​Khẩn trương triển khai gói tín dụng 120.000 tỷ đồng cho nhà ở xã hội


(CHG) Sáng 24/5, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà có cuộc làm việc với lãnh đạo Bộ Xây dựng, Ngân hàng Nhà nước, Văn phòng Chính phủ… về tiến độ triển khai gói tín dụng ưu đãi 120.000 tỷ đồng cho chủ đầu tư và người mua nhà ở các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu các địa phương đẩy nhanh công tác lập quy hoạch, bố trí quỹ đất xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở công nhân - Ảnh: VGP/Minh Khôi

Theo báo cáo của Bộ Xây dựng, về đối tượng của gói tín dụng 120.000 tỷ đồng, hiện nay có khoảng 100 dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân (tại 36 địa phương) đã được cấp phép xây dựng, triển khai đầu tư xây dựng với tổng số 85.662 căn hộ, tổng mức đầu tư khoảng 70.000 tỷ đồng. Các địa phương có 7 dự án cải tạo, xây dựng lại chung cư (tại 4 địa phương) với nhu cầu vốn vay khoảng 4.130 tỷ đồng.
Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị cho biết ngoài các dự án trên, tỉnh Bắc Giang đã công bố 12 dự án đủ điều kiện vay vốn. Một số địa phương như Hà Nội, Bình Dương, Đồng Nai đang tích cực triển khai các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân. Riêng tại Hà Nội, hiện đã có hơn 4.000 căn hộ nhà ở xã hội được đưa ra thị trường và khoảng 40 dự án đang triển khai.
Trong tháng 4/2023, Bộ Xây dựng và Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã khẩn trương hướng dẫn, đôn đốc thực hiện, giảm bớt thủ tục, rút ngắn thời gian thẩm định hồ sơ để doanh nghiệp sớm tiếp cận nguồn vốn vay.
Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng cho biết gói tín dụng 120.000 tỷ đồng được huy động từ nguồn vốn của 4 ngân hàng thương mại Nhà nước với lãi suất giảm 2%/năm so với lãi suất thương mại; thời hạn giải ngân đến hết năm 2030.
Phân tích về nguyên nhân khiến gói tín dụng 120.000 tỷ đồng vẫn chưa giải ngân được, Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Trần Văn Sơn cho rằng nhu cầu về nhà ở xã hội rất lớn nhưng trong quá trình triển khai vẫn còn không ít vướng mắc về bố trí quỹ đất; thiếu quy hoạch phát triển nhà ở xã hội ở địa phương; quy trình miễn tiền sử dụng đất cho dự án nhà ở xã hội phức tạo, thời gian kéo dài; thủ tục điều kiện để được mua nhà ở xã hội… Vì vậy, một số doanh nghiệp đang chờ đợi Luật Nhà ở (sửa đổi) có hiệu lực với quy trình, thủ tục thông thoáng hơn.
Bên cạnh đó, do các văn bản hướng dẫn mới được ban hành (trong tháng 4/2023) nên các địa phương vẫn đang thực hiện lập danh mục dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân và những đối tượng đủ điều kiện vay vốn.
Các ý kiến tại cuộc họp cũng kiến nghị bổ sung đối tượng được vay ưu đãi là chủ đầu tư các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân dưới dạng cho thuê, thuê mua; kéo dài thời gian hỗ trợ lãi suất ưu đãi cho người mua nhà, chủ đầu tư; đơn giản hoá thủ tục miễn tiền sử dụng đất cho dự án nhà ở xã hội…

Phó Thủ tướng giao NHNN và Bộ Xây dựng nghiên cứu, đề xuất phương án, thời gian hỗ trợ lãi suất phù hợp cho các chủ đầu tư, người mua nhà đủ điều kiện vay vốn từ gói tín dụng 120.000 tỷ đồng - Ảnh: VGP/Minh Khôi

Gói tín dụng 120.000 tỷ đồng không phải để "giải cứu" thị trường bất động sản
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh việc triển khai gói tín dụng 120.000 tỷ đồng không phải để "giải cứu" thị trường bất động sản mà là góp phần thực hiện Đề án "Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021 - 2030".
Hiện nay, hầu hết các vướng mắc về quy trình, thủ tục thực hiện dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, điều kiện để được mua nhà ở xã hội, nhà ở công nhân đang được sửa đổi, bổ sung trong Luật Nhà ở, Luật Đất đai và cơ bản được tháo gỡ toàn bộ sau khi các luật này có hiệu lực.
Trước mắt, các địa phương cần đẩy nhanh việc lập quy hoạch, bố trí quỹ đất xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở công nhân tại các vị trí phù hợp, thuận tiện, có quy mô lớn, đầy đủ hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, nhất là tại những thành phố lớn như Hà Nội, TPHCM, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ... Bộ Xây dựng hướng dẫn các địa phương báo cáo định kỳ hằng tháng về tiến độ triển khai thực hiện gói tín dụng 120.000 tỷ đồng.
NHNN và Bộ Xây dựng nghiên cứu, đề xuất phương án, thời gian hỗ trợ lãi suất phù hợp cho các chủ đầu tư, người mua nhà đủ điều kiện vay vốn từ gói tín dụng 120.000 tỷ đồng.

 

Nguồn: https://baochinhphu.vn/khan-truong-trien-khai-goi-tin-dung-120000-ty-dong-cho-nha-o-xa-hoi-102230524144812182.htm

Còn lại: 1000 ký tự
Thực trạng áp dụng pháp luật về M&A ở một số quốc gia trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Bài nghiên cứu "Thực trạng áp dụng pháp luật về M&A ở một số quốc gia trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam" do ThS. PHẠM NGỌC ANH (Khoa Luật, Trường Đại học Ngoại ngữ - Tin học TP. Hồ Chí Minh) thực hiện.

Xem chi tiết
Chuyển đổi số trong kinh doanh: cơ hội, thách thức và mô hình đề xuất

Đề tài Chuyển đổi số trong kinh doanh: cơ hội, thách thức và mô hình đề xuất do TS. Nguyễn Nhật Tân (Khoa Quản trị Kinh doanh – Trường Đại học Ngoại ngữ Tin học TP.HCM) thực hiện.

Xem chi tiết
Năng lượng tái tạo và định hướng phát triển cho Việt Nam

Đề tài Năng lượng tái tạo và định hướng phát triển cho Việt Nam do TS. Nguyễn Thanh Huyền (Phó trưởng Khoa Thương mại điện tử và Kinh tế số, Đại học Đại Nam) - TS. Ngô Thị Quyên (Trưởng bộ môn Tài chính Ngân hàng - Khoa Kinh tế quản lý, Đại học Thăng Long) thực hiện.

Xem chi tiết
Hãy cùng nhau kề vai, sát cánh xây dựng Việt Nam ngày càng hùng cường, thịnh vượng

Chúng ta tin tưởng và tự hào rằng, những trang sử hào hùng, vẻ vang của dân tộc ta với tinh thần Điện Biên Phủ bất diệt, những khó khăn được tháo gỡ, những thách thức sẽ vượt qua để viết tiếp những bản hùng ca chiến thắng.

Xem chi tiết
Khám phá các nhân tố thúc đẩy hành vi chia sẻ tri thức trong sinh viên ngành Kinh tế trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

Đề tài Khám phá các nhân tố thúc đẩy hành vi chia sẻ tri thức trong sinh viên ngành Kinh tế trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh do TS. Nguyễn Thị Hồng Nguyệt - ThS. Nguyễn Thị Bích Duyên - ThS. Lê Quang Huề (Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh) thực hiện.

Xem chi tiết
2
2
2
3