chính sách pháp luật cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng hóa về Hiệp định RCEP, các văn bản hướng dẫn, thi hành; các quy định về ghi nhãn hàng hóa, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Qua đó, giúp doanh nghiệp hiểu và nâng cao năng lực tuân thủ, hạn chế lỗi, sai sót mắc phải khi thực hiện thủ tục hải quan. Đồng thời, tạo thuận lợi hơn nữa trong hoạt động xuất nhập khẩu giảm thời gian thông quan và hiện thực hóa cam két đồng hành cùng doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, lãnh đạo Cục Hải quan Hải Phòng yêu cầu cán bộ công chức của đơn vị nêu cao tinh thần trách nhiệm, tuân thủ nghiêm túc nội quy lớp học để tiếp thu đầy đủ kiến thức theo các chuyên đề được các giảng viên trình bày; tich chực trao đổi, đưa ra những khó khăn vướng mắc trong thực tế công tác để cùng giảng viên thảo luận, giải đáp vướng mắc và kiến nghị Tổng cục Hải quan bổ sung vào quy trình hướng dẫn sau này.
Còn lại: 1000 ký tự
Khắc phục "khoảng trống" pháp lý trong xử lý tội sản xuất, buôn bán hàng giả

(CHG) TS. Nguyễn Thanh Mai, Trưởng bộ môn Kỹ năng tham gia giải quyết vụ án hình sự, Học viện Tư pháp, đã có những phân tích sâu sắc về hành vi khách quan của tội sản xuất, buôn bán hàng giả, cũng như những “vùng trống” pháp lý còn tồn tại trong Bộ luật Hình sự hiện hành.

Xem chi tiết
Tạp chí Điện tử Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại tổ chức buổi gặp mặt nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam

(CHG) Ngày 21/6/2025, tại Hà Nội, Tạp chí điện tử Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại (CHG) đã tổ chức buổi gặp mặt thân mật nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam. Đây là dịp để tri ân, ôn lại truyền thống vẻ vang của nền báo chí cách mạng, đồng thời khẳng định vai trò, sứ mệnh và trách nhiệm xã hội của Tạp chí trong công cuộc phòng, chống hàng giả, gian lận thương mại và buôn lậu trong thời kỳ mới.

Xem chi tiết
100 năm Báo chí cách mạng Việt Nam, từ ngọn đèn nhỏ đến ngọn lửa thời đại

(CHG) Ngày 21/6/1925, tờ báo Thanh Niên do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc sáng lập đã chính thức ra đời, đánh dấu sự khai sinh của nền báo chí cách mạng Việt Nam. Từ đó đến nay, 100 năm đã trôi qua, một thế kỷ của bản lĩnh, dấn thân, sáng tạo và đồng hành cùng dân tộc. Nhìn lại chặng đường vẻ vang ấy, chúng ta không chỉ tri ân những người làm báo qua các thời kỳ mà còn thấy rõ vai trò của báo chí trong việc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và chấn hưng đất nước trong thời kỳ mới.

Xem chi tiết
Báo chí cách mạng, ngòi bút kiên cường trên mặt trận chống hàng giả, gian lận thương mại

(CHG) Năm 2025 đánh dấu một cột mốc lịch sử đặc biệt: tròn 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam. Trên hành trình một thế kỷ đồng hành cùng sự nghiệp cách mạng, phát triển và bảo vệ Tổ quốc, báo chí cách mạng Việt Nam không chỉ là “vũ khí tư tưởng” sắc bén, mà còn là tuyến đầu trong nhiều cuộc đấu tranh không tiếng súng. Đặc biệt, trong bối cảnh hàng giả, hàng nhái, gian lận thương mại và buôn lậu ngày càng tinh vi, báo chí tiếp tục phát huy vai trò tiên phong, trở thành cánh tay nối dài của các lực lượng chức năng, cùng xã hội xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh, bảo vệ quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng.

Xem chi tiết
“Tiền phạt như một phần chi phí kinh doanh”, báo động về tư duy làm ăn phi pháp

(CHG) Tại buổi họp báo về tình hình kinh tế, xã hội TP HCM chiều 5/6/2025, câu phát biểu ngắn gọn nhưng đầy trăn trở của ông Nguyễn Quang Huy, Chi cục phó Quản lý thị trường TP HCM đã gây chú ý mạnh mẽ trong dư luận: “Nhiều tiểu thương coi tiền phạt như một phần chi phí kinh doanh”.

Xem chi tiết
2
2
2
3