Quy mô thương mại điện tử Việt Nam có thể lên đến 57 tỷ USD năm 2025


(CHG) Quy mô thị trường thương mại điện tử của Việt Nam năm 2015 khoảng 4 tỷ USD, nhưng đến năm 2025, quy mô thị trường được dự báo lên tới 49 tỷ USD, thậm chí, Google còn dự báo lên tới 57 tỷ USD.
Thông tin trên được đưa ra tại Hội thảo phát triển nền tảng thương mại điện tử, thúc đẩy phục hồi và tăng trưởng diễn ra ngày 31/10 do Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức. 
Theo CIEM, trong những năm gần đây, thương mại điện tử Việt Nam tiếp tục phát triển nhanh và dự báo có sự phát triển vững chắc. Người dân từ chỗ không quen với mô hình mua sắm trực tuyến thì nay đã trở nên quen thuộc và coi đó như một xu hướng tất yếu hiện nay.
Năm 2022, kinh tế Internet của Việt Nam được dự báo tăng trưởng đến 28%. Đây cũng là mức tăng trưởng được dự báo cao nhất khu vực Đông Nam Á. Tuy nhiên, để thương mại điện tử phát triển bền vững, vấn đề hoàn thiện chính sách vấn cần được quan tâm.
Bà Nguyễn Thị Minh Thảo, Trưởng Ban Nghiên cứu môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh (CIEM) cho rằng, trở ngại lớn nhất, quan trọng nhất đối với thương mại điện tử tại Việt Nam vẫn là môi trường chính sách pháp luật.
Thậm chí, bà Thảo còn cho rằng đây là một thực tế không chỉ đối với lĩnh vực thương mại điện tử mà còn là trở ngại đối với nhiều lĩnh vực khác. Bởi kể cả có chính sách hỗ trợ đi chăng nữa thì vấn đề thực thi cũng không hề đơn giản. 
Google dự báo quy mô thị trường thương mại điện tử của Việt Nam trong năm 2025 lên tới 57 tỷ USD. Ảnh chụp màn hình.

Quy mô thị trường thương mại điện tử Việt Nam năm 2025 lên tới 57 tỷ USD

Ông Nguyễn Thanh Hưng, Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) cho biết, tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử tại Việt Nam tăng nhanh trong những năm qua.
Cụ thể, quy mô thị trường thương mại điện tử của Việt Nam năm 2015 khoảng 4 tỷ USD, nhưng đến năm 2025, quy mô thị trường được dự báo lên tới 49 tỷ USD, thậm chí, Google còn dự báo, quy mô thị trường thương mại điện tử của Việt Nam trong năm 2025 lên tới 57 tỷ USD.
Mặc dù tăng trưởng khá tích cực, nhưng theo ông Nguyễn Thanh Hưng, thị trường thương mại điện tử của Việt Nam vẫn đối mặt với nhiều trở ngại lớn như: Thanh toán trực tuyến, hoàn tất đơn hàng, thu hút đầu tư nước ngoài, phát triển nguồn nhân lực, chênh lệch khoảng cách tiếp cận thương mại điện tử giữa các địa phương và môi trường chính sách và pháp luật.
Cùng với đó là bên cạnh thói quen dùng tiền mặt thì lòng tin của khách hàng vào các sản phẩm được bán online vẫn còn là một vấn đề đáng lo ngại.

Cần chính sách hoàn chỉnh

Liên quan đến chính sách cho doanh nghiệp hoạt động thương mại điện tử, ông Lê Đức Anh - Giám đốc Trung tâm tin học và công nghệ số, Cục Thương mại điện tử và kinh tế số, Bộ Công Thương cho rằng các chính sách hỗ trợ đối với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại điện tử còn hạn chế.
Nhằm tháo gỡ những vướng mắc về thuế cho doanh nghiệp, thúc đẩy thị trường thương mại điện tử phát triển, ngày 30/10/2022, Chính phủ đã ban hành Nghị định 91/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế.
Nghị định đã đưa ra các điểm sửa đổi chính tập trung vào các nội dung về khai thuế thu nhập cá nhân của tổ chức, cá nhân không phát sinh việc khấu trừ thuế thu nhập cá nhân; trách nhiệm của tổ chức được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam là chủ sở hữu sàn thương mại điện tử trong việc cung cấp thông tin của thương nhân, tổ chức, cá nhân có mua bán hàng hóa dịch vụ trên sàn giao dịch thương mại điện tử cho cơ quan quản lý thuế...
Để thương mại điện tử Việt Nam phát triển bền vững, hiệu quả, các chuyên gia kinh tế cho rằng, Chính phủ cần có những cơ chế thuận lợi cho doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực này. Cùng với đó, hoàn thiện hạ tầng pháp lý hoàn chỉnh, tạo thuận lợi cho thương mại điện tử.
Đặc biệt, giải pháp quan trọng đó là hạn chế sử dụng tiền mặt trong giao dịch điện tử để kích thích thương mại điện tử phát triển, muốn làm được như vậy, giảm chỉ số tiền mặt trên tổng số phương tiện thanh toán, vì hiện chỉ số này tại Việt Nam vẫn chiếm tới 11%.
Nghị định 85/2021/NĐ-CP của Chính phủ ban hành vào năm 2021 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 52/2013/NĐ-CP về thương mại điện tử đã đề cập đến nội dung hỗ trợ doanh nghiệp thương mại điện tử như giảm phạm vi cấp phép cho hoạt động thương mại điện tử.
Nghị định này cũng đưa ra những quy định đối với hàng hoá thương mại điện tử, cách thức quản lý nguồn gốc và truy xuất, các quy định liên quan đến kinh doanh thương mại điện tử…

Nguồn: https://baochinhphu.vn/quy-mo-thuong-mai-dien-tu-viet-nam-co-the-len-den-57-ty-usd-nam-2025-102221031220123412.htm

Còn lại: 1000 ký tự
Giải quyết mối quan hệ giữa thực hành dân chủ và tăng cường pháp chế, bảo đảm kỷ cương xã hội, góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa

​CHG - Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng ta luôn nhất quán quan điểm xây dựng một đất nước dân chủ, kỷ cương và phục vụ nhân dân. Việc giải quyết tốt mối quan hệ giữa thực hành dân chủ và tăng cường pháp chế, bảo đảm kỷ cương xã hội như Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết số 27-NQ/TW, của Hội nghị Trung ương 6 khóa XIII, ngày 9-11-2022, “Về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới” là phương thức thể hiện quan điểm ấy của Đảng.

Xem chi tiết
Kiên định các nguyên tắc xây dựng Đảng - Kinh nghiệm và những vấn đề đặt ra

​CHG - Tổng kết thực tiễn công cuộc đổi mới, Đại hội XIII của Đảng đã khẳng định kiên định các nguyên tắc xây dựng Đảng là một trong “bốn kiên định” thuộc quan điểm chỉ đạo phải quán triệt trong nhận thức và hoạt động thực tiễn. Kiên định các nguyên tắc xây dựng Đảng qua gần 40 năm đổi mới đã giúp Đảng không ngừng nâng cao bản lĩnh, sức chiến đấu, đứng vững trước những biến động nhanh chóng của thời cuộc và đạt được những thành tựu quan trọng trong công tác xây dựng Đảng thời gian qua.

Xem chi tiết
Đánh giá những kết quả đạt được trong thu hút đầu tư tại thành phố Hải Phòng

Đề tài Đánh giá những kết quả đạt được trong thu hút đầu tư tại thành phố Hải Phòng do ThS. Phạm Thị Ngọc Mai (Khoa Tài chính Ngân hàng và Bảo hiểm, Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật công nghiệp) thực hiện.

Xem chi tiết
Tác động của các yếu tố đến xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam: tiếp cận từ mô hình trọng lực

Đề tài Tác động của các yếu tố đến xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam: tiếp cận từ mô hình trọng lực do Lương Thị Minh Thu1 - Bùi Thị Ngọc Tú1 - Phạm Thị Thu Thủy1 - Vũ Quỳnh Trang1 - TS. Nguyễn Thị Thu Hiền2 (1Sinh viên K57F5, Trường Đại học Thương mại - 2Giảng viên, Trường Đại học Thương mại) thực hiện.

Xem chi tiết
Hành vi tiêu dùng bền vững trong hệ sinh thái học tập số dưới góc nhìn của sinh viên

Đề tài Hành vi tiêu dùng bền vững trong hệ sinh thái học tập số dưới góc nhìn của sinh viên do TS. Nguyễn Ngọc Trang 1- CN Trần Trung Tín1 - CN Hoàng Sơn Hiếu1 - TS. Lê Ngọc Nương2 (1Viện Khoa học Xã hội Liên ngành - Trường Đại học Nguyễn Tất Thành - 2Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh, Đại học Thái Nguyên) thực hiện.

Xem chi tiết
2
2
2
3