Kỳ 4: Bảo vệ thương hiệu – nâng tầm hàng Việt


(CHG)Thương mại điện tử xuyên biên giới đã và đang thúc đẩy giao thương hàng hóa, đưa những sản phẩm chất lượng cao của Việt Nam tới thị trường quốc tế thuận lợi và hiệu quả. Tuy nhiên, đây cũng là thách thức đòi hỏi doanh nghiệp Việt cần bảo vệ thương hiệu bằng sự nỗ lực chống hàng giả, hàng nhái bảo vệ người tiêu dùng.

 

Hình ảnh "Gian hàng Quốc gia Việt Nam" trên sàn thương mại điện tử JD.com.
Bảo vệ thương hiệu Việt
Mặc dù gặp những ảnh hưởng tiêu cực trong năm 2020 do đại dịch Covid -19, thương mại điện tử Việt Nam vẫn có bước tăng tốc mạnh mẽ, trở thành một trong những thị trường thương mại điện tử tăng trưởng nhanh nhất trong khu vực Đông Nam Á.
Theo tính toán của các tập đoàn lớn thế giới như Google, Temasek... nhiều khả năng quy mô của nền kinh tế số Việt Nam sẽ vượt ngưỡng 52 tỷ USD và giữ vị trí thứ 3 trong khu vực ASEAN vào năm 2025.
Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19, thị trường thương mại điện tử càng trở nên sôi động hơn và việc ứng dụng công nghệ số, xây dựng kênh phân phối mới đang trở thành một phương án hữu hiệu cho các doanh nghiệp Việt Nam vượt qua khó khăn mang đến cơ hội mới từ nhu cầu mới phát sinh của thị trường.
Thói quen mua hàng của người tiêu dùng Việt Nam tại thị trường nội địa, cũng dần dịch chuyển từ mua hàng truyền thống sang hình thức mua hàng trực tuyến thông qua phương tiện điện tử. Kết quả điều tra, khảo sát của Bộ Công thương cho thấy, tính đến năm 2020, Việt Nam có 49,3 triệu người tham gia mua sắm trực tuyến (năm 2016 chỉ ghi nhận 32,7 triệu người).
Đồng thời với đó, thương mại điện tử giúp người tiêu dùng thông qua internet để mua sắm tại các thị trường quốc tế, đã đưa họ trở thành “người tiêu dùng toàn cầu”. Thông qua đó, giúp cho các cá nhân, doanh nghiệp dễ dàng hơn khi giới thiệu và giao sản phẩm của mình đến tận tay khách hàng quốc tế.
Việc tham gia vào hệ thống xuất khẩu, nhập khẩu trực tuyến, các kênh thương mại điện tử xuyên biên giới sẽ tạo cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam giao lưu, cọ sát thực tế để hoàn thiện sản phẩm của mình, nâng cao năng lực doanh nghiệp, giá trị chất lượng hàng hóa xuất xứ từ Việt Nam, đưa thương hiệu hàng Việt đến tay người tiêu dùng tại nhiều thị trường trên thế giới.
Thương mại điện tử xuyên biên giới ở Việt Nam đối với doanh nghiệp xuất khẩu còn khá mới mẻ với nhiều quy trình, quy định phức tạp về mặt pháp lý, thủ tục và tài chính của nước xuất khẩu, nhập khẩu và các nền tảng thương mại điện tử quốc tế. Doanh nghiệp làm thương mại điện tử xuyên biên giới cần được trang bị kỹ năng đầy đủ về thương mại quốc tế, hiểu biết về thị trường, đảm bảo sản phẩm chất lượng cao đáp ứng nhu cầu thị trường cũng như kỹ năng thương mại điện tử của nước sở tại.
Nhận thấy tiềm năng của kênh thương mại điện tử xuyên biên giới, ngay trong vụ vải thiều Bắc Giang năm 2022, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công thương đã hợp tác với Tổng công ty Bưu chính Vietel (Vietel Post) và sàn thương mại điện tử Voso, xuất khẩu thí điểm thành công vải thiều Bắc Giang sang thị trường Châu Âu, theo phương thức thương mại điện tử xuyên biên giới trên nền tảng thương mại điện tử của Việt Nam – Voso Global. 
Có thể coi đây là bước đi đáng ghi nhận đối với ngành thương mại điện tử Việt Nam, trong việc đưa các sản phẩm nông sản tươi chất lượng cao ra thị trường nước ngoài, là nơi có nhiều tiêu chuẩn khắt khe như châu Âu qua thương mại điện tử xuyên biên giới.
Phát huy kết quả tích cực đó, tiếp tục triển khai chương trình hỗ trợ doanh nghiệp trong nước đẩy mạnh xuất khẩu ra thị trường nước ngoài, qua thương mại điện tử xuyên biên giới theo chủ trương chỉ đạo của Chính Phủ, trong khuôn khổ chương trình hợp tác cấp Chính phủ về thương mại điện tử giữa Bộ Công thương Việt Nam và Bộ Thương mại Trung Quốc, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số chủ trì phối hợp với các đối tác lớn trong và ngoài nước, như:  Sàn thương mại điện tử JD.com của Trung Quốc, Vinanutrifood, Tổng công ty bưu chính Vietel (Vietel Post), VP Bank, Visa... tổ chức xây dựng “Gian hàng Quốc gia Việt Nam” trên sàn thương mại điện tử JD.com. 
Đây sẽ là khu hàng Việt Nam trên nền tảng thương mại điện tử quốc tế đầu tiên, với các sản phẩm Việt của các doanh nghiệp Việt được phân phối trực tiếp đến tay người tiêu dùng tại thị trường nước nhập khẩu, triển khai qua phương thức thương mại điện tử xuyên biên giới.
Thông qua các kênh phân phối quy mô lớn có sự phối hợp, hỗ trợ trực tiếp từ đội ngũ của JD và các đối tác, hàng hóa doanh nghiệp Việt Nam sản xuất sẽ được phân phối qua kênh chính thức, uy tín này tại thị trường Trung Quốc. Thương hiệu của doanh nghiệp tham gia các chương trình sẽ được hỗ trợ quảng bá ngay tại thị trường nước nhập khẩu, điều mà không phải doanh nghiệp Việt Nam nào cũng có thể làm được.
Điều quan trọng hơn nữa là hoạt động này không chỉ thúc đẩy kênh bán hàng trực tuyến cho sản phẩm của doanh nghiệp, mà còn gián tiếp giúp thương hiệu và sản phẩm của doanh nghiệp tiếp cận trực tiếp với các nhà nhập khẩu lớn ở nước sở tại.
Doanh nghiệp xuất khẩu phải bảo vệ thương hiệu - nâng tầm hàng Việt.
Doanh nghiệp tự bảo vệ thương hiệu qua thương mại điện tử
Các chuyên gia kinh tế chia sẻ, với mô hình xuất khẩu truyền thống, một sản phẩm đưa đến tay người tiêu dùng cuối cùng, phải qua rất nhiều khâu, bắt đầu từ nhà sản xuất đến nhà xuất khẩu – nhà nhập khẩu – đơn vị bán sỉ, bán lẻ, cuối cùng mới đến tay khách hàng. Nhưng với thương mại điện tử, sản phẩm đến tay người tiêu dùng chỉ cần từ nhà sản xuất và qua trung gian là đơn vị cung cấp dịch vụ.
Theo thống kê, đối với thị trường Mỹ, các sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ mây tre, bèo, cói trang trí nhà cửa rất được ưa chuộng. Tất cả những sản phẩm này đều xuất phát từ các doanh nghiệp nhỏ đến rất nhỏ, từ các làng nghề Việt Nam. Bên cạnh đó, mặt hàng may mặc của Việt Nam cũng được ưa chuộng tại thị trường Mỹ.
Muốn xuất khẩu hàng hóa sang thị trường nước ngoài, các doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ thị trường, nhu cầu và thị hiếu của khách hàng. Theo đó, cần xem xét yêu cầu ngành hàng, sản phẩm, lợi thế điểm bán hàng khi lựa chọn. Ví dụ, đồ handmade, thú bông móc tay của Việt Nam đang được ưa chuộng tại thị trường nước ngoài. 
Tuy nhiên, các nhà sản xuất cần hết sức chú ý đến yếu tố an toàn thực phẩm và đặc biệt không làm nhái, làm giả sản phẩm, ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng.
Trong bối cảnh hiện nay, thương mại điện tử là xu hướng phát triển tất yếu, ngày càng tăng trưởng mạnh mẽ trên toàn thế giới và Việt Nam. Chính vì vậy, việc ngăn chặn hàng kém chất lượng, hàng giả, hàng nhái trong thương mại điện tử là một việc làm hết sức cần thiết, để bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng. Đây không còn là vấn đề của một vài cá nhân, tổ chức hay công ty mà là trách nhiệm của toàn xã hội và nhà nước. Đặc biệt là các doanh nghiệp đang muốn xuất khẩu hàng hóa, phải chống hàng giả sản phẩm ngay từ chính “sân nhà”.
Để giải quyết vấn đề chống hàng hóa nhập lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng trong không gian mạng, đòi hỏi sự vào cuộc của nhiều cơ quan, đoàn thể, hiệp hội, doanh nghiệp, các viện nghiên cứu, người tiêu dùng.
Về lâu dài, phải xây dựng nền tảng thương mại điện tử vững chắc, lựa chọn đơn vị điển hình để đẩy lùi các tổ chức có hành vi vi phạm pháp luật trên không gian mạng. Theo đó, phải xây dựng thể chế, nền tảng cơ sở pháp luật đáp ứng được nhu cầu về quản lý nhà nước trong thời gian tới đối với nền kinh tế số nói chung và thương mại điện tử nói riêng, nghĩa là phải có khung pháp lý bắt kịp thời đại 4.0.
Từ xây dựng cơ sở pháp lý đó, các Bộ, ngành liên quan mới có căn cứ để vào cuộc. Bên cạnh đó, cần tuyên truyền để không những cơ quan chức năng mà người tiêu dùng, doanh nghiệp biết được vai trò của mình ở đâu, cần làm gì, từ đó mới ngăn chặn, đẩy lùi, dần xóa bỏ các hành vi kinh doanh hàng giả, buôn lậu trên không gian mạng.
Đối với các sàn thương mại điện tử chính thống, tuy không có vấn đề gì lớn về vấn đề này, nhưng cần có cam kết của chủ sàn là không có hàng giả, hàng phải có xuất xứ hàng hóa rõ ràng, nghĩa là mình đã lựa chọn được đầu vào rồi thì đầu ra sẽ yên tâm. 
Tuy nhiên, đáng lo nhất là các livestream trên mạng xã hội facebook, zalo, tiktok thì chưa quản lý được, vì chủ tài khoản đều có kho riêng tập kết hàng hóa, không có lực lượng chức năng nào kiểm soát được. Người tiêu dùng chỉ có thể tự mình trải nghiệm và tự rút kinh nghiệm trong khi mua hàng trên các nền tảng này.
Hàng giả, hàng nhái là vấn đề rất nhức nhối của thị trường nói chung, cũng như trong thương mại điện tử nói riêng. Thực tế, các sàn điện tử cố chạy theo mục tiêu mở rộng, nhằm  thu hút được nhiều chủ gian hàng. 
Tuy nhiên, việc các sàn thương mại điện tử làm chưa chặt chẽ các khâu kiểm soát, xác minh các loại sản phẩm, hàng hóa… điều này đã và đang tạo ra tình trạng trong số các sản phẩm hàng hóa đưa lên sàn thương mại điện tử có nhiều mặt hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng… gây thiệt hại cho người tiêu dùng. Do đó, các doanh nghiệp cần phải cương quyết bảo vệ thương hiệu ngay tại thị trường trong nước, nhằm nâng tầm hàng Việt trên thị trường quốc tế thông qua sàn thương mại điện tử. 
(Còn tiếp)
Còn lại: 1000 ký tự
Nguồn vốn cho doanh nghiệp du lịch chuyển đổi số

Đề tài Nguồn vốn cho doanh nghiệp du lịch chuyển đổi số do ThS. Trần Thúy Nga (Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội) thực hiện.

Xem chi tiết
Nâng cao năng lực bảo vệ môi trường cho các doanh nghiệp ngành Công Thương khu vực Nam Trung Bộ

(CHG) Ngày 14/11, tại Đà Nẵng, Cục kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp (Bộ Công Thương) phối hợp với Hiệp hội Công nghiệp môi trường Việt Nam tổ chức Hội nghị tập huấn “Nâng cao năng lực bảo vệ môi trường cho các cơ quan, doanh nghiệp khu vực miền Trung”.

Xem chi tiết
Khu thương mại tự do - Động lực mới phát triển ngành logistics thành phố Đà Nẵng

(CHG) Ngày 14/11, Sở Công Thương phối hợp với Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam tổ chức Diễn đàn “Khu thương mại tự do Đà Nẵng - Động lực mới phát triển ngành logistics thành phố Đà Nẵng”.

Xem chi tiết
Long An: Tân Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh

(CHG) Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Long An đã có tân Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh.

Xem chi tiết
Xu hướng tiêu dùng xanh trong phát triển bền vững tại Việt Nam

Bài báo nghiên cứu "Xu hướng tiêu dùng xanh trong phát triển bền vững tại Việt Nam" do TS. Nguyễn Thị Hạnh (Khoa Kinh tế và Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Hải Phòng) thực hiện.

Xem chi tiết
2
2
2
3