Nghi vấn chuỗi siêu thị Nhật Bản TOMIBUN kinh doanh hàng hoá không rõ nguồn gốc xuất xứ


(CHG) Hiện nay, hàng hoá nước ngoài khi được nhập khẩu và sử dụng tại Việt Nam thì trên sản phẩm sẽ phải có ít nhất 2 loại nhãn, bao gồm nhãn gốc mang tiếng nước sản xuất và nhãn phụ tiếng Việt được dịch đầy đủ thông tin từ nhãn gốc.
Theo đó, tại khoản 4 Điều 3 Nghị định 43/2017/NĐ-CP quy định: Nhãn phụ là nhãn thể hiện những nội dung bắt buộc được dịch từ nhãn gốc của hàng hoá bằng tiếng nước ngoài ra tiếng Việt và bổ sung những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt theo quy định của pháp luật Việt Nam mà nhãn gốc của hàng hoá còn thiếu. Nội dung ghi trên nhãn phụ là nội dung dịch nguyên ra tiếng Việt từ các nội dung bắt buộc ghi trên nhãn gốc và bổ sung các nội dung bắt buộc khác còn thiếu theo tính chất của hàng hoá.
Vừa qua, Tổng đài Chống hàng giả (thuộc Quỹ chống hàng giả) nhận được thông tin của người tiêu dùng về việc: Chuỗi siêu thị TOMIBUN đang kinh doanh hàng hoá không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không tem nhãn phụ tiếng Việt. Ngay lập tức, Quỹ chống hàng giả đã chuyển thông tin đến Tạp chí Điện tử Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại (CHG).
Phóng viên Tạp chí CHG đã tiến hành khảo sát và ghi nhận thông tin mà người tiêu dùng cung cấp là có cơ sở.
Được biết, chuỗi siêu thị Nhật Bản TOMIBUN thuộc công ty TNHH TOMIBUN VIỆT NAM có địa chỉ trụ sở tại tầng 1, toà nhà DMC, số 535 Kim Mã, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội; ngành hàng mà TOMIBUN hiện kinh doanh chủ yếu, bao gồm: Tomibun Super Market, Tomibun Mini Mart (Kinh doanh hàng tiêu dùng thiết yếu) và Tomibun Drug Store (Cửa hàng dược mỹ phẩm).
Tomibun Super Market địa chỉ: 535 Kim Mã, Ngọc Khánh,  Ba Đình
Ghi nhận tại Tomibun Super Market địa chỉ: 535 Kim Mã, phường Ngọc Khánh, quận Ba Đình và  tầng 1 toà nhà 110 Linh Lang ; Tomibun Drug Store địa chỉ:  tầng 2 toà nhà 110 Linh Lang, phường Cống Vị, quận Ba Đình, PV nhận thấy: tại 2 cơ sở này đang kinh doanh đồ tiêu dùng thiết yếu (thực phẩm tươi, thực phẩm khô, đồ gia dụng); thực phẩm chức năng, hoá mỹ phẩm,… tuy nhiên nhiều hàng hoá bày bán tại đây lại chỉ có chữ nước ngoài mà không hề có nhãn phụ tiếng Việt theo quy định của pháp luật. Điều này gây khó khăn cho người tiêu dùng tìm hiểu thông tin về: nguồn gốc, công dụng, thành phần, cách dùng, cảnh báo.. của sản phẩm.
Dưới đây là 1 số hình ảnh Pv ghi nhận tại Tomibun Super Market địa chỉ: 535 Kim Mã, Ngọc Khánh,  Ba Đình
Phô mai Paysan Breton có giá 116.000 đồng.
Rong biển tươi tẩm vị có giá 120.000 đồng.
Trứng cá hồi.
Thuốc nhỏ mắt có giá 86.000 đồng.
Kẹo milky.
Dung dịch vệ sinh phụ nữ có giá 175.000 đồng.
Kem đánh răng White & White.
Tại Tomibun Super Market địa chỉ tầng 1 toà nhà 110 Linh Lang, Pv cũng ghi nhận tình trạng tương tự:
Tiêu, súp, thực phẩm lạnh,… không hề có nhãn phụ tiếng Việt theo quy định tại Tomibun Super Market địa chỉ tầng 1 toà nhà 110 Linh Lang.
Nằm trong chuỗi siêu thị TOMIBUN, cửa hàng Tomibun Drug Store (Cửa hàng dược mỹ phẩm)  ở địa chỉ: tầng 2 toà nhà 110 Linh Lang, phường Cống Vị, quận Ba Đình, hiện đang kinh doanh hoá – mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, thuốc, sản phẩm mẹ & bé,… và được giới thiệu là “Cửa hàng dược – mỹ phẩm nội địa Nhật lớn nhất Hà Nội”. Tuy nhiên, một số hàng hoá bày bán tại đây lại đang không tuân thủ theo quy định của Pháp luật, không dán nhãn phụ tiếng Việt mà chỉ có chữ nước ngoài.
Muối tắm, Dung dịnh vspn không nhãn phụ tiếng Việt bày bán tại Tomibun Drug Store địa chỉ tầng 2 toà nhà 110 Linh Lang.
Vậy, với những sản phẩm được dùng trực tiếp lên cơ thể mà thông tin sản phẩm ( công dụng, thành phần, hạn sử dụng, phản ứng khi sử dụng,… ) không được rõ ràng như thế này thì sức khoẻ cho người sử dụng có được đảm bảo hay không? Và hàng hoá mà hệ thống siêu thị TOMIBUN đang kinh doanh đã đảm bảo đúng theo quy định của pháp luật hay chưa? 
Trong quá trình thực hiện khảo sát, phóng viên của Tạp chí CHG đã liên hệ với hệ thống siêu thị TOMIBUN, thế nhưng đến nay đơn vị trên vẫn chưa có thông tin phản hồi.
Ý kiến của Ông Hồ Quang Thái, Phó chủ tịch Quỹ Chống hàng giả, nguyên Phó Chánh Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 Quốc Gia về vấn đề trên, ông Thái cho biết:

“Trách nhiệm hành chính của tổ chức, cá nhân trong việc sản xuất, nhập khẩu, buôn bán hàng hóa được quy định rất cụ thể tại các văn bản quản lý nhà nước. Khi tham gia vào thị trường, nếu tổ chức, cá nhân vi phạm đều phải bị xử lý theo các chế tài đã được pháp luật quy định.
Đối với các dấu hiệu vi phạm của Chuỗi siêu thị TOMIBUN được phóng viên Tạp chí điện tử Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại mô tả như trên cho thấy: Việc Chuỗi siêu thị TOMIBUN kinh doanh sản phẩm hàng hóa không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam, có dấu hiệu: kinh doanh hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ; không rõ chất lượng; kinh doanh hàng hóa trôi nổi… là hành vi vi phạm hành chính, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của người tiêu dùng. Đối với các sản phẩm là thực phẩm còn gây nguy cơ rất cao ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng khi đối tượng sử dụng phần lớn là trẻ em và người đang mang thai.
Để quản lý Nhà nước trong lĩnh vực này, tại Nghị định 43/2017/NĐ-CP, ngày 14 tháng 4 năm 2017 được sửa đổi bổ sung tại Nghị định 111/2021/NĐ-CP, ngày 09 tháng 12 năm 2022 quy định về nhãn hàng hóa, có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 02 năm 2022. Theo đó, một số quy định về nhãn hàng hóa như sau:
1. Lương thực
a) Định lượng;
b) Ngày sản xuất;
c) Hạn sử dụng;
d) Thông tin cảnh báo (nếu có).
2. Thực phẩm
a) Định lượng;
b) Ngày sản xuất;
c) Hạn sử dụng;
d) Thành phần hoặc thành phần định lượng; thành phần dinh dưỡng, giá trị dinh dưỡng (nếu có);
Nội dung, cách ghi thành phần dinh dưỡng, giá trị dinh dưỡng và lộ trình thực hiện theo hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Y tế;
đ) Thông tin cảnh báo;
e) Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản.
3.Thực phẩm bảo vệ sức khỏe
a) Định lượng;
b) Ngày sản xuất;
c) Hạn sử dụng;
d) Thành phần, thành phần định lượng (không áp dụng ghi thành phần định lượng đối với phụ gia thực phẩm và phụ liệu) hoặc giá trị dinh dưỡng;
đ) Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản: Công dụng, đối tượng sử dụng, cách dùng;
e) Công bố khuyến cáo về nguy cơ (nếu có);
g) Ghi cụm từ: “Thực phẩm bảo vệ sức khỏe”;
h) Ghi cụm từ: “Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh”.
Mức xử phạt VPHC đối với lỗi vi phạm về nhãn hàng hóa có thể lên đến 120.000.000 đồng. Trong một số trường hợp vi phạm cụ thể còn bị tịch thu hàng hóa có nhãn vi phạm có liên quan đến chủ quyền quốc gia, an ninh chính trị, thuần phong mỹ tục; bị tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề; ngoài ra còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả như: buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc buộc tái xuất đối với hàng hóa nhập khẩu; buộc thu hồi hàng hóa và buộc ghi nhãn hàng hóa đúng quy định trước khi tiếp tục lưu thông; buộc thu hồi và tiêu hủy nhãn hàng hóa vi phạm.

Ngoài hành vi vi phạm quy chế ghi nhãn hàng hóa, cơ sở kinh doanh còn vi phạm: kinh doanh hàng hóa nhập lậu được quy định tại Nghị định 98/2020/ NĐ-CP ngày 26/8/2020 với mức xử phạt VPHC có thể lên đến 200.000.000 đồng và  tịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm / buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại, hàng hóa không bảo đảm an toàn sử dụng / buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm”.
Còn lại: 1000 ký tự
Hải Hà: Khởi sắc sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp

(CHG) Từ đầu năm đến nay, kinh tế của huyện tiếp tục tăng trưởng trên tất cả các lĩnh vực, trong đó giá trị sản xuất ngành công nghiệp - xây dựng tăng 29,4%, góp phần vào mục tiêu phấn đấu đến năm 2025 trở thành huyện công nghiệp - dịch vụ.

Xem chi tiết
Hội tụ về Quảng Ninh, lan tỏa từ Quảng Ninh

​(CHG) “Quảng Ninh hội tụ và lan toả” đã trở thành chỉ dẫn để sau hơn 1 thập kỷ Quảng Ninh vươn lên, đã và đang trở thành một trong những tỉnh đi đầu trong công cuộc đổi mới sáng tạo của vùng đồng bằng Bắc Bộ, một cực tăng trưởng của khu vực phía Bắc.

Xem chi tiết
Trao tặng Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh cho ngư dân dũng cảm cứu người bị nạn trên biển do giông lốc

(CHG) Ngày 7/5, thừa uỷ quyền của UBND tỉnh, UBND huyện Cô Tô đã tổ chức trao thưởng đột xuất Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh cho 01 ngư dân có hành động dũng cảm cứu người bị nạn trên biển do giông lốc xảy ra vào đêm ngày 20/4/2024.

Xem chi tiết
Quảng Ninh hướng tới thành trung tâm du lịch quốc tế và kinh tế

​(CHG) Mục tiêu đến năm 2050, Quảng Ninh trở thành một trong những trung tâm du lịch kết nối toàn cầu, điểm đến hàng đầu thế giới dựa trên định vị thương hiệu vịnh Hạ Long - vịnh Bái Tử Long là thiên đường cảnh quan và sự phát triển hài hòa giữa các hệ sinh thái kinh tế - xã hội - môi trường với chất lượng cuộc sống của người dân và môi sinh đạt chuẩn quốc tế.

Xem chi tiết
Công bố Chỉ số Cải cách hành chính năm 2023: Quảng Ninh tiếp tục đứng đầu

(CHG) Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính (SIPAS) năm 2023 trung bình cả nước là 82,66%, tăng 2,58% so với năm 2022 (80,08%). Tỉnh cao nhất là Quảng Ninh, đạt 90,61%, tỉnh thấp nhất là Bắc Cạn, đạt 75,03%..

Xem chi tiết
2
2
2
3