TP.HCM: Khu "tứ giác vàng" đang nhanh chóng hoàn tất hồ sơ đấu thầu để triển khai dự án


(CHG) - Sở Kế hoạch và Đầu tư Tp.HCM vừa cho biết, Dự án tứ giác Nguyễn Cư Trinh (còn gọi là Khu Mả Lạng) hiện đang được gấp rút hoàn tất thủ tục mở đấu thầu, để tìm kiếm nhà đầu tư chiến lược và đủ năng lực để triển khai xây dựng.
Cụ thể, tại Hội nghị kiểm tra kế hoạch và triển khai nhiệm vụ năm 2024 của một số quận, huyện trên địa bàn Tp.HCM hôm 2/3 do Chủ tịch UBND Tp.HCM  - Phan Văn Mãi chủ trì, Giám đốc Sở KH&ĐT Tp.HCM -  Bà Lê Thị Huỳnh Mai cho biết, Tp.HCM đang thực hiện công tác đấu thầu để tìm nhà đầu tư cho Dự án khu Mả Lạng.
QH khu mả lạng
Khu Mả Lạng đã từng được Quy hoạch nhưng vẫn bị "treo" trong suốt 20 năm qua 
Bà Mai cũng cho biết thêm, vừa qua Chính phủ đã ban hành Nghị định 23/2024 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án thuộc trường hợp phải tổ chức đấu thầu theo quy định của pháp luật quản lý ngành, lĩnh vực liên quan đến công tác đấu thầu.
Do đó, “Sở KH&ĐT sẽ phối hợp với các sở ngành, đơn vị liên quan để sớm triển khai công tác đầu thầu để đưa vào đầu tư, chỉnh trang khu vực này”.
Báo cáo với Chủ tịch UBND Tp.HCM, bà Hoàng Thị Tố Nga - Phó bí thư quận 1 cũng cho biết, Dự án Khu Mả Lạng đã có chủ trương đầu tư từ 20 năm trước nhưng do là một dự án phức tạp, có nhiều vướng mắc nên đến nay dự án vẫn chưa được triển khai.
Cũng theo bà Hoàng Thị Tố Nga, hiện nay người dân khu vực này cũng đang gặp rất nhiều khó khăn về việc ổn định cuộc sống. Do đó, UBND quận 1 kiến nghị UBND Tp.HCM tiếp tục quan tâm, hỗ trợ trong việc hoàn tất thủ tục kêu gọi nhà đầu tư có chiến lược và đủ năng lực thực hiện đầu tư dự án, để dự án được sớm triển khai như kế hoạch.
Được biết Khu tứ giác Nguyễn Cư Trinh, còn gọi là khu Mả Lạng, được giới hạn bởi các tuyến đường Nguyễn Cư Trinh - Trần Đình Xu - Nguyễn Trãi - Cống Quỳnh, quận 1.
Năm 2000, Tp.HCM có chủ trương giải tỏa khu Mả Lạng với tổng diện tích 6,8 ha nhằm chỉnh trang đô thị và giao Tổng công ty Địa ốc Sài Gòn triển khai, nhưng không làm được.
Khu Mả Lạng nhìn từ google
Khu Mả Lạng nằm ngay khu vực "tứ giác vàng" của Tp.HCM nhưng hiện nay vẫn chỉ là những mái nhà tôn cũ sập xệ
Năm 2007, dự án được chuyển cho Tập đoàn Bitexco để thực hiện khu phức hợp khách sạn, cao ốc văn phòng, trung tâm thương mại. Tổng số nhà phải giải tỏa là 1.424 căn. Dự kiến việc di dời, tái định cư bắt đầu từ tháng 6/2018.
Đến tháng 3-2023, Ban Cán sự đảng UBND Tp.HCM đã có kết luận về việc thu hồi, chấm dứt chủ trương đầu tư do "không có cơ sở xem xét đề xuất tiếp tục thực hiện" và Dự án tiếp tục bị treo đến nay.
Sau khi dự án được thu hồi, Sở KH&ĐT được giao tham mưu UBND TP thành lập tổ công tác rà soát thực hiện dự án này và dự án khu tam giác Trần Hưng Đạo - Phạm Ngũ Lão - Nguyễn Thái Học.
Tổ công tác khẩn trương làm việc, đề xuất UBND TP về phương thức thực hiện dự án trong quý II-2023, đảm bảo khả thi, đúng quy định pháp luật và phù hợp với tình hình thực tế, đảm bảo tối đa quyền lợi của người dân.
Chia sẻ với phóng viên, một người dân khu vực này cho biết, khu này trước năm 1975 là nghĩa địa, sau năm 1979 khu vực được giải tỏa và nhiều người tìm về sinh sống. Dân trong khu vực này đều là lao động phổ thông nên cuộc sống đa phần khó khăn. Trong khu vực có hơn 530 nhà dưới 20 m2, chủ yếu là siêu nhỏ, xuống cấp.
Trông chờ chủ trương xây dựng của TP, mà 20 năm qua chúng tôi gặp nhiều khó khăn trong việc ổn định cuộc sống, nhà dột nát nhưng muốn xây, muốn sửa lại cũng khó vì đang vướng vào quy hoạch treo.
“Chúng tôi mong muốn Thành phố sớm tìm được nhà đầu tư” - người này cho hay. Đồng thời, ông cũng mong muốn Thành phố có chính sách bồi thường thỏa đáng, để người dân có điều kiện ổn định với nơi ở mới”.
Còn lại: 1000 ký tự
Khắc phục "khoảng trống" pháp lý trong xử lý tội sản xuất, buôn bán hàng giả

(CHG) TS. Nguyễn Thanh Mai, Trưởng bộ môn Kỹ năng tham gia giải quyết vụ án hình sự, Học viện Tư pháp, đã có những phân tích sâu sắc về hành vi khách quan của tội sản xuất, buôn bán hàng giả, cũng như những “vùng trống” pháp lý còn tồn tại trong Bộ luật Hình sự hiện hành.

Xem chi tiết
Tạp chí Điện tử Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại tổ chức buổi gặp mặt nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam

(CHG) Ngày 21/6/2025, tại Hà Nội, Tạp chí điện tử Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại (CHG) đã tổ chức buổi gặp mặt thân mật nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam. Đây là dịp để tri ân, ôn lại truyền thống vẻ vang của nền báo chí cách mạng, đồng thời khẳng định vai trò, sứ mệnh và trách nhiệm xã hội của Tạp chí trong công cuộc phòng, chống hàng giả, gian lận thương mại và buôn lậu trong thời kỳ mới.

Xem chi tiết
100 năm Báo chí cách mạng Việt Nam, từ ngọn đèn nhỏ đến ngọn lửa thời đại

(CHG) Ngày 21/6/1925, tờ báo Thanh Niên do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc sáng lập đã chính thức ra đời, đánh dấu sự khai sinh của nền báo chí cách mạng Việt Nam. Từ đó đến nay, 100 năm đã trôi qua, một thế kỷ của bản lĩnh, dấn thân, sáng tạo và đồng hành cùng dân tộc. Nhìn lại chặng đường vẻ vang ấy, chúng ta không chỉ tri ân những người làm báo qua các thời kỳ mà còn thấy rõ vai trò của báo chí trong việc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và chấn hưng đất nước trong thời kỳ mới.

Xem chi tiết
Báo chí cách mạng, ngòi bút kiên cường trên mặt trận chống hàng giả, gian lận thương mại

(CHG) Năm 2025 đánh dấu một cột mốc lịch sử đặc biệt: tròn 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam. Trên hành trình một thế kỷ đồng hành cùng sự nghiệp cách mạng, phát triển và bảo vệ Tổ quốc, báo chí cách mạng Việt Nam không chỉ là “vũ khí tư tưởng” sắc bén, mà còn là tuyến đầu trong nhiều cuộc đấu tranh không tiếng súng. Đặc biệt, trong bối cảnh hàng giả, hàng nhái, gian lận thương mại và buôn lậu ngày càng tinh vi, báo chí tiếp tục phát huy vai trò tiên phong, trở thành cánh tay nối dài của các lực lượng chức năng, cùng xã hội xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh, bảo vệ quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng.

Xem chi tiết
“Tiền phạt như một phần chi phí kinh doanh”, báo động về tư duy làm ăn phi pháp

(CHG) Tại buổi họp báo về tình hình kinh tế, xã hội TP HCM chiều 5/6/2025, câu phát biểu ngắn gọn nhưng đầy trăn trở của ông Nguyễn Quang Huy, Chi cục phó Quản lý thị trường TP HCM đã gây chú ý mạnh mẽ trong dư luận: “Nhiều tiểu thương coi tiền phạt như một phần chi phí kinh doanh”.

Xem chi tiết
2
2
2
3