Sản phẩm CỐT XÔNG RỬA có đủ điều kiện để lưu hành?


(CHG) Thời gian qua, trên thị trường xuất hiện sản phẩm viên đặt phụ khoa Tiêu Viêm Nữ đang được chị em phụ nữ rất tin dùng. Tuy nhiên, khi người tiêu dùng mua sản phẩm trên, đơn vị cung cấp thường bán kèm sản phẩm Cốt Xông Rửa- một sản phẩm có dấu hiệu chưa đủ điều kiện lưu hành trên thị trường, gây hoang mang cho người sử dụng.

Nói đến các sản phẩm thuộc danh mục trang thiết bị y tế, người tiêu dùng thường nghĩ ngay đến những sản phẩm liên quan đến việc hỗ trợ điều trị một số bệnh lý, vì vậy, việc minh bạch thông tin trên mỗi sản phẩm là vô cùng quan trọng. Điều đó, không chỉ giúp cho người sử dụng hiểu rõ về các thành phần, công dụng của sản phẩm. Ngoài ra, việc ghi trên nhãn về địa chỉ của thương nhân chịu trách nhiệm sản phẩm, cũng như số công bố chất lượng của sản phẩm, giúp cho người tiêu dùng dễ dàng tra cứu thông tin của sản phẩm, nhất là giấy phép lưu hành.



Tại tầng 12, tòa nhà văn phóng Nam Cường, phường La Khê, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, không có trụ sở của đơn vị phân phối sản phẩm Tiêu Viêm Nữ- Công ty Cổ phần dược phẩm quốc tế Hoàng Sơn.

Quy định của pháp luật là vậy, thế nhưng thời gian qua, người tiêu dùng thường xuyên thông tin tới Quỹ Chống hàng giả: khi mua sản phẩm Tiêu Viêm Nữ (trên nhãn của sản phẩm ghi: Sản xuất và đăng ký bởi địa điểm kinh doanh: Công ty Cổ phần Dược phẩm Quốc tế Hoàng Sơn, có địa chỉ NO22-LK791, khu Bờ Hội, phường La Khê, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam; sản phẩm được phân phối bởi: Công ty Cổ phần Dược phẩm Quốc tế Hoàng Sơn có địa chỉ tại Tầng 12, tòa nhà văn phóng Nam Cường, phường La Khê, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội), thường nhận một sản phẩm đi kèm có tên Cốt Xông Rửa, có dấu hiệu chưa đủ điều kiện lưu hành trên thị trường. Quỹ Chống hàng giả đã bàn giao thông tin trên cho Tạp chí điện tử Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại (CHG).
Quan sát thực tế trên nhãn hàng hóa do người tiêu dùng cung cấp, sản phẩm Tiêu Viêm Nữ có mã số HS1402; số tiêu chuẩn: TCCS01:2022/DHS; số đăng ký 220000383/PCBB-HN; sản xuất, đăng ký và phân phối là Công ty Cổ phần dược phẩm quốc tế Hoàng sơn, với hai địa chỉ như người tiêu dùng đã thông tin.

Sản phẩm có tên thương mại Cốt Xông Rửa, trên nhãn hàng hóa không có thành phần; thông tin cảnh báo; đơn vị sản xuất; đơn vị chịu trách nhiệm về hàng hóa; số đăng ký sản phẩm...

Tuy nhiên, với sản phẩm bán kèm có tên thương mại Cốt Xông Rửa, trên nhãn sản phẩm chỉ ghi vẻn vẹn vài dòng liên quan đến việc “Hỗ trợ điều trị”; “Lưu ý sử dụng”; “Hướng dẫn sử dụng”. Dòng chữ ghi ngày sản xuất và hạn sử được viết tắt bằng các ký tự tiếng nước ngoài (Lot: 05/04/2023; MFG: 05/04/2023; EXP: 04/04/2026).
Nhằm khách quan, đa chiều cho việc đưa thông tin về sản phẩm, phóng viên đã nhiều lần liên hệ tới hotline ghi trên nhãn sản phẩm Tiêu Viêm Nữ, thế nhưng số máy trên luôn ở tình trạng không liên lạc được. Tìm tới địa chỉ của đơn vị phân phối sản phẩm: Công ty Cổ phần dược phẩm Hoàng Sơn (Tầng 12, tòa nhà văn phòng Nam Cường, phường La Khê, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội), nhân viên lễ tân của tòa nhà nhà cho biết: “Trước đây Công ty Hoàng Sơn có thuê ở đây, thế nhưng họ đã chuyển đi được hơn 1 năm rồi”.
Việc sản phẩm Tiêu Viêm Nữ bán kèm sản phẩm có tên thương mại Cốt Xông Rửa, trên nhãn hàng hóa không có thành phần; thông tin cảnh báo; đơn vị sản xuất; đơn vị chịu trách nhiệm về hàng hóa; số đăng ký sản phẩm... là có dấu hiệu vi phạm các quy định của pháp luật trong việc ghi nhãn hàng hóa trước khi lưu thông ra thị trường (kể cả hàng hóa đó là hàng khuyến mại tặng kèm). Nhất là đối với những sản phẩm liên quan đến sức khỏe người tiêu dùng. Vì thế, người tiêu dùng nghi ngờ sản phẩm trên chưa được cấp phép lưu hành là hoàn toàn có căn cứ. Nhằm bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng, Tạp chí CHG mong các cơ quan chức năng sớm vào cuộc.

Trao đổi với ông Hồ Trường Giang, Phó viện trưởng Viện Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại về vấn đề trên, ông Giang cho rằng:
“Việc sử dụng các sản phẩm thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe, nhất là những sản phẩm thuộc danh mục trang thiết bị y tế mà không rõ ràng về nguồn gốc xuất xứ và thành phần, đặc biệt là các loại dùng để xông chữa viêm phụ khoa có thể mang lại nhiều tác hại cho sức khỏe người sử dụng. Các sản phẩm này thường chứa các hóa chất mạnh, như formaldehyde và chlorhexidine, có thể gây kích ứng và dẫn đến việc mất cân bằng vi khuẩn tự nhiên trong khu vực nhạy cảm.
Việc sử dụng thuốc xông chữa không kiểm soát, chưa được đăng ký với cơ quan chức năng, nếu chứa những thành phần có hại cho sức khỏe người sử dụng (nhất là với sản phẩm phụ khoa), có thể làm suy giảm sức đề kháng của niêm mạc, tăng nguy cơ nhiễm trùng và gây ra các vấn đề nghiêm trọng như viêm nang lông và viêm nhiễm phần sinh dục ngoài.
Bên cạnh những vấn đề đã nêu, nhiều sản phẩm dùng để xông nhằm hỗ trợ điều trị một số bệnh phụ khoa có chứa các thành phần có thể làm thay đổi PH của âm đạo, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh. Điều này có thể dẫn đến các vấn đề về sức khỏe sinh sản, kích thích sự tăng trưởng của vi khuẩn có hại, và gây ra mùi khó chịu... ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý người sử dụng"

 

Còn lại: 1000 ký tự
Bình Dương: Triệt phá đường dây sản xuất sữa giả trị giá hàng chục tỷ đồng

(CHG) Hôm 22/1, lực lượng chức năng tỉnh Bình Dương đã phối hợp với Công An Tp.HCM đã triệt phá một cơ sở sản xuất sữa bột giả các thương hiệu nước ngoài, thu lợi bất chính hàng tỷ đồng.

Xem chi tiết
Cà Mau: Khai mạc toạ đàm khoa học “Pháp luật về an toàn vệ sinh thực phẩm”

Hôm 17/11, đánh giá tầm quan trọng trong công tác bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) cho người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh là cần thiết, UBND tỉnh Cà Mau phối hợp cùng Viện IMRIC đã tổ chức buổi tọa đàm khoa học với chủ đề “Pháp luật về an toàn vệ sinh thực phẩm”.

Xem chi tiết
Bánh mì Phượng bị phạt 110 triệu đồng, đình chỉ hoạt động 3-5 tháng

Chiều 27/9, ông Dương Đạt, Chánh Thanh tra Sở Y tế tỉnh Quảng Nam cho biết: Cơ sở bánh mì Phượng ở Hội An đã vi phạm 5 quy định trong vệ sinh an toàn thực phẩm, làm 313 người bị ngộ độc thực phẩm. Qua đó, bánh mì Phượng phạt tiền hơn 110 triệu đồng, bị đình chỉ hoạt động từ 3 đến 5 tháng.

Xem chi tiết
Thêm 2 vụ ngộ độc sau khi ăn món cá ủ chua

(CHG) Thông tin từ Sở Y tế tỉnh Quảng Nam cho hay, trên địa bàn tỉnh vừa xảy ra 2 vụ ngộ độc thực phẩm (NĐTP) liên quan đến người dân thôn 2 và thôn 4, xã Phước Chánh, huyện Phước Sơn.

Xem chi tiết
​TPHCM tăng cường biện pháp xử lý các cơ sở dịch vụ thẩm mỹ “chui”

(CHG) Sở Y tế TP Hồ Chí Minh vừa tổ chức cuộc họp với Phòng nghiệp vụ Công an TP Hồ Chí Minh, các sở ngành và UBND quận, huyện, TP Thủ Đức thống nhất các giải pháp nhằm tăng tính chủ động và hiệu quả hơn nữa trong công tác quản lý nhà nước đối với các cơ sở cung cấp dịch vụ thẩm mỹ trên địa bàn thành phố.

Xem chi tiết
2
2
2
3